Hãy giải tỏa cơn giận một cách lành mạnh! (Phần I)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi hét to, nhưng đừng nghĩ quá lâu...

Sự tức giận giống như một con thú hoang đang cố gắng đưa ra một thông điệp khẩn cấp. Bản năng đó càng được kiểm soát tốt, và thông điệp khẩn cấp được giải thích càng tốt, thì cