Đừng nuôi con bằng Stockholm - Phần III

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu không có năng lực tự phán đoán, thì dù trẻ được bố mẹ dạy dỗ khôn khéo thế nào cũng khó có thể thành công...

Phần I, Phần II

Nếu bé thiếu một nền tảng tư duy độc lập với cốt lõi là giá trị phổ quát của nhân loại, trường học sẽ biến thành một trại Stockholm với hệ thống phân cấp hoàn chỉnh. Sức khỏe tinh thần sẽ bị tổn hại như ung thư và bệnh mãn tính, hậu quả phải nhiều năm sau mới lộ ra.

Đi học

Kể từ khi vào cấp 1 cho đến hết lớp 12, các môn học và khối lượng kiến thức nhiều hơn, thời gian đi học thêm cũng tăng lên. Đây chính là khoảng thời gian các bạn nhỏ tự hoàn thiện hơn tư duy của bản thân.

Tuy nhiên, nhiều học sinh cấp 1 không biết cấp 2 nên chọn trường nào. Nhiều học sinh cấp 2 không biết cấp 3 chọn trường nào. Nhiều học sinh cấp 3 không biết đại học chọn trường nào. Nhiều bạn từ nhỏ cho đến lúc tốt nghiệp cấp 3 hoặc đại học hoàn toàn không xác định được nghề nghiệp và hướng đi của mình.

Đây là hệ quả nhẹ của hội chứng tẩy não Stockholm, khi mà tư duy vẫn âm thầm tìm kiếm một thứ có ý nghĩa cho tương lai mà chưa ra.

Nặng hơn một chút, khi bố mẹ hỏi "Cho con đi học để làm gì?", con sẽ trả lời như vẹt rằng: "Để có kiến thức, mang lại giá trị cho xã hội". Nhưng bị tách khỏi xã hội thì trẻ đâu có nhãn quan thực tế để hiểu kiến thức để làm gì.

Đọc thêm: Tư duy phản biện - một phần của hệ miễn dịch

Để trả bài và tự bảo vệ bản thân khỏi cơn thịnh nộ của bố mẹ có lẽ sẽ là câu trả lời thực tế hơn, nhưng nếu bé đã rơi vào hội chứng Stockholm thì liệu đủ mạnh mẽ để trả lời như vậy không? Nếu may mắn hơn, tinh thần của bé đột nhiên cứng rắn để trả lời thẳng, thì liệu điều xui xẻo nào có xảy ra?

Đi làm

Tại nhiều quốc gia, với giá trị phổ quát vô hình hữu ý bị nhạt phai và tư duy phản biện bị mài mòn qua 12-16 năm học trình độ văn hóa, sức khỏe tinh thần bị tổn thương nghiêm trọng và yếu ớt vô cùng trong thời đại bùng nổ của thông tin.

Cách đây hơn 300 năm, nhà lập quốc của Hoa Kỳ Benjamin Franklin đã để lại câu nói nổi tiếng:

"Có nhiều người chết ở tuổi 25, nhưng tới 75 mới đem chôn".

Vậy 300 năm sau, liệu số người "chết ở tuổi 25" có nhiều hơn và trẻ hơn? Và những người "tới 75 mới đem chôn" để lại những gì cho thế hệ sau? Nghiêm trọng hơn, nếu họ lớn lên trong hội chứng Stockholm, liệu ảnh hưởng tẩy não này di truyền chúng và mang tới những tên cướp nhà băng như đã nêu trong phần I?

Quan trọng hơn, hội chứng này phải chăng là vô phương cứu chữa ở người trưởng thành? Và liệu có cách gì để thoát khỏi nó?

(Còn tiếp...)

Kim Anh

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đừng nuôi con bằng Stockholm - Phần III