Gạo nếp cẩm có thể trì hoãn lão hóa và bảo vệ mắt, nhưng bạn đã ăn đúng chưa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gạo nếp cẩm (hay còn gọi là “gạo đen”) là một loại ngũ cốc có tác dụng bảo vệ sức khỏe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Mặc dù vậy, màu sắc của gạo nếp cẩm cũng dễ bị nhầm lẫn với một số loại gạo khác, làm thế nào để phân biệt? Ngoài ra, cách sử dụng gạo đen như thế nào là đúng cách và tối ưu hiệu quả mà nó mang lại cho sức khoẻ?

Gạo nếp cẩm chứa anthocyanins, có thể trì hoãn quá trình lão hóa và bảo vệ mắt

“Lớp vỏ” của gạo nếp cẩm hơi cứng, cũng giống như gạo lứt mà chúng ta thường ăn, khi bỏ trấu sẽ để lại những hạt gạo có lớp cám, nhưng do vỏ có màu sắc tối nên nó được gọi là “gạo lứt đen”.

So với gạo lứt, vỏ đen của gạo nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng chống oxy hóa, còn được gọi là anthocyanins hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng: “Về cơ bản, thực phẩm có màu càng sáng thì càng có nhiều nguyên tố vi lượng”. Gạo đen rất giàu chất phytochemical, khoáng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác.

Chất anthocyanins trong gạo nếp cẩm có thể trì hoãn lão hóa, củng cố mao mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cận thị và loại bỏ mệt mỏi cho mắt.

Tạp chí y tế Food & Nutrition Research đã công bố một nghiên cứu vào năm 2017, trong đó chỉ ra rằng anthocyanins có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống ung thư, chống lại bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe thị lực, chống béo phì, kháng khuẩn và bảo vệ dây thần kinh.

Y học cổ truyền Trung Quốc có quan điểm rằng màu đen ứng với thận và tăng cường sinh lực cho thận. Theo “Compendium of Materia Medica”, gạo đen có thể dưỡng âm, dưỡng thận, bổ tỳ vị và làm ấm gan, cải thiện thị lực và thúc đẩy tuần hoàn máu. Trong khi đó, dân gian xưa quan niệm rằng thực phẩm đen đa phần đều tốt; ăn gạo đen có tác dụng làm đen tóc, dưỡng ẩm và làm đẹp, bổ não, dưỡng trí, và dưỡng huyết. Gạo nếp cẩm còn được ví von với tên gọi: Gạo trường sinh.

Cách phân biệt gạo đen và đâu là gạo tím

Rất dễ nhầm lẫn gạo đen với gạo tím, mặc dù gạo tím cũng chứa anthocyanins và có vẻ ngoài với màu đen khá giống với gạo nếp cẩm, nhưng hai loại gạo này không giống nhau. Gạo nếp cẩm tím đen, ăn có độ dẻo cao như bánh bao, dễ tiêu hoá.

Ngoài ra, có một cách khác có thể giúp phân biệt nhanh chóng gạo đen và gạo tím, đó là sau khi loại bỏ lớp cám đen bên ngoài, gạo tím trông đục hơn, trong khi gạo đen trong suốt.

Cách nấu cơm đen không phù hợp cho tất cả mọi người giúp tiêu hóa tốt

Gạo đen tuy bổ dưỡng nhưng lại cứng và chứa nhiều phốt pho, kali, natri và các nguyên tố vi lượng khác nên không phải ai cũng thích hợp.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng những người bị bệnh thận cần kiểm soát lượng phốt pho, kali và natri không thích hợp ăn gạo đen.

Những người dễ bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tuổi già, mắc các bệnh về tiêu hóa (như viêm loét dạ dày, hành tá tràng) không thích hợp ăn các loại ngũ cốc thô như vậy, sẽ càng ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường ruột.

Những người lo lắng về chứng khó tiêu do ăn gạo đen có thể nấu cháo gạo đen. Đặc biệt khi cháo sôi đến khi có một lớp cơm sền sệt ở trên là tinh chất cô đặc, có tác dụng bồi bổ cơ thể.

Nếu nấu thành cơm thì dùng gạo trắng làm nguyên liệu chính cho lần nấu đầu tiên, cho ít gạo đen hơn, sau đó điều chỉnh tỷ lệ tùy theo tình trạng tiêu hóa sau khi ăn.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Gạo nếp cẩm có thể trì hoãn lão hóa và bảo vệ mắt, nhưng bạn đã ăn đúng chưa?