Hai biến thể COVID-19 tại Anh và Mỹ đã hợp nhất thành một chủng virus đột biến nguy hiểm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần một năm sau khi đại dịch COVID-19 toàn cầu bùng phát, vấn đề virus đột biến ngày càng trở nên nghiêm trọng. Giờ đây, một chủng virus lai hợp nhất từ chủng B.1.1.7 của Anh (gây lây nhiễm nhanh) và chủng B.1.429 của Mỹ (gây kháng thuốc hơn) thì mức độ nguy hiểm tới cỡ nào?

Vừa qua, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện các biến thể coronavirus ở Anh và Mỹ dường như đã hợp lại thành một chủng virus lai đột biến nặng, làm dấy lên lo ngại đại dịch COVID-19 có thể bước sang một giai đoạn mới…

Theo Newscientist, hai biến thể của coronavirus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, đã kết hợp bộ gen của chúng để tạo thành một phiên bản lai đột biến nặng của virus. Sự ra đời của chủng virus lai này được phát hiện trong một mẫu virus ở California (Mỹ), gây lo ngại về một giai đoạn mới của đại dịch COVID-19 trong thời gian gần.

Virus lai này là kết quả của sự tái tổ hợp của biến thể B.1.1.7 có khả năng lây truyền cao được phát hiện ở Anh, và biến thể B.1.429 có nguồn gốc ở California (Mỹ), và có thể gây ra một làn sóng nhiễm bệnh gần đây ở Los Angeles vì chứa đột biến gây kháng một số kháng thể.

Nhà sinh vật học Bette Korber tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico (Mỹ) đã phát hiện ra chủng virus lai này. Ngày 2/2 vừa qua bà cho biết đã khám phá ra bằng chứng “khá rõ ràng” trong dữ liệu của bộ gen virus tại Mỹ.

Vào tháng 12/2020 và tháng 1/2021, hai nhóm nghiên cứu độc lập đã báo cáo rằng họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự tái tổ hợp của virus. Không giống như đột biến thông thường, virus tái tổ hợp có thể có nhiều đột biến cùng một lúc.

Theo chuyên gia François Balloux tại Đại học College London (Anh), sự tái tổ hợp có thể có tầm quan trọng lớn về mặt tiến hóa. Nhiều chuyên gia thậm chí cho rằng đây là cách SARS-CoV-2 khởi phát.

Sự tái tổ hợp có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể mới và thậm chí nguy hiểm hơn, mặc dù hiện vẫn chưa rõ việc tái tổ hợp đầu tiên này gây nguy hiểm thế nào.

Nhà sinh vật học Bette Korber mới chỉ nhìn thấy một bộ gen tái tổ hợp duy nhất trong số hàng nghìn trình tự gen, và không rõ liệu chủng virus lai này có lây nhiễm từ người sang người hay chỉ xuất hiện một lần duy nhất.

Sự xuất hiện gần đây của nhiều biến thể coronavirus mới có thể tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp, vì một người có thể bị nhiễm hai biến thể khác nhau cùng lúc.

Nhà nghiên cứu Sergei Pond của Đại học Temple ở (Pennsylvania, Mỹ), người luôn theo dõi các thể tái tổ hợp bằng cách so sánh hàng nghìn trình tự gen dựa trên cơ sở dữ liệu, nói rằng hiện vẫn chưa có bằng chứng về sự tái tổ hợp rộng rãi, nhưng "tất cả coronavirus đều tái tổ hợp, vì vậy câu hỏi là khi nào, chứ không phải có hay không".

Tuy nhiên, chủng virus lai này thực sự mang một đột biến từ B.1.1.7, được gọi là Δ69 / 70 cũng được gọi là chủng biến thể Anh dễ lây lan hơn, và một đột biến khác từ B.1.429 (còn gọi là L452R), là chủng biến thể Mỹ khi hợp nhất có thể tạo ra chủng virus lai có khả năng kháng lại các kháng thể.

Nhà sinh vật học Korber cho biết: “Chủng virus lai này có thể cho phép virus kết hợp một loại virus dễ lây nhiễm hơn với một loại virus kháng thuốc hơn”.

Các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu cách thức virus COVID-19 sẽ đột biến trong tương lai và liệu họ có thể chặn đứng được nó hay không.

Trong số các đột biến mà B.1.1.7 là một ví dụ điển hình, các chuyên gia nhận định có tình trạng xảy ra việc xóa bỏ hai axit amin - được gọi là H69 và V70 - trong protein hình gai nhọn bên ngoài virus COVID-19. Protein này đóng vai trò then chốt trong khả năng giúp coronavirus xâm nhập lây nhiễm vào tế bào.

Lớp vỏ nhầy bao quanh hầu hết con virus có đầy những chiếc gai này chĩa ra ngoài. Những chiếc gai nhọn này cũng là cách thức chính để COVID-19 nhận ra các tế bào mà nó có thể tấn công và giúp virus xâm nhập.

Trong khi quan sát, các chuyên gia đã phát hiện việc biến mất các protein gai nhọn, cho thấy sự đột biến làm mất H69 và V70 đã làm tăng gấp đôi khả năng lây nhiễm bệnh.

Theo New York Times, nhà virus học Jeremy Kamil tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học bang Louisiana (Mỹ) cho biết có một dấu hiệu rõ ràng về việc COVID-19 đang tiến hóa.

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ cũng quan sát thấy được sự thay đổi trong một bộ gen ảnh hưởng đến cách virus xâm nhập vào tế bào của con người, và có thể khiến các biến thể dễ lây lan hơn, mặc dù điều này chưa được xác nhận rõ ràng.

Các biến thể mới đã được phát hiện trên khắp nước Mỹ, nhưng thật khó để nói chúng phổ biến như thế nào, hoặc chúng bắt đầu từ đâu vì các nhà khoa học Mỹ mới chỉ thực hiện giải mã trình tự bộ gen dựa trên một phần nhỏ kết quả xét nghiệm coronavirus.

Và trong khi virus luôn tiến hóa, nguy cơ tiềm ẩn là một biến thể mới có thể dễ lây lan nhanh hơn hoặc gây chết người nhiều hơn. Đây chính xác là những gì đã xảy ra với chủng B.1.1.7 với có biệt danh là “biến thể của Anh” - hiện đang lây lan nhanh chóng ở Mỹ. B.1.1.7 được ước tính có khả năng lây nhiễm cao hơn tới 45% và gây tử vong nhiều hơn tới 70%.

Các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn đang xuất hiện, và dẫn đến câu hỏi không thể tránh khỏi, đó là liệu chúng có làm cho các vaccine ngừa COVID-19 có khởi tác dụng hay không.

Quốc Hưng



BÀI CHỌN LỌC

Hai biến thể COVID-19 tại Anh và Mỹ đã hợp nhất thành một chủng virus đột biến nguy hiểm