Hãy biến COVID trở thành một phần của cuộc sống - Đây là cách thức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu biết cách hệ miễn dịch hoạt động như thế nào, nhiều người có thể đã không bị lung lay vì sợ hãi.

Đại dịch COVID-19 đã kéo dài hơn hai năm rưỡi. Virus đột biến liên tục. Vaccine và các lần nhiễm bệnh trước đều không thể bảo vệ chúng ta hoàn toàn trước các biến chủng mới xuất hiện. Các biến chủng phụ Omicron BA.4/5 xuất hiện gần đây là một minh chứng.

Trên thực tế, tác dụng chính của việc tiêm vaccine là giúp cơ thể tạo ra các kháng thể trung hòa. Tuy nhiên, chúng chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống miễn dịch tự nhiên tinh vi của con người. Nói cách khác, kháng thể giảm không có nghĩa là chúng ta mất khả năng miễn dịch tự nhiên đối với các chủng đột biến. Cơ thể có khả năng chống lại virus SARS CoV 2 và các virus mới khác thông qua miễn dịch tự nhiên. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết cách hệ miễn dịch thực hiện điều đó.

Miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng cơ thể đề kháng trước sự tấn công của các loại bệnh, virus, nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng, các chất gây dị ứng và những tế bào gây ung thư.

Con người có hai loại miễn dịch: Tự nhiên và mắc phải. Miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) giúp bảo vệ chúng ta khỏi tất cả các loại mầm bệnh. Miễn dịch mắc phải (thích ứng) đạt được thông qua tiêm phòng hoặc bị nhiễm các mầm bệnh, bao gồm cả virus, vi trùng.

Một thử nghiệm lâm sàng trên 36 tình nguyện viên khỏe mạnh ở Anh được công bố trên tạp chí Nature. Những người này từ 18 đến 29 tuổi chưa từng nhiễm hoặc tiêm phòng vaccine COVID-19. Họ được theo dõi 14 ngày sau khi cho tiếp xúc virus SARS-CoV-2 loại hoang dã qua đường mũi. Kết quả, 17 người không hề bị nhiễm virus. Một bệnh nhân có kháng thể trong máu, nhưng không có triệu chứng, không phát hiện virus trong dịch họng. 18 người còn lại đều bị nhiễm bệnh có triệu chứng. Cả virus và kháng thể đều có trong máu của họ.

Tiến sĩ Yuhong Dong là Giám đốc Khoa học của một công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ, chuyên gia phát triển thuốc kháng virus và các bệnh truyền nhiễm. Bà cho biết, miễn dịch tự nhiên của 18 người đầu tiên đủ mạnh để chiến thắng virus. Trong khi đó, khả năng miễn dịch này của nửa nhóm sau yếu hơn. Vì vậy, họ phải nhờ đến miễn dịch mắc phải để chống lại virus. Điều đó dẫn đến việc tạo ra các kháng thể và gia tăng mức độ protein gây viêm trong máu. Cuối cùng, virus cũng bị tiêu diệt. Nhưng phải trả giá bằng hy sinh vô số tế bào miễn dịch như đại thực bào hoặc tế bào tiêu diệt tự nhiên.

5 hàng rào miễn dịch của con người

Khả năng miễn dịch của con người tương tự như một mạng lưới phòng thủ nhiều lớp. Nó bao gồm 5 hàng rào.

1. Hàng rào vật lý

Hàng rào đầu tiên của hệ miễn dịch bao gồm da, mũi và mắt. Khi virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đầu tiên các sợi lông mũi sẽ cố gắng chặn chúng, thông qua hắt hơi. Nước mũi và chất nhầy trên bề mặt cổ họng, khí quản và phế quản có thể bẫy virus. Sau đó, virus sẽ bị tống ra khỏi cơ thể bằng cách hắt hơi hoặc ho. Đôi mắt hoạt động theo cách tương tự. Nó tiết ra nước mắt để tiêu diệt và loại bỏ virus cùng chất độc ra khỏi cơ thể.

