Vì sao giác hơi khiến vết thâm trên da mỗi người lại khác nhau? (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giác hơi là một phương pháp điều trị và giữ gìn sức khỏe trong y học cổ truyền. Ngày nay, nó đang trở nên khá phổ biến và được ưa chuộng. Dù vậy, vẫn còn một số vấn đề liên quan đến giác hơi mà không phải ai cũng biết.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội và mức sống ngày càng được nâng cao, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của cơ thể.

Để cơ thể khỏe mạnh hơn, có người chọn ăn kiêng, cũng có người chọn cách giữ gìn sức khỏe theo phương pháp cổ truyền như: xoa bóp chân, cạo gió, giác hơi…

1. Lợi ích của giác hơi đối với cơ thể

#1. Khai thông kinh mạch

Giác hơi có thể sơ thông kinh lạc một cách hiệu quả và cải thiện lưu thông máu. Trong y học Trung Quốc, người ta tin rằng sức khỏe của con người là do các kinh mạch quyết định.

Kinh mạch trải khắp trên thân thể, vậy nên, bệnh tật tương ứng với các kinh lạc cũng đều khác nhau. Chỉ sau khi kinh lạc được sơ thông thì mới có thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.

Nếu cơ thể người mắc bệnh sẽ sinh ra khí trệ, huyết ứ. Giác hơi có thể kích thích tuần hoàn máu và đả thông kinh mạch.

#2. Điều chỉnh cơ thể

Giác hơi có thể làm giãn nở các mạch máu và da cục bộ, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ trao đổi chất, có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh tim mạch và giảm đau cơ.

#3. Loại bỏ khí thấp và lạnh

Giác hơi có thể loại bỏ khí thấp và lạnh trong cơ thể một cách hiệu quả. Vì giác hơi có thể đả thông kinh mạch, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, kích thích các mao mạch trên bề mặt da, đào thải khí thấp - lạnh ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

#4. Giải tỏa mệt mỏi

Giác hơi cũng có thể đóng một vai trò trong việc giảm mệt mỏi. Bởi vì giác hơi chủ yếu tạo ra một áp lực âm trên bề mặt da, bằng cách này, các cơ chịu căng thẳng có thể được thư giãn hoàn toàn.

Nó cũng có thể tăng tốc độ lưu thông máu cục bộ, giảm thiếu máu cục bộ mô, có tác dụng điều trị giảm mệt mỏi rất tốt.

#5. Làm đẹp và giải độc

Giác hơi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp. Sở dĩ giác hơi có thể giải độc và làm đẹp chủ yếu là vì thông qua giác hơi, lỗ chân lông trên da được mở rộng, cho phép đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài dễ dàng.

2. Giác hơi giúp đào thải độc tố trong cơ thể?

Chúng ta đều biết rằng sau khi giác hơi, trên cơ thể sẽ để lại rất nhiều vết thâm trên da, mức độ tấy đỏ và xung huyết khác nhau. Một số người còn để lại màn sương mỏng trên mặt lọ của họ.

Trước tình huống này, các nhân viên trị liệu thường giải thích với bệnh nhân: đây là phản ứng bình thường khi chất độc đào thải ra ngoài cơ thể. Nhiều người nghe thấy và dễ dàng bị lời giải thích này thuyết phục.

Vậy sau khi giác hơi để lại vết bầm có phải là do độc tố thải ra ngoài không? Sự thật là gì? Thực tế, những chỗ thâm này không phải do chất độc trong cơ thể gây ra, mà là do các mao mạch bị vỡ.

Khi giác hơi, không khí trong bình sẽ thoát ra ngoài và tạo ra áp suất âm ở bên trong. Giác hơi sẽ hút mạnh da, khiến các mao mạch cục bộ bị vỡ, cuối cùng xảy ra hiện tượng ứ máu.

Về vấn đề này, một số người có thể đặt câu hỏi: Vậy tại sao có người mà vết thâm sậm màu hơn, có người lại nhạt hơn, trong khi có người nổi mụn nước? Thực tế, sở dĩ có điều này là do tình trạng thể chất của các cá nhân khác nhau.

Vì thể trạng của mỗi người là khác nhau nên khi giác hơi, người có mao mạch dày hơn sẽ dễ vỡ, dẫn đến vết thâm mờ hơn.

Còn với một số người, mao mạch của họ tương đối mỏng manh, áp lực của giác hơi tạo ra khiến chúng dễ dàng vỡ ra, khiến vết thâm có màu sẫm hơn. Đối với những người nổi mụn nước, có khả năng là do giác hơi kéo dài.

-> Xem tiếp: Ai nên tránh giác hơi? Những hiểu lầm phổ biến là gì? (Phần 2)

Hoàng Tuấn
Theo Buzzhand



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao giác hơi khiến vết thâm trên da mỗi người lại khác nhau? (Phần 1)