Hàng loạt tác dụng phụ ít gặp đã trở nên phổ biến sau khi triển khai tiêm vaccine COVID

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine tại Hoa Kỳ (VAERS) đã ghi nhận hàng ngàn báo cáo các tác dụng phụ của vaccine Covid-19. Những tác dụng phụ này trở nên phổ biến, trong đó hơn 55% báo cáo về các trường hợp tổn thương và tử vong. Nó nhiều hơn tất cả những báo cáo về vaccine trong 30 năm qua trên hệ thống này. Các bác sĩ ngày càng quan tâm hơn về vấn đề này, đồng thời các quan chức y tế công cộng và các công ty sản xuất vaccine cũng đang dần chú ý đến tỷ lệ cao của những tác dụng phụ như huyết khối, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và rối loạn kinh nguyệt cùng hàng loạt các tác dụng phụ khác.

Khi chúng ta đến gặp bác sĩ hoặc các phòng khám để tiêm vaccine, dù là vaccine phòng cúm hay vaccine phòng COVID-19, chúng ta đều hy vọng những loại vaccine này sẽ an toàn.

Chúng ta thường bỏ qua các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt, đau và mẩn đỏ tại chỗ tiêm vì thông thường chúng ta sẽ được thông báo trước về những triệu chứng này và hy vọng rằng chúng chỉ thoáng qua. Rất may, trong đa số các trường hợp, mọi người đều có thể hồi phục và sinh hoạt như bình thường.

Tuy nhiên, kể từ khi triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, một tỷ lệ đáng kể những người tiêm vaccine đã gặp phải các tác dụng phụ ít gặp. Các bác sĩ ngày càng quan tâm hơn về vấn đề này. Đồng thời các quan chức y tế công cộng và các công ty sản xuất vaccine cũng đang dần chú ý đến tỷ lệ cao của những tác dụng phụ như huyết khối, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và rối loạn kinh nguyệt.

Đã có hàng ngàn báo cáo được ghi nhận trong Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine tại Hoa Kỳ (VAERS). Một số tác dụng phụ xuất hiện rất thường xuyên nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

Kể từ khi đưa vào sử dụng, các báo cáo về tác dụng phụ của vaccine COVID-19 trên hệ thống VAERS nhiều hơn tất cả những báo cáo về vaccine trước đây trên hệ thống này trong 30 năm qua, trong đó có hơn 55% báo cáo về các trường hợp tổn thương và tử vong do vaccine. Các báo cáo này đề cập đến hàng ngàn tác dụng phụ khác nhau.

Mặc dù đến nay đã có gần 1,5 triệu báo cáo về các trường hợp tổn thương và tử vong do vaccine phòng COVID-19 được báo cáo trên hệ thống VAERS, các nghiên cứu vẫn cho thấy số trường hợp có tác dụng phụ có thể còn cao hơn gấp nhiều lần. Nghiên cứu Harvard Pilgrim do HHS tài trợ từ năm 2005–2009 cho thấy rằng chỉ có <1% số trường hợp có tác dụng phụ được báo cáo trên hệ thống VAERS sau khi 1,4 triệu vaccine đã được sử dụng. Một số nhà phân tích độc lập khác ước tính rằng chỉ có 2,5% số trường hợp này được báo cáo trên hệ thống VAERS.

Hệ thống này cũng liệt kê nhiều báo cáo về những thông tin dư thừa, như: sưng chỗ tiêm; sưng chỗ tiêm vaccine và sưng - được liệt kê thành các mục riêng biệt và người báo cáo có thể chọn một hoặc cả ba mục này.

Bài viết này đánh giá về một số tác dụng phụ đã trở thành phổ biến sau khi vaccine COVID được đưa vào sử dụng. Các số liệu được cập nhật lần cuối vào ngày 18 tháng 11 năm 2022

Các tác dụng phụ chung

Các tác dụng phụ chung sau khi tiêm vaccine COVID phổ biến nhất. Thông tin này được đưa ra trong báo cáo của VAERS và bảng báo cáo các tác dụng phụ sau khi đưa vaccine ra thị trường của hãng Pfizer.