Epoch Times Photo
(Epoch Times)

2. Hàng rào tế bào biểu mô và interferon

Các tế bào biểu mô nằm trên bề mặt mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi. Chúng tạo nên lớp lót bên trong đường hô hấp. Khi virus xâm nhập vào các tế bào biểu mô, sẽ kích hoạt cơ chế tiêu diệt virus tự động, thông qua sản xuất interferon, những chất có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus. Ở những người có khả năng miễn dịch mạnh, chỉ riêng cơ chế tiết interferon cũng đủ để loại bỏ các virus.

Interferon được sản xuất bởi nhiều tế bào miễn dịch (như bạch cầu, tế bào giết tự nhiên, lympho T gây độc tế bào, và lympho T). Nó không trực tiếp tiêu diệt virus. Các interferon “can thiệp” bằng cách hướng dẫn các tế bào sản xuất nhiều protein kháng virus, tăng cường cơ chế tiêu diệt virus thông qua các con đường nội bào và kích hoạt các tế bào miễn dịch bẩm sinh.

Các interferon được tạo ra trong giai đoạn đầu của bệnh có thể làm chậm quá trình nhân lên của virus. Do đó, làm chậm quá trình lây lan virus ra toàn bộ cơ thể. Đồng thời, giúp cơ thể có thêm thời gian loại bỏ virus để giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Bài báo của Tiến sĩ Vincent Feuillet từ Viện nghiên cứu sức khỏe và y học quốc gia Pháp (INSERM), đăng trên tạp chí Trends in Immunology năm 2021 cho thấy, việc nhiễm COVID-19 phụ thuộc vào khả năng sản xuất interferon type I (IFNa / ß) của một cá nhân nhanh hay chậm. Nếu cơ thể có khả năng sản xuất nhanh interferon type I, thì virus có thể bị loại bỏ trực tiếp và nhanh chóng. Chúng có rất ít khả năng sống sót. Ngược lại, nếu cơ thể không sản xuất ra được interferon, hoặc ở trong tình trạng viêm mãn tính, thì không thể nhanh chóng loại bỏ virus. Kết quả là gây ra phản ứng viêm có hại.

Do đó, khả năng sản xuất interferon nhanh chóng của cơ thể đảm bảo sự thành công trong cuộc chiến với virus. Nó giống như nhóm đầu tiên và nhóm thứ hai trong thử nghiệm lâm sàng trước đó ở Anh.

Epoch Times Photo
(Epoch Times)

Nghiên cứu này đã chỉ ra vai trò quan trọng đã được chứng minh của interferon trong việc chống lại COVID-19. Những người tiết ra nhiều interferon hơn trong giai đoạn đầu nhiễm virus có thể bị bệnh nhẹ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Louisville đã xuất bản một bài báo vào năm 2021 trên tạp chí Nature. Họ cho rằng có mối tương quan nghịch giữa phản ứng interferon ở giai đoạn đầu của nhiễm COVID-19 và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tức là, nếu số lượng interferon càng nhiều thì bệnh càng nhẹ.

3. Hàng rào tế bào miễn dịch bẩm sinh

Vì các biến thể phụ Omicron có khả năng lây truyền cao hơn các chủng trước đó, các nhà khoa học lo ngại về khả năng né tránh miễn dịch của virus. Họ đang tích cực phát triển vaccine mới để đối phó với các biến thể mới. Trên thực tế, không cần phải hoảng sợ. Vì nếu 3 hàng rào miễn dịch đầu tiên của con người đủ mạnh, chúng có thể chống lại tất cả các loại biến thể COVID-19.

Hàng rào thứ ba bao gồm các tế bào miễn dịch bẩm sinh, như bạch cầu hạt, đại thực bào, tế bào đuôi gai và tế bào giết tự nhiên.

Epoch Times Photo
(Epoch Times)

Có 3 loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ưa bazơ.

Bạch cầu trung tính chiếm đa số trong cơ thể và được sản sinh rất nhanh. Chúng phản ứng đầu tiên với các bệnh nhiễm trùng và đóng vai trò như cảnh sát tuần tra trong miễn dịch bẩm sinh.

