Đông Y: Lại dưỡng phổi để đề phòng virus Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu Hỏa là mùa hạ, là ảnh hưởng đến Tâm, thì Kim là mùa thu, là ảnh hưởng đến Phế. Trong người có bệnh mà không phát vào đầu hay giữa hạ, thì đến mùa thu bệnh độc thải ra sẽ dữ dội...

Virus Vũ Hán đã tạo ra một đại dịch toàn cầu với hàng chục triệu người bị lây nhiễm và hàng trăm ngàn ca tử vong. Trong bối cảnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và nghiên cứu thì luôn tốn thời gian, các chuyên gia căn cứ trên nhiều cơ sở khác nhau, hy vọng mùa hè sẽ làm giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Mùa hè dường như không phụ lòng mong mỏi của các nhà khoa học, ít nhiều đã áp chế được COVID-19 cho dù đã có những biến chủng. Nhưng chúng đang quay trở lại vào mùa thu, và một biến chủng mới đã xuất hiện tại Việt Nam.

Theo Ngũ hành, mùa hạ là thuộc Hỏa, qua thời gian giao mùa là thuộc Thổ, thì sẽ đến mùa thu là thuộc Kim. Vì Hỏa ứng với Tâm, nên mùa hạ chủ dưỡng Tâm; còn Kim ứng với Phế, vậy nên mùa thu chủ dưỡng Phế.

Mùa hạ là mùa để thải độc. Theo Đông Y, nếu người có bệnh mà không phát vào mùa này, đợi đến sang thu, thì bộc phát cũng sẽ dữ dội hơn. Thật trùng hợp khi COVID-19 tấn công mạnh mẽ nhất là vào phổi của chúng ta, và nó đang quay trở lại thì lại đúng vào mùa cần dưỡng của tạng Phế. Nói cách khác, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, việc dưỡng phổi là vô cùng quan trọng.

Việc sống hài hòa và thuận theo các yếu tố tự nhiên của vũ trụ đã được người xưa tổng kết và ứng dụng từ rất lâu - thông qua quan sát quy luật của vũ trụ... (Unplash)

Tổn thương phổi liên quan đến toàn bộ cơ thể

Theo góc nhìn của Đông y, Phế không chỉ có phổi mà là cả một hệ thống, cũng không chỉ có hô hấp. Một khi phổi bị tổn thương, thì toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

    • Diện mạo: có thể khiến da sần sùi và nứt nẻ, tóc xỉn, mẩn ngứa, nổi mề đay…
    • Tiêu hóa: gây các triệu chứng như trướng bụng, kém ăn, táo bón, tiêu chảy.
    • Hại thận: có thể gây suy thận, đau thắt lưng, mỏi gối, phù mặt.
    • Tim mạch: ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, gây ra suy tim, nhồi máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim.

Ba nhóm người đặc biệt cần dưỡng phổi

Đông Y cho rằng phổi là cơ quan “mỏng manh” làm chủ về khí của cơ thể. Xét ở bề mặt, lượng máu toàn cơ thể chảy qua hai lá phổi và ở đây độc tố được loại bỏ, bộ phận này cũng đóng vai trò điều tiết dịch của cơ thể… Vì vậy, nếu đã xuất hiện những triệu chứng như ho khan, thở dốc, cổ hay có đờm, thì thể trạng này nhiều khả năng đã có vấn đề về phổi. Ba nhóm người sau cần đặc biệt chú ý cần phải dưỡng phổi trong mùa Thu:

    1. Nhóm người mà cứ khi thời tiết trở lạnh thấy khô miệng, viêm mũi, dị ứng, thở khò khè.
    2. Nhóm người đã có triệu chứng ho, đặc biệt là ho khan, khó thở, cổ họng có đờm, khàn giọng từ trước.
    3. Nhóm người hút thuốc hoặc bị phơi nhiễm khói thuốc thì các chất độc hại từ thuốc có nhiều khả năng đã tồn đọng trong cơ thể. Hãy thử tự kiểm tra khả năng nín thở, nếu được quá 30 giây thì tức là chức năng tim phổi đã suy giảm. Hãy sớm cai thuốc lá và dưỡng phổi.

Phổi có năm nỗi sợ: lạnh, nóng, ẩm ướt, khô, bụi bẩn. Nếu sống tại nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt hoặc làm việc trong môi trường chất lượng không khí kém, kể cả ngồi lâu trong phòng điều hóa mà để nhiệt độ thấp, người ta dễ bị tổn thương phổi. Đối với những người hay hút thuốc thì điều này là quá rõ.

Nếu không chịu dưỡng phổi, các triệu chứng kéo dài có thể dẫn đến suy phổi, làm sụt giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, mạt bụi… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng phổi, ung thư phổi.

Không chỉ thuốc lá, hút Vape cũng gây tổn thương phổi và đang là mốt trong giới trẻ (Minh họa)

Làm sao để dưỡng phổi

Thực phẩm không thể làm sạch phổi nhưng có thể dưỡng phổi, giúp phổi tăng sức đề kháng. Trong thời gian này, có một số thực phẩm sau có thể giúp cho dưỡng phổi:

    • Bạc hà rất hữu dụng để giúp phổi khỏe mạnh. Trong bạc hà giàu beta-carotene, có thể thúc đẩy tính toàn vẹn của niêm mạc phổi, cũng có tác dụng hỗ trợ thông thoáng vùng mũi và cổ họng.
    • Quả lê chứa nhiều nước, có ví von là “tổ các loại quả”, có vai trò giải nhiệt, giảm đờm và giảm ho.
    • Trứng gà rất tốt cho phổi. Lòng trắng trứng gà rất giàu protein chất lượng cao giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, còn lòng đỏ trứng giàu vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc phổi.
    • Sơn trà có chức năng làm ẩm phổi, làm dịu cơn khát và hạ khí, dịu tâm trạng. Ăn một vài quả sơn trà có thể điều trị chứng đau ở phổi, nôn mửa ra máu và chứng khát nước, háo nước. Mỗi ngày ăn một ít sơn trà có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc chăm sóc phổi, thanh lọc cơ thể.
Sơn trà (táo mèo), trứng gà, lê và bạc hà đều là những món ăn giải nhiệt bổ phổi trong mùa thu... (Minh họa)

Ngoài thực phẩm thì cách tốt nhất để dưỡng phổi là thiền định hoặc luyện tĩnh công. Phương pháp này giúp cho chúng ta mở khóa được toàn bộ chức năng của lá phổi, đồng thời giúp thải bỏ khí cặn, khí trọc ngay qua đường hô hấp. Thiền định cũng rất tốt cho tinh thần, giải tỏa căng thẳng, từ đó tăng cường sức khỏe của miễn dịch toàn cơ thể.

Thường Thức
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Đông Y: Lại dưỡng phổi để đề phòng virus Vũ Hán