  • Mệt mỏi: Mặc dù mệt mỏi là một tác dụng phụ phổ biến đối với nhiều loại vaccine, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra suy nhược và lo lắng cho người dùng. Ít nhất có 121.200 trường hợp mệt mỏi mạn tính sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã được báo cáo trên hệ thống VAERS, trong đó khoảng 40 phần trăm, tức là 49.000 trường hợp, được báo cáo là không hồi phục.
  • Suy nhược: Mặc dù tình trạng suy nhược thường được hiểu là mệt mỏi, nhưng thực ra suy nhược được định nghĩa là cảm giác yếu, thiếu năng lượng về cả thể chất lẫn tinh thần. Hơn 34.000 trường hợp suy nhược đã được báo cáo, chủ yếu ở nhóm người từ 30 tuổi trở lên, với gần 41% được báo cáo là chưa hồi phục.
  • Tử vong: Hơn 12.000 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã được báo cáo trên hệ thống VAERS. Các nhà nghiên cứu độc lập chỉ ra những thành phần khác nhau và các lô vaccine khác nhau ở những trường hợp này. Họ cũng đưa ra các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tử vong có thể liên quan đến tình trạng huyết khối và tắc nghẽn động mạch. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia (NIH) tài trợ đã phỏng đoán rằng trong số các tác dụng phụ của vaccine, sốc phản vệ (là tình trạng dị ứng mức độ nặng) có thể đã góp phần gây ra những trường hợp tử vong này. Hơn 25% số trường hợp tử vong được báo cáo xảy ra trong vòng bảy ngày đầu tiên sau khi tiêm vaccine.
  • Đổ mồ hôi đêm: Đã có 3.100 trường hợp báo cáo tình trạng đổ mồ hôi đêm sau khi tiêm vaccine, ít hơn nhiều so với 24.000 trường hợp báo cáo có hiện tượng tăng tiết mồ hôi. Mặc dù tình trạng đổ mồ hôi đêm thường lành tính nếu không đi kèm các triệu chứng khác. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng khi tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng khác như mệt mỏi và sụt cân.

Các tác dụng phụ về miễn dịch

  • COVID-19: Là tác dụng phụ xếp thứ chín với hơn 68.000 trường hợp nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vaccine được báo cáo trên hệ thống VAERS. Một số nghiên cứu chỉ ra một vài tháng sau khi tiêm vaccine mRNA, khả năng miễn dịch chống lại COVID của người dùng sẽ giảm từ mức có hiệu quả cao (nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể), thành hiệu quả thấp hơn. Các nhà khoa học thường hiểu khái niệm “hiệu quả thấp hơn” của vaccine có nghĩa là vaccine sẽ “làm tăng mức độ nhạy cảm” đối với COVID ở “những người đã được tiêm vaccine so với những người chưa tiêm”.
    Do đó, hiệu quả thấp hơn như vậy cho thấy rằng tác dụng của các mũi vaccine không chỉ giảm dần mà còn có thể khiến những người đã tiêm vaccine dễ nhiễm COVID hơn so những người chưa tiêm. Tất cả các loại vaccine COVID đều được thiết kế để cơ thể có thể tiếp xúc với protein gai—một cấu trúc đặc biệt của vi rút COVID có vai trò thiết yếu trong cơ chế gây bệnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với loại protein này có thể khiến các tế bào miễn dịch phản ứng kém hơn và làm gián đoạn cơ chế miễn dịch bẩm sinh, vì vậy dẫn đến việc cơ thể phản ứng không kịp thời trong những trường hợp bị nhiễm trùng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã phát hiện rằng khi tiêm các hạt nano lipid có trong vaccine mRNA vào chuột, số lượng tế bào miễn dịch và phản ứng miễn dịch đều suy giảm.
  • Virus herpes zoster (VZV): Có hơn 7.700 báo cáo về các trường hợp nhiễm vi rút VZV sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Các báo cáo này không chỉ rõ những trường hợp trên là nhiễm vi rút VZV lần đầu hay do tái phát; một số nghiên cứu đã ghi nhận sự tái phát của vi rút VZV ở những người tiêm vaccine phòng COVID-19. Trước đây sự tái phát của những loại vi-rút tiềm ẩn như VZV sau khi tiêm vaccine khá hiếm và thường chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi hoặc những người có cơ thể yếu, và do đó tình trạng này được xem là dấu hiệu của sự suy giảm hệ miễn dịch.
  • Quá mẫn: Hơn 4.900 trường hợp có phản ứng dị ứng đã được báo cáo. Các biểu hiện dị ứng có thể là tình trạng viêm, sưng, đỏ, ngứa hoặc khó thở trong trường hợp sốc phản vệ. Phản ứng dị ứng có thể được kích hoạt bởi những thành phần có trong vaccine.
  • Viêm: Viêm là một phản ứng thường gặp khi cơ thể bị tổn thương hoặc tiếp xúc với những vật lạ và chất độc. Trong những trường hợp khi bệnh nhân có các triệu chứng như sưng, đau, đỏ, hoặc thậm chí là khó thở đều có thể là do tình trạng viêm. Các nghiên cứu về protein gai của vi rút SARS-CoV-2 cho thấy loại protein này có khả năng gây viêm cao. Vì vậy, cơ chế này có thể là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng sau khi tiêm vaccine.