Bạch cầu ái toan rất hiệu quả trong việc chống lại ký sinh trùng. Ký sinh trùng là những sinh vật đa bào mà các tế bào miễn dịch gặp khó khăn khi nuốt. Tuy nhiên, thay vì nuốt, bạch cầu ái toan tấn công chúng bằng cách giải phóng các chất hóa học xâm nhập vào màng tế bào. Vì vậy, bạch cầu ái toan đóng vai trò “công nhân khử trùng”. Ngoài ra, chúng kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể bằng cách giải phóng các chất hóa học. Chúng là những yếu tố phổ biến trong các phản ứng dị ứng, như “lính cứu hỏa”.

Các đại thực bào có thể nhấn chìm số lượng lớn mầm bệnh. So với bạch cầu trung tính, đại thực bào có khả năng tấn công mầm bệnh cao hơn và trong thời gian dài hơn. Ngoài đại thực bào, còn có một loại tế bào đuôi gai có thể nuốt các mầm bệnh.

Sau khi các đại thực bào và tế bào đuôi gai nuốt một mầm bệnh, chúng sẽ phân tích nó và chuyển thông tin liên quan đến hệ thống miễn dịch mắc phải để có thêm hành động chống lại “kẻ thù”. Chúng là “cầu nối giao tiếp” hay “người đưa tin” giữa hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hệ thống miễn dịch mắc phải. Mặc dù chức năng của chúng tương tự nhau, nhưng chúng có thế mạnh riêng. Các đại thực bào mạnh hơn trong quá trình thực bào, giống như "cảnh sát chống bạo động".Trong khi các tế bào đuôi gai có khả năng phân tích và truyền thông tin tốt hơn, giống như “người truyền tin”.

Tế bào sát thủ tự nhiên cũng là một phần của đội quân tiên phong của hệ thống miễn dịch tự nhiên. Chúng chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu diệt các tế bào nhiễm virus và các tế bào ung thư đột biến trong cơ thể.

Hệ thống bổ thể giống như những viên đạn có thể tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn, virus hoặc các tế bào bất thường khác nhau. Nó cũng thúc đẩy khả năng hấp thụ mầm bệnh của các tế bào thực bào thông qua “tác dụng điều hòa” của mình. Nói cách khác, nếu mầm bệnh là khoai tây nghiền thì hệ thống bổ thể sẽ là nước thịt làm tăng thêm hương vị để khuyến khích các tế bào thực bào tiêu thụ nhiều mầm bệnh hơn. Hệ thống bổ thể có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch khác, như phản ứng viêm và tiết các chất điều hòa miễn dịch.

Epoch Times Photo
(Epoch Times)

4. Hàng rào tế bào T (lympho)

Tế bào T là tế bào lympho, nó đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch mắc phải. Có hai loại tế bào lympho T: Tế bào lympho T trợ giúp và tế bào lympho T gây độc tế bào. Loại trước “giúp đỡ” các tế bào khác của hệ thống miễn dịch, loại sau tiêu diệt các tế bào và khối u bị nhiễm virus.

Tế bào T có nhiều thụ thể trên bề mặt và chúng chỉ có thể liên kết với một hình dạng của kháng nguyên. Khi một thụ thể của tế bào T phù hợp với kháng nguyên virus trên một tế bào bị nhiễm, tế bào T gây độc tế bào sẽ tiết ra độc tố để tiêu diệt nó. Tế bào T gây độc tế bào cũng có thể tiêu diệt các tế bào ngoại lai và ung thư.

Tế bào T trợ giúp đóng vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại virus. Nó được ví như “tướng” của miễn dịch mắc phải.

5. Hàng rào tế bào B

Hàng rào miễn dịch cuối cùng bao gồm các tế bào B, là một loại tế bào lympho khác. Tế bào B tạo ra kháng thể, liên kết với mầm bệnh hoặc chất độc để vô hiệu hóa virus. Ngoài ra, tế bào B có thể trình diện kháng nguyên và tiết ra cytokine .

So với 3 hàng rào đầu tiên, phản ứng của tế bào T và B tương đối chậm. Chúng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các gen và protein của virus cụ thể. Ví dụ: các biến thể COVID-19 khác nhau yêu cầu các tế bào T và B khác nhau. Do đó, cần phải tấn công các tế bào bị nhiễm virus trực tiếp theo các đặc tính của kháng nguyên.

