Du lịch ghép tạng: Thế giới ngầm trong y giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiếp nhận vụ án lớn đầu tiên trong sự nghiệp cảnh sát, Azam cũng như các đồng nghiệp của mình cảm thấy “bất an đến kỳ lạ”...

“Những món hàng” lấy từ cơ thể người

Chàng cảnh sát trẻ Aizaz Azam bắt đầu sự nghiệp cảnh sát với những vụ án lẻ tẻ như mại dâm ở trẻ vị thành niên, cờ bạc hay các vụ ẩu đả trên đường phố. Nhưng giờ đây, anh đang phải làm việc với cường độ 20 tiếng/ngày khi tiếp nhận vụ án lớn đầu tiên trong sự nghiệp.

Azam cho biết mình đang điều tra một tội ác kinh hoàng đến mức anh và các đồng nghiệp thấy “bất an”. Chàng cảnh sát trẻ cho biết mình đang điều tra một nhóm “thiên thần áo trắng” giàu có đang điều hành một mạng lưới ngầm trong ngành phẫu thuật.

Cách đây 4 năm, vào tháng 10/2016, Azam và các đồng nghiệp đã đột kích vào một chung cư ở thành phố Rawalpindi, ngay bên ngoài thủ đô Islamabad. Họ tìm thấy 20 người đàn ông và 4 phụ nữ đang khiếp hãi vì sẽ cướp đi những quả thận tại một phòng khám gần đó.

Tất nhiên là 24 người bị giam cầm này không hề tự nguyện. Họ không biết rằng những kẻ bắt giữ đã lên kế hoạch và lừa họ làm vậy.

Tiến sĩ Mirza Naqi Zafar thuộc Viện Tiết niệu và Ghép tạng Sindh tại Pakistan, cho biết: “Mọi người đã bị bắt cóc và buộc phải ở lại một nơi như Rawalpindi, rồi bị phẫu thuật để bán thận với giá bèo”.

“Tội phạm có ở khắp mọi nơi, bất kể bạn sống ở đâu. Nhưng việc cướp đi quả thận của ai đó? Điều đó thật đáng sợ.” - Azam nói.

Đầu năm 2019, một tòa án ở London đã kết luận rằng ĐCSTQ thực sự đã giết chính người dân của họ, bán nội tạng để cấy ghép “trên quy mô lớn,”
Đầu năm 2019, một tòa án ở London đã kết luận rằng ĐCSTQ thực sự đã giết chính người dân của họ, bán nội tạng để cấy ghép “trên quy mô lớn,” (Ảnh: Epoch Times)

Cơ hội cho “ma quỷ”...

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng 100.800 ca ghép tạng được thực hiện hàng năm, hầu hết là ghép gan và ghép thận. Khoảng 30% trong số các ca cấy ghép được thực hiện tại Mỹ, biến đất nước này thành điểm đến chính cho những người có nhu cầu ghép tạng hợp pháp.

Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, vì vậy mà tạng được phân bố công bằng và minh bạch. Sự phân bổ nguồn tạng dựa trên: mức độ nặng và tính chất của căn bệnh hoặc chấn thương, cơ hội sống còn của bệnh nhân nếu không cấy ghép, và nguồn tạng sẵn có. Có những bệnh nhân phải chờ đến 7 năm mới có thể được ghép tạng.

‍Một thực tế luôn tồn tại trong ngành ghép tạng là cung không đủ cầu. Ngoài ra, việc hiến tạng bị cản trở nghiêm trọng bởi các vấn đề pháp lý và khác biệt về văn hóa, xã hội...Những điều này đã mở ra cơ hội cho một mạng lưới “ma quỷ” xuất hiện - du lịch ghép tạng.

Những nguồn tạng mập mờ...

Global Financial Integrity là một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích các dòng tài chính bất hợp pháp. Năm 2017, tổ chức này công bố, buôn bán nội tạng thuộc top 10 tội ác kiếm tiền nhiều nhất trên thế giới, với giá trị hàng năm ước tính lên đến 1,7 tỷ USD.

Theo một báo cáo đăng trên American Journal of Transplantation vào năm 2016, các bệnh nhân từ Mỹ và các nước phát triển khác thường đến 3 quốc gia sau để được ghép tạng nhanh hơn với mức giá cả phải chăng: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan - đây là 3 nguồn cung tạng lớn nhất trên thế giới, xếp theo thứ tự độ lớn giảm dần.

Bằng cách nào mà những đất nước này lại có nguồn tạng khổng lồ để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng?

Chính quyền Trung Quốc xác nhận rằng các bộ phận để cấy ghép đã được cung cấp bởi những người hiến tặng tự nguyện hoặc từ những tử tù. Nhưng Liên minh Quốc tế về chấm dứt lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc cho biết: có hơn 70.000 nội tạng không được giải thích rõ ràng về nguồn gốc.

Các cuộc điều tra cũng chỉ ra nhiều nội tạng trong số này đã bị thu hoạch bằng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm - chẳng hạn như những người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, những người tập luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia đã bị đàn áp vô lý ở nước này.

ĐCSTQ mổ cướp học viên Pháp Luân Công vô tội
Tội ác cướp mổ nội tạng của các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ đã vượt xa mọi tộc ác mà lịch sử loài người đã chứng kiến. (Ảnh minh hoạ qua Minghui.org)

Tất cả vì lợi nhuận

Giáo sư Peter Chin-Hong là giám đốc Chương trình bệnh truyền nhiễm do ghép tạng của Đại học California cho biết: nghèo đói là nguyên nhân thúc đẩy nạn buôn bán tạng bất hợp pháp. Hiệp hội Y tế Tự nguyện đã báo cáo có khoảng 2000 người Ấn Độ bán một quả thận mỗi năm. Những người mua tạng đã trả khoảng 6.000 đô la để có một quả thận.