Triệu chứng thần kinh

  • Thay đổi cảm giác: Triệu chứng này bao gồm những trường hợp bệnh nhân có cảm giác “kim châm” (hơn 25.500 ca được báo cáo) hoặc mất cảm giác (hơn 24.300 ca được báo cáo) xuất hiện sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh, tổn thương hoặc giảm lưu lượng máu đến các tế bào thần kinh, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh.
  • Đau: Đau tại chỗ tiêm là hiện tượng thường gặp sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, biểu hiện đau ở tứ chi (với hơn 78.000 ca) và đau dây thần kinh (với hơn 2.900 ca) có thể là dấu hiệu của tình trạng tổn thương thần kinh hoặc có thể là do các bệnh lý tự miễn. Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên kết giữa tình trạng đau dây thần kinh và các loại vaccine mRNA, adenovirus, mặc dù nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ.
  • Ù tai: Hoạt động quá mức của dây thần kinh thính giác có thể tạo ra tiếng ù trong tai. Triệu chứng ù tai hiếm khi được báo cáo ở các loại vaccine trước đây nhưng lại rất phổ biến ở những người tiêm vaccine phòng COVID-19. Số trường hợp ù tai liên quan đến vaccine phòng COVID-19 là hơn 16.000 ca trong số 19.900 ca ù tai liên quan đến vaccine được báo cáo trên hệ thống VAERS. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tình trạng ù tai liên quan đến vaccine hơn.
  • Mất ngủ: Rối loạn giấc ngủ là tác dụng tương đối phổ biến, được cho là do tình trạng hoạt động quá mức của não bộ, với hơn 9.800 trường hợp đã được báo cáo. Có khả năng một số trường hợp mất ngủ có liên quan đến chứng ù tai do vaccine bởi vì tình trạng ù tai cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Run: Số bệnh nhân được mô tả là có biểu hiện run hoặc có những cử động không tự ý liên quan đến vaccine phòng COVID-19 ước tính chiếm khoảng 0,002–0,02 phần trăm số người đã tiêm vaccine. Mặc dù triệu chứng run không gây ra các bệnh lý khác, nhưng chúng thường liên quan đến các bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson. Một số triệu chứng phổ biến khác xảy ra sau khi tiêm vaccine như co thắt hoặc co giật cơ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng run, trong đó co thắt cơ là tình trạng co cơ không tự ý và co giật cơ là tình trạng giật nhẹ một phần nhỏ của cơ. Cho đến nay, đã hơn 15.000 trường hợp có triệu chứng run được báo cáo cho VAERS.
  • Lo âu: Là một triệu chứng tâm thần ảnh hưởng đến hơn 9.000 người đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Lo âu được giả thuyết là do sự mất cân bằng của các trung tâm điều hòa cảm xúc cũng như có liên quan đến sự thay đổi nồng độ các chất trong não.
