Ăn quá nhiều một gia vị tác động như thế nào đến nội tạng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y học Trung Quốc cho rằng ngũ vị bắt nguồn từ khí của trời đất. Ngũ vị ứng với ngũ tạng và ngược lại: chua ứng với gan, đắng với tim, ngọt với tỳ, cay với phổi và mặn ứng với thận.

Hiện tượng thèm ăn trong thời gian dài đối với một số hương vị nhất định không có lợi cho sức khỏe. Nếu có sự thay đổi khẩu vị đột ngột, đó có thể là một cảnh báo sức khỏe của cơ thể và cần được chú ý.

Y học Trung Quốc cho rằng ngũ vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn) bắt nguồn từ khí của trời đất. Ngũ vị ứng với ngũ tạng và ngược lại; chẳng hạn như chua ứng với gan, đắng với tim, ngọt với tỳ, cay với phổi và mặn ứng với thận.

Ngoài các yếu tố như môi trường địa lý, thói quen ăn uống và di truyền phát triển từ nhỏ, việc ưa thích một mùi vị nào đó đôi khi cũng là tín hiệu của sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc sức khỏe không bình thường.

Ngược lại, ngũ tạng bị tổn thương cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng vị giác của lưỡi, từ đó cũng khiến khẩu vị bị thay đổi.

Thèm ăn thực phẩm chua: Dấu hiệu các vấn đề về gan

Chua ứng với gan, ăn đồ chua ở mức vừa phải có tác dụng dưỡng gan. Khí hậu khô hanh có thể làm tổn thương thể dịch, ăn đồ chua có thể hỗ trợ bồi bổ. Tuy nhiên, thèm ăn chua hoặc đột ngột thích vị chua có thể phản ánh các vấn đề về gan.

Thèm ăn chua trong thời gian dài hoặc ăn quá nhiều đồ chua có thể gây rối loạn chức năng gan và lưu thông khí kém.

Ngoài ra, do tính axit và chất làm se, nên tính ưa axit quá mức sẽ cản trở các chức năng sinh lý bình thường và gây ra các bệnh liên quan đến lá lách, dạ dày.

Những người thích vị chua có thể chọn các loại rau củ quả tươi như lê đỏ, cam, dâu tây, lựu, chanh, nho, táo xanh, táo gai… để thay thế; đồng thời giảm bớt ăn các thực phẩm như dưa cải muối, giấm.

Ăn ngọt quá mức: Làm tổn thương lá lách và dạ dày

Vị ngọt ứng với tỳ, có tác dụng dưỡng tỳ, ích vị. Nhưng người nghiện ăn ngọt thường gặp vấn đề về tỳ vị hư nhược.

Trên lâm sàng, hầu hết bệnh nhân bị bệnh về tỳ vị và dạ dày đều nghiện đường, điều này sẽ chỉ làm gia tăng tổn thương. Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm loét, ăn ngọt nhiều sẽ kích thích tiết axit dịch vị và làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, nghiện ngọt còn có thể gây sâu răng, tiểu đường, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Bạn nên chọn ngũ cốc, trái cây, rau củ có hàm lượng đường thấp và không bị mất vị ngọt như khoai mỡ, củ sen, bí đỏ, khoai lang, ngô, đậu, táo, dứa, kiwi v.v.

Thông thường bạn có thể dùng cháo đậu xanh lá sen, canh củ quả, khoai mỡ thay cho các món tráng miệng.

Thích ăn cay: Gây khó chịu ở phổi

Vị cay nồng ứng với phổi, vị cay nồng có thể làm dịu dòng khí lưu thông, điều hòa khí huyết. Người ở vùng núi cao, dốc đứng, dễ bị chướng khí, họ có thể ăn đồ cay để giải khí, bổ huyết.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều vị cay lâu ngày có thể khiến khí phổi bộc phát quá nhiều, làm tiêu hao khí, tiêu hao tinh thần, khiến người bệnh mệt mỏi. Ngoài ra, nghiện ăn cay dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hậu môn trực tràng.

Thông thường bạn có thể cho một ít gừng tươi, ớt, hành, tỏi… vào món ăn để làm gia vị, góp phần cải thiện cảm giác ngon miệng; nhưng phải phù hợp để tránh gây kích ứng ruột và dạ dày.

Nghiện đồ mặn: Gây hại cho thận

Chế độ ăn mặn ở mức độ vừa phải có tác dụng dưỡng thận.

Người phương Bắc vào thời tiết lạnh thường ăn tương đối mặn. Thực tế, điều này có liên quan đến khả năng làm ấm thận của hương vị này. Đây là tác dụng chuyển hóa thành dương khí và chống lại cái lạnh của muối.

Tuy nhiên, y học cổ truyền Trung Quốc cũng cho rằng, ăn mặn thời gian lâu sẽ làm tổn hại đến tinh khí của thận; đồng thời có thể gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim, hen suyễn và bệnh thận mãn tính.

Thông thường, bạn nên có ý thức giảm lượng muối ăn và ăn nhạt để vị giác không bị thoái hóa.

Nghiên thức ăn đắng: Tâm hỏa vượng

Vị đắng ứng với tim, có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt.

Nghiện đắng thường là biểu hiện của tâm hỏa; còn kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, mất ngủ, khóe miệng lở loét, lưỡi đỏ.

Tuy các thực phẩm đắng có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng hầu hết chúng đều có tính lạnh. Trường kỳ ăn đắng không chỉ hại tim mà còn làm nặng thêm các triệu chứng của tỳ vị và dạ dày; chẳng hạn như kém ăn, đau bụng, tiêu chảy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên ăn đồ đắng và trà thảo mộc cũng có thể gây ra các bệnh về hệ thống xương khớp.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Ăn quá nhiều một gia vị tác động như thế nào đến nội tạng?