Tuy nhiên, con số vừa nêu chỉ là rất nhỏ và đến từ việc bán tạng bất hợp pháp mang tính cá nhân. Vì quyền lực, vì lợi nhuận, chế độ Trung Quốc đã khiến cả thế giới cho đến nay vẫn chưa hết chấn động với vụ việc mổ cướp và thu hoạch nội tạng sống.

Vào tháng 1/2019, Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) đã phải kêu gọi rút lại hơn 400 công trình, bài báo nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc được thực hiện trên hơn 85.000 ca ghép tạng. Họ nghi ngờ tính tự nguyện của việc hiến tạng trong nghiên cứu, cho rằng nguồn tạng này có thể là từ thu hoạch cưỡng bức các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.

Tiến sĩ Wendy Rodgers là giáo sư y đức lâm sàng tại Đại học Macquarie ở Úc cho biết: 90% các nghiên cứu này không báo cáo về nguồn và cách họ thu hoạch các nội tạng này. Còn giáo sư Peter Chin-Hong thì cho rằng du lịch cấy ghép tạng vẫn đang bị đánh giá thấp, vì có cả một thế giới ngầm ghép tạng và những con số thì đương nhiên là không được báo cáo.

Cả 2 phía đều rủi ro

Việc thương mại hóa nội tạng bất hợp pháp đi kèm nhiều vấn đề nguy hiểm - tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong sau khi cấy ghép. Không giống như ở Hoa Kỳ, tạng thu hoạch ở hầu hết các nơi khác không trải qua các quy trình sàng lọc tiêu chuẩn trước khi cấy ghép. Việc phẫu thuật thậm chí nhiều khi còn không thực hiện trong điều kiện vô trùng.

‍Điều này khiến người được ghép tạng mắc phải một số bệnh có nguy cơ gây tử vong cao như bệnh lao, HIV/AIDS, viêm gan, nhiễm cytomegalovirus (CMV) và các bệnh nhiễm trùng máu khác.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc các bệnh này trong ghép thương mại có thể lên tới 7,1% đối với viêm gan B, 4,1% đối với HIV, và 30% đối với CMV, cao hơn nhiều so với việc ghép truyền thống - ghép hợp pháp. Tuy nhiên, những rủi ro này chỉ được đánh giá thấp, vì hầu hết người nhận nội tạng không báo cáo về việc du lịch cấy ghép của họ.

Điều tồi tệ nhất là rủi ro cho những người cho tạng. Một nghiên cứu cho biết, những người cho tạng được trả tiền hoặc bị ép buộc thu hoạch nội tạng. Một số quy trình thu hoạch có thể được thực hiện thiếu điều kiện vô trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng và biến chứng sau phẫu thuật. Thêm vào đó, những người bị ép buộc thu hoạch nội tạng có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý và khuyết tật nghiêm trọng sau này.

bác sĩ Đức nhiễm virus Vũ Hán
Một số bệnh viện Đức gián tiếp ủng hộ tội ác cưỡng chế thu hoạch nội tạng người của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị phơi bày. (PIERRE-PHILIPPE MARCOU / AFP via Getty Images)

‍Lối thoát

Nhu cầu ghép tạng tăng dẫn đến nạn buôn bán nội tạng ngầm trong y giới ngày càng trở nên sôi động. Sự thiếu nhất quán trong các quy định và chính sách hướng dẫn ghép tạng giữa các quốc gia đang tạo sơ hở cho hoạt động kinh doanh vô đạo đức này. Do đó, sự bất bình đẳng toàn cầu này phải được giải quyết bằng các chính sách và hướng dẫn đạo đức phù hợp, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người.

‍Các quốc gia cũng phải giải quyết vấn đề thiếu hụt nội tạng bằng cách khai thác các nguồn cung cấp nội tạng được chấp nhận về mặt đạo đức và phát triển các chương trình hiến tạng phù hợp trên toàn thế giới.

Hiệp hội Cấy ghép tạng cũng kêu gọi các tổ chức đạo đức phải xem xét các nghiên cứu và tạp chí báo cáo dữ liệu về cấy ghép nội tạng. Từ đó, từ chối những người không tuân thủ các thực hành đạo đức về ghép tạng.

‍Hơn nữa, các chuyên gia y tế nên tiếp tục giáo dục bệnh nhân và công dân về sự nguy hiểm của du lịch ghép tạng. Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ quy trình sàng lọc và các thủ tục cấp ghép để việc cấy ghép nội tạng trở nên an toàn và hợp pháp.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.magazine.medicaltourism.com/article/transplant-tourism-the-shadow-world-of-medicine
  2. https://www.npr.org/sections/parallels/2016/11/03/500215155/in-pakistan-illegal-kidney-trade-flourishes-as-victims-await-justice
  3. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1111/ajt.13766
  4. Matas, D. and Kilgour, D. 2007. Bloody harvest: Revised report into allegations of organ harvesting of Falun Gong practitioners in China Available at http://www.organharvestinvestigation.net/report0701/report20070131-eng.pdf

Mỹ Tâm



BÀI CHỌN LỌC

Du lịch ghép tạng: Thế giới ngầm trong y giới