  • Hội chứng sương mù não: Cơ sở dữ liệu VAERS cho thấy có hơn 6.700 trường hợp xuất hiện tình trạng lú lẫn sau khi tiêm vaccine, hơn 2.200 trường hợp báo cáo tình trạng suy giảm trí nhớ và hơn 560 trường hợp báo cáo các vấn đề về tư duy. “Sương mù não” là một thuật ngữ dùng để mô tả một loạt các triệu chứng thường bao gồm cả tình trạng lú lẫn và rối loạn chức năng trí nhớ, tư duy, tập trung và sự minh mẫn. Một nghiên cứu thực hiện trên chuột vào năm 2020 được công bố trên tạp chí Nature cho thấy protein gai có thể vượt qua hàng rào máu não. Một nghiên cứu khác báo cáo về việc tìm thấy protein gai trong các tế bào thần kinh và mạch máu não khi khám nghiệm cơ thể của những người đã tiêm vaccine COVID-19.
  • Thay đổi vị giác và khứu giác: Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhiều người có biểu hiện mất vị giác (hơn 5.500 trường hợp) và khứu giác (hơn 4.400 trường hợp) hoặc có hiện tượng thay đổi vị giác (hơn 4.900 trường hợp) và thay đổi khứu giác - đó là khi những người này cảm thấy những mùi dễ chịu lại biến thành mùi hôi. Những triệu chứng này giống với triệu chứng ở những người nhiễm COVID-19. Những thay đổi này có thể xảy ra độc lập hoặc có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và làm sụt cân. Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của sự thoái hóa hoặc hủy hoại tế bào thần kinh.
  • Liệt mặt: Đây là một tình trạng tương đối hiếm gặp và thường chỉ là tạm thời khi các cơ vùng mặt bị yếu hoặc liệt, dẫn đến hiện tượng mặt xệ xuống. Tình trạng này thường liên quan đến việc nhiễm virus hoặc do viêm dây thần kinh mặt. Liệt mặt thường ảnh hưởng đến một bên mặt, mặc dù trong một số ít trường hợp, có thể ảnh hưởng đến cả hai bên mặt. Cho đến nay, hơn 3.700 trường hợp liệt mặt đã được báo cáo trên hệ thống VAERS. Một bài báo năm 2022 đã đánh giá 17 báo cáo về bệnh liệt mặt và vaccine COVID-19 cho thấy những người gặp tình trạng này thường bị liệt ở vùng mặt bên trái. Liệt mặt có thể xảy ra trong vòng 48 ngày kể từ thời điểm tiêm vaccine. Hiện tượng liệt mặt cũng đã được đưa vào Bảng báo cáo các tác dụng phụ sau khi đưa vaccine ra thị trường của hãng Pfizer. Tình trạng liệt mặt thường không nghiêm trọng và có thể hồi phục, mặc dù các triệu chứng có thể tái phát.

Các bệnh lý cơ xương khớp

  • Các triệu chứng cơ xương khớp: Đây là những triệu chứng được ghi nhận rõ ràng về mối liên quan với vaccine COVID-19, bao gồm yếu, cứng ở cơ và khớp, suy giảm khả năng vận động, rối loạn thăng bằng và té ngã. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy có 66 người bị viêm khớp trong khoảng thời gian ngắn từ 11 đến 13 ngày sau khi tiêm vaccine, mặc dù trước đó những người này không có tiền sử về các bệnh cơ xương khớp hoặc các bệnh lý liên quan khác. vaccine cũng có thể gây ra các bệnh cơ xương khớp tự miễn; trong một nghiên cứu theo dõi 1.519 người mắc các bệnh lý cơ xương khớp có 5% số người trong nghiên cứu có các đợt bùng phát cấp và 0,1% số người xuất hiện các triệu chứng nặng sau khi tiêm vaccine.

