Đông Y: Điều trị viêm phổi Vũ Hán cũng cần có đối sách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lịch sử Trung Quốc đã nhiều lần trải qua ôn dịch và Trung Y tất nhiên đóng một vai trò rất quan trọng. Đối với viêm phổi Vũ Hán, Trung Y ứng phó như thế nào?

Ông Hoàng Kiến Vinh là Chủ tịch Hiệp hội Trung Y Đài Bắc. Theo trả lời phỏng vấn với NTD, ông Vinh cho trị liệu của Trung Y đối với dịch viêm phổi Vũ cũng cần phải căn cứ theo quá trình tiến triển của bệnh, phân ra từng giai đoạn mà dùng thuốc.

Viêm phổi Vũ Hán cũng thuộc loại ôn dịch. Về ôn dịch thì lịch sử ghi chép lại cũng có nhiều đợt. Ví dụ từng có một đại ôn dịch đã từng xảy ra vào cuối triều Đông Hán.

Trong cuốn Thương hàn luận của Thánh Y Trương Trọng Cảnh: Vào thời Kiến An, chỉ trong thời gian chưa đến 10 năm, gia tộc ông hơn 200 người thì đã chết mất 2/3. "Kiến An thất tử" (7 danh sĩ thời Kiến An) cũng vì trận ôn dịch đó mà mất đi 5 người, chỉ trong vỏn vẹn có 1 năm.

Cuối nhà Minh, đầu nhà Thanh, danh y Ngô Hựu Khả đã dựa vào cuốn Ôn dịch luận để đưa ra ra lý luận về ôn dịch. Ông phát hiện được bệnh khuẩn của ôn dịch sẽ qua mũi miệng mà xâm nhập vào cơ thể, sau đó lan tỏa rất nhanh rồi phát bệnh. Hiện tại, lý do chúng ta cần phải đeo khẩu trang chính là để phòng hộ cảm nhiễm bệnh khuẩn qua đường mũi và đường miệng.

Trị liệu viêm phổi Vũ Hán, Trung Y cũng cần có đối sách

Trung Y có lý âm dương cân bằng, đề thăng vệ khí của thân thể. Vệ khí thuộc về chính khí của cơ thể, vận hành tại phần biểu bì để bảo vệ cơ thể khỏi ngoại tà xâm nhập, kinh nghiệm kết quả tốt phi thường. Đối với tình hình bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán, Trung Y cũng cần có biện pháp để điều trị.

Trong lịch sử hàng nghìn năm qua, các triều đại đều từng xuất hiện đại ôn dịch, cũng đều dựa vào phương pháp điều trị của Trung Y mà vượt qua tai họa.

Tuy nhiên, Trung Y điều trị dịch bệnh đều không sử dụng chỉ một phương thuốc để chữa trị. Tùy thời kỳ bệnh khác nhau mà dùng các vị thuốc khác nhau. Đối với giai đoạn cảm nhiễm, có một số vị thuốc; giai đoạn phế viêm, có một số vị thuốc... Trong đó, nguy hiểm nhất là giai đoạn "bão cytokine" - chính là giai đoạn đối kháng mạnh mẽ nhất của kháng thể với bệnh độc (virus). Sự đối kháng này tạo cho cơ thể rất nhiều thương tổn, cũng cần phải có phương thuốc thích hợp để điều trị.

Trong đợt dịch trước, Bộ Y tế và Phúc lợi Trung Y dược Đài Loan đã mở một đại hội để thảo luận về tình hình dịch bệnh. Tại đó, chúng tôi đã trao đổi về vấn đề này và cho rằng trong khi trị liệu, không thể có khả năng cho "một phương thuốc dùng từ đầu đến cuối". Bởi trong cả quá trình bệnh, triệu chứng hoàn toàn không giống nhau, chúng tôi dựa trên nguyên tắc điều trị thì thấy nhất thiết phải áp dụng ít nhất ba liệu trình trở lên. Sau đó biện chứng luận trị, đối chứng dụng dược.

Về phương diện phòng dịch theo Trung Y, tôi đề nghị mọi người không nên bảo sao hay vậy, nghe nói vị thuốc bản lam căn, hoàng liên có thể đối kháng với bệnh độc hiệu quả, liền có hàng loạt người mua, cất trữ để dùng. Kỳ thực, Trung Y không trị bệnh như vậy, mà là cần xem nhu cầu của từng người. Cần xem bệnh độc đang xâm nhập và phát triển đến đâu, có một số người sẽ phát sốt, một số lại sợ lạnh, mỗi người đều có biểu hiện triệu chứng không giống nhau.

Ăn ngon ngủ tốt, tránh cho cổ họng bị khô ráo

Hiện tại chúng tôi biết rõ, đặc điểm của virus chủng mới là từ miệng và mũi mà xâm nhập vào, vào đến rất sâu trong cổ họng thì mới có nơi để cho virus kết hợp, cho nên giữ gìn cho cổ họng luôn ẩm, tránh để khô ráo là điều rất quan trọng.

Bình thường phương pháp chăm sóc cơ thể chính là ăn ngon, ngủ tốt, giữ cho tâm tình bình hòa. Không có việc gì thì nên ở nhà, không nên đến nơi đông người, để ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc với virus. Bên cạnh đó, tập khí công, ôn cứu huyệt túc tam lý đều có thể giúp cho lực miễn dịch được nâng cao.

Y học hoàn nguyên
- Theo NTD Hoa Ngữ.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đông Y: Điều trị viêm phổi Vũ Hán cũng cần có đối sách