Nếu các tế bào B được kích hoạt chủ yếu bằng cách tiêm ngừa, khi một biến thể mới xuất hiện với nhiều đột biến, các kháng nguyên ban đầu có thể không hoạt động. Vì vậy, phải liên tục phát triển vaccine mới để theo kịp các đột biến của virus.

Con đường tiến bước sáng suốt

Nếu chúng ta chỉ dựa vào vaccine để chống lại SARS-CoV-2, thì vaccine cần phải được cập nhật liên tục để bắt kịp các đột biến không ngừng của các chủng virus.

Tuy nhiên, trung bình phải mất ít nhất 8 tháng để sản xuất một loại vaccine COVID, chậm hơn rất nhiều so với tốc độ virus có thể đột biến. Một đột biến mới xuất hiện sau mỗi 4 hoặc 5 tháng. Do đó, có ​​ít nhất 7 chủng chính trong suốt 32 tháng qua (chủng gốc, D614G, alpha, beta, delta, omicron BA1, BA4/5).

May mắn thay, con người có 4 lớp miễn dịch đầu tiên, có thể giúp chúng ta bảo vệ tốt trước bất kỳ loại virus nào, không phụ thuộc vào các tế bào B hoặc các kháng thể trung hòa.

Theo Tiến sĩ Dong, một cách hợp lý và hiệu quả hơn để tránh nhiễm COVID-19 là tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng, như hai nhóm đầu trong nghiên cứu thực nghiệm ở Anh được đề cập trước đó.

Chúng ta có thể làm một số điều để cải thiện khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi lành mạnh, tâm trạng ổn định và vui vẻ đều rất quan trọng. Mặc dù nghe có vẻ khó tin nhưng việc tôn vinh các giá trị truyền thống, quan tâm hơn đến người khác có thể cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch tổng thể của các tế bào.

Khi có khả năng miễn dịch mạnh mẽ, chúng ta có thể chung sống hòa bình với virus COVID-19 mà không cần lo lắng về các đột biến hoặc vaccine hết tác dụng.

Cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch

Việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cơ bản, bổ sung hợp lý các vitamin và nguyên tố vi lượng giúp duy trì cấu trúc và chức năng bình thường của hàng rào miễn dịch đầu tiên.

Chế độ ăn uống cung cấp nhiên liệu và các vật liệu cho hệ thống miễn dịch hoạt động, sản xuất protein và tế bào mới. Nó cũng cần cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình chuyển hóa tế bào miễn dịch và các chức năng kháng virus.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Vitamin C: Nó có thể giúp cho sự biệt hóa và tăng sinh của các tế bào T và B. Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
  • Vitamin D: Nó có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của nhiễm virus. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức vitamin D trong huyết thanh đầy đủ có thể giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng.
  • Kẽm: Nó giúp kích hoạt các tế bào bạch cầu (tức là tế bào miễn dịch) và rất cần thiết cho việc chữa lành vết thương. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt, rau muống, các loại hạt.

Vitamin C, vitamin E, kẽm, selen và axit béo omega-3 có thể bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và viêm.

Những điều cần tránh bao gồm:

  • Ăn nhiều muối: Nó phá hủy các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, do đó làm tăng tình trạng viêm mạn tính trong ruột, gây bất lợi cho các nỗ lực chống virus của hệ thống miễn dịch.
  • Ăn nhiều đường: Nó làm hỏng các tế bào thực bào (chúng nuốt vi trùng) và vi khuẩn đường ruột. Tiêu thụ nhiều đường gây ra tình trạng viêm mạn tính, gây hại cho sự bài tiết interferon trong các tế bào biểu mô. Nó cũng cản trở chức năng kháng virus của các tế bào miễn dịch tự nhiên, tế bào T và tế bào B.

Thói quen lành mạnh

Để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19, hãy chú ý đến vệ sinh cá nhân. Ví dụ, rửa tay và tắm rửa thường xuyên để loại bỏ virus nếu chúng ta đã tiếp xúc với chúng.

Chúng ta nên bỏ thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc làm hỏng cấu trúc của da, làm tăng tốc độ lão hóa da và phá hủy khả năng sản xuất interferon của các tế bào biểu mô đường hô hấp. Hút thuốc được phát hiện có liên quan đến mức độ nặng của bệnh và tăng nguy cơ tử vong sau khi nhập viện do nhiễm COVID-19.