Các tác dụng phụ tim mạch

  • Đánh trống ngực: Hơn 16.300 trường hợp đánh trống ngực với biểu hiện là nhịp tim nhanh hơn, mạnh hơn hoặc không đều, đã được báo cáo cho VAERS. Những than phiền về hiện tượng đánh trống ngực rất phổ biến nhưng thường lành tính. Triệu chứng này thường liên quan đến tình trạng lo âu, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm và cần quan tâm như nhịp nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Tăng huyết áp: Hơn 7.700 trường hợp tăng huyết áp (huyết áp cao), có liên quan cũng như đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đã được báo cáo. Một bài đánh giá đã phân tích 6 nghiên cứu trên 357.387 người cho thấy có 3,2%, tức là 13.444 bệnh nhân có biểu hiện huyết áp cao hơn hoặc huyết áp bất thường sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Một nghiên cứu khác về tác dụng phụ tăng huyết áp ghi nhận hiện tượng huyết áp của 9 bệnh nhân có bệnh nền tăng huyết áp đã tăng đến mức độ 3, tức là huyết áp cao hơn 180/110 trong vòng vài phút sau khi tiêm vaccine.
  • Nhịp tim nhanh: Nhịp tim nhanh là hiện tượng nhịp tim của một người tăng quá 100 nhịp một phút. Đây là một yếu tố dự báo quan trọng của bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác, với hơn 7.000 trường hợp đã được báo cáo trên hệ thống VAERS.
  • Da xanh xao: Trái ngược với ảnh hưởng của tình trạng huyết áp cao, một khuôn mặt nhợt nhạt xanh xao báo hiệu hiện tượng giảm lưu lượng máu và là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng huyết áp thấp. Biểu hiện da nhợt nhạt sẽ rất đáng lo ngại nếu xuất hiện đột ngột, vì những người này có thể bị ngất do huyết áp giảm đột ngột và đó cũng có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Có hơn 6.300 trường hợp xanh xao đã được báo cáo trên hệ thống VAERS .
  • Huyết khối: FDA chủ yếu tập trung vào mối liên hệ giữa vaccine J&J COVID (loại vaccine sử dụng vector adenovirus thay cho mRNA) và nguy cơ hình thành huyết khối. VAERS đã ghi nhận hơn 5.100 báo cáo về việc xuất hiện huyết khối sau khi tiêm vaccine COVID-19, và huyết khối sau khi tiêm vaccine Pfizer và vaccine Moderna mRNA chiếm phần lớn trong số các báo cáo này với hơn 3.900 trường hợp.

    vaccine mRNA được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với vaccine adenovirus. Các nghiên cứu chỉ ra rằng protein gai của vaccine mRNA có thể liên kết với các tế bào hồng cầu và tạo thành cục máu đông. Cùng với những cục máu đông này, hơn 3.800 trường hợp tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ cũng đã được báo cáo. Đột quỵ thường do sự tắc nghẽn mạch máu não do các cục máu đông.
  • Viêm cơ tim: Mặc dù có nhiều báo cáo trên các phương tiện truyền thông và nhiều nghiên cứu về tình trạng viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID, nhưng trong số các tác dụng phụ tim mạch được liệt kê trong bài viết này, viêm cơ tim có số lượng trường hợp được báo cáo thấp nhất. Hơn 2.800 trường hợp đã được báo cáo trên hệ thống trong đó những trường hợp nặng chiếm gần 70% tổng số báo cáo về viêm cơ tim. Có khả năng nhiều trường hợp viêm cơ tim nhẹ chưa được báo cáo hoặc chưa được chẩn đoán. Theo dữ liệu của VAERS, nam thanh niên dưới 40 tuổi đã tiêm vaccine mRNA dường như gặp tác dụng phụ này nhiều hơn những nhóm khác. Tùy thuộc vào mức độ nặng của từng trường hợp, bệnh nhân viêm cơ tim vẫn có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, viêm cơ tim mạn tính có thể làm tim giãn và gây ra các vấn đề tim mạch khác, từ đó có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch về sau.

Tác dụng phụ tại phổi

  • Viêm phổi: Hơn 5.000 trường hợp viêm phổi do COVID-19 và 4.100 trường hợp viêm phổi sau khi tiêm vaccine COVID đã được báo cáo. Cả hai trường hợp này đều là dấu hiệu của sự suy yếu hoặc rối loạn hệ miễn dịch, vì những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thường có thể loại bỏ tác nhân gây viêm trước khi chúng gây ra hiện tượng viêm và ứ dịch trong phế nang. vaccine COVID có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh viêm phổi. Mẫu sinh thiết phổi của những người đã tiêm vaccine vẫn tìm thấy protein gai sau 9 tháng. Theo các báo cáo, bệnh nhân đã có các triệu chứng hô hấp từ khi tiêm vaccine.
  • Thuyên tắc phổi: Đây là một bệnh lý nặng xảy ra khi các cục máu đông hình thành trong mạch máu phổi, làm giảm lưu lượng máu đến phổi, gây tổn thương mô, làm suy giảm chức năng phổi đồng thời làm giảm nồng độ oxy trong máu. Những người có tình trạng thuyên tắc phổi có thể ho nhiều và cảm thấy khó thở. Ít nhất đã có hai báo cáo case lâm sàng ghi nhận tình trạng thuyên tắc phổi sau khi tiêm vaccine COVID-19 ở Hoa Kỳ. Thuyên tắc phổi cũng được báo cáo ở những người nhiễm COVID-19, nhưng một nghiên cứu khác cho thấy có rất ít tài liệu ủng hộ giả thuyết rằng tình trạng nhiễm vi rút làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi. Hơn 3.700 trường hợp thuyên tắc phổi sau khi tiêm vaccine đã được báo cáo.
  • Suy hô hấp cấp: Với hơn 3.200 báo cáo, tình trạng nguy hiểm này xảy ra khi phổi không thể đáp ứng đủ nhu cầu oxy hoặc không thể đào thải hiệu quả carbon dioxide. Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát mà các bác sĩ có thể đảo ngược tình trạng này hoặc không.

Các tác dụng phụ nội tiết

  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Đã có hơn 11.500 trường hợp thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó bao gồm kinh nguyệt nhiều bất thường, kéo dài, thường xuyên hơn, không đều hoặc ít và ngưng kinh nguyệt. Những thay đổi này được quan sát thấy ở nhóm phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi 45–55 và những phụ nữ tiền mãn kinh, thường từ 40 đến 44 tuổi. Tuy nhiên, tác dụng phụ này cũng được báo cáo ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đặc biệt đáng báo động là hiện tượng này cũng được báo cáo ở một số trường hợp gồm những trẻ em 3, 4 và 5 tuổi hoặc phụ nữ từ 60 đến trên 80 tuổi và một số trường hợp rất hiếm là trẻ sơ sinh- đây là những đối tượng không thể có chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt là do sự tăng giảm nồng độ estrogen và progesterone trong máu. Sự thay đổi đột ngột chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn chức năng nội tiết, sự hình thành u xơ—sự phát triển của khối u cơ trong tử cung—hoặc những bệnh ít phổ biến hơn nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bốc hỏa: Cảm giác nóng đột ngột ở mặt, cổ và phần trên cơ thể thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh khi nồng độ estrogen và progesterone giảm. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng hiện tượng bốc hỏa cũng có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi 40 đang ở trong thời kỳ tiền mãn kinh. Hệ thống VAERS có 1.241 báo cáo về các trường hợp cơn bốc hỏa ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và 31 trường hợp ở các bé gái từ 6 đến 17 tuổi. Ngoài ra còn có 727 trường hợp báo cáo hiện tượng này ở nam giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bốc hỏa ở nam giới thường là do tình trạng giảm nồng độ testosterone, chính là tình trạng xảy ra trong quá trình điều trị ung thư có ức chế nội tiết tố hoặc do rối loạn chức năng tinh hoàn.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Đức Nhân biên dịch

Xem bài gốc tại đây: https://www.theepochtimes.com/health/slew-of-unusual-adverse-events-becoming-more-common-after-covid-vaccine-rollout_4872672.html



BÀI CHỌN LỌC

Hàng loạt tác dụng phụ ít gặp đã trở nên phổ biến sau khi triển khai tiêm vaccine COVID