Chúng ta cũng nên bỏ uống rượu, vì nó làm tổn thương các tế bào biểu mô, tế bào T và tế bào B.

Duy trì một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc và có chất lượng vào ban đêm, là điều quan trọng để hệ thống miễn dịch tự phục hồi và hoạt động hết công suất. Trong khi ngủ, các hormone quan trọng (hormone tăng trưởng và melatonin) giúp tăng cường khả năng miễn dịch tế bào và bẩm sinh.

Dành thời gian để tập thể dục và gần gũi với thiên nhiên. Ví dụ, các chuyến đi dã ngoại trong rừng có thể thúc đẩy các chức năng của tế bào tiêu diệt tự nhiên. Đây là những chuyến thăm nhàn nhã ngắn ngủi đến một khu rừng. Một loạt nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những chuyến đi như vậy dẫn đến sự gia tăng hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên cả về chất lẫn lượng.

Epoch Times Photo
Chuyến đi dã ngoại trong rừng dẫn đến sự gia tăng hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên cả về chất lẫn lượng. (Epoch Times)

Tập thể dục cũng có thể giúp chúng ta duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Vì béo phì gây ra tình trạng viêm mạn tính và chống lại khả năng diệt virus của hệ thống miễn dịch.

Ngồi thiền cũng là một cách để tăng cường khả năng miễn dịch, vì thiền làm giảm viêm mạn tính, duy trì sự trẻ hóa tế bào và tăng cường khả năng kháng virus. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định, Thái Cực Quyền và khí công có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch diệt virus bẩm sinh. Điều này giúp chúng ta tránh khỏi chứng viêm mạn tính.

Sức khỏe tâm thần và tinh thần

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Brain, Behavior, Immunity vào tháng 2 năm 2021, một số học giả từ Vương quốc Anh và Đài Loan đề xuất rằng ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, hỗ trợ tâm lý cũng là một giải pháp hữu hiệu. Nó giúp cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng cường khả năng miễn dịch tâm thần kinh của họ đối với đại dịch.

Do mức độ phức tạp và khả năng biến đổi của virus, chỉ riêng thuốc không có hiệu quả. Chúng ta có thể xem xét khai thác khía cạnh tâm thần, thực hành lối sống lành mạnh để nâng cao khả năng miễn dịch tổng thể và khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Nội tâm bình hòa

Theo một bài báo được công bố trên tạp chí Brain, Behavior, Immunity, những người trầm cảm có tế bào lympho giảm phản ứng, suy yếu trước virus. Các tế bào giết tự nhiên giảm hoạt động,

dẫn đến khả năng miễn dịch diệt virus trong cơ thể suy yếu, khiến họ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn.

Ngoài ra, trầm cảm làm tăng sản xuất các chất gây viêm, chẳng hạn như cytokine tiền viêm và chemokine, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Cảm xúc tiêu cực kết hợp với căng thẳng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Vòng luẩn quẩn này khiến mọi người dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn, chúng ta cần đạt được sự bình an nội tâm. Để mọi thứ diễn ra tự nhiên đôi khi là một sự giải thoát. Duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ sẽ giúp nuôi dưỡng khả năng miễn dịch của chúng ta.

Khả năng miễn dịch của người già bị suy giảm. Tuy nhiên, một nữ tu người Pháp 117 tuổi, người cao tuổi nhất châu Âu, đã hồi phục đáng kể sau khi bị nhiễm COVID-19 vào đầu năm 2021. Theo bác sĩ Dong, sự hồi phục của người phụ nữ này có lẽ là do “trái tim yêu thương và nội tâm yên bình liên quan đến niềm tin của bà”.

Làm thế nào người ta có thể đạt được sự bình an trong nội tâm? Trung thực cũng là một cách.

Không trung thực làm tổn hại đến khả năng miễn dịch của chúng ta. Khi ai đó nói dối, mức độ cortisol của người đó cao hơn bình thường. Trên thực tế, phản ứng cortisol ở những người nói dối cao hơn đáng kể so với những người nói thật.

Phản ứng cortisol càng cao, thì mức độ hormone căng thẳng này càng cao trong cơ thể. Corticoid có tác dụng ức chế tế bào miễn dịch, do đó ức chế khả năng chống lại virus của cơ thể. Vì vậy, hành vi không trung thực có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của bản thân.

Tuân theo các giá trị truyền thống

Tin hay không thì tùy, việc tuân theo các giá trị truyền thống cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể của các tế bào. Một bài báo được xuất bản vào năm 2021 trên tạp chí Anxiety, Stress & Coping chỉ ra 3 chiến lược có thể giúp mọi người giảm lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Điều này có thể giúp họ thoát khỏi đại dịch nhanh hơn.

Ba chiến lược này tuân theo các giá trị truyền thống điển hình: (1) nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc với xã hội, (2) thực hành lòng tốt và (3) lan rộng lòng nhân ái.

Lòng nhân ái và thiện lương

Trong một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS), các chỉ số hệ thống miễn dịch được xem xét trên những người có quan điểm khác nhau. Một quan điểm là hạnh phúc theo chủ nghĩa tín thần, thiên về theo đuổi công lý và mục tiêu cao cả của con người. Quan điểm còn lại là hạnh phúc theo chủ nghĩa khoái lạc, thiên về theo đuổi sự hưởng thụ các giác quan cá nhân.

Người ta đã phát hiện ra rằng, những người theo quan điểm tín thần có biểu hiện gen interferon cao hơn, khả năng sản xuất kháng thể cao hơn và biểu hiện gen viêm thấp hơn đáng kể. Hiệu quả tổng thể của việc biểu hiện gen là thuận lợi hơn cho cơ thể chống lại virus, bao gồm cả SARS-CoV-2.

Theo Tiến sĩ Dong, giữa đại dịch, người ta có thể làm nhiều hơn thế để tăng cường khả năng miễn dịch chứ không chỉ đơn giản là chế độ ăn uống và lối sống. Ủng hộ các giá trị truyền thống của sự trung thực, lòng tốt và lòng nhân ái cũng mang lại những lợi ích to lớn. Khai thác tâm linh có thể giúp tăng cường tiềm năng diệt virus của cơ thể. Điều đó giúp mọi người đối phó tốt hơn với những tác động kéo dài của đại dịch và bất kỳ loại virus mới nổi nào khác./.

Thiện Tâm
Theo Dr. Dong - The Epoch Times

Bạn cũng có thể tìm thấy trạng thái thoải mái nhất, tĩnh tại thông qua tham gia lớp thiền định online tại đây.

Tài liệu tham khảo:

Virological characteristics of the novel SARS-CoV-2 Omicron variants including BA.2.12.1, BA.4 and BA.5 | bioRxiv

Safety, tolerability and viral kinetics during SARS-CoV-2 human challenge in young adults | Nature Medicine

https://www.cell.com/action/showPdf?pii=S1471-4906%2820%2930261-1

Induction of interferon response by high viral loads at early stage infection may protect against severe outcomes in COVID-19 patients | Scientific Reports

Nutrition and immunity: lessons for COVID-19 | European Journal of Clinical Nutrition

Vitamin C and Immune Function – PMC

Pre-infection 25-hydroxyvitamin D3 levels and association with severity of COVID-19 illness | PLOS ONE

Mechanisms in Which Smoking Increases the Risk of COVID-19 Infection: A Narrative Review – PMC

Melatonin, immune function and aging – PMC

Effect of forest bathing trips on human immune function – PMC

The Effects of Tai Chi and Qigong on Immune Responses: A Systematic Review and Meta-Analysis – PMC

https://www.pnas.org/doi/epdf/10.1073/pnas.2110455118

The three frontlines against COVID-19: Brain, Behavior, and Immunity – PMC

Depressive disorders and immunity: 20 years of progress and discovery

Europe’s oldest person, 117-year-old French nun, survives COVID-19 | Reuters

https://haas.berkeley.edu/wp-content/uploads/Carney.HowPowerCorrupts.pdf

Social belonging, compassion, and kindness: Key ingredients for fostering resilience, recovery, and growth from the COVID-19 pandemic

A functional genomic perspective on human well-being | PNAS



BÀI CHỌN LỌC

Hãy biến COVID trở thành một phần của cuộc sống - Đây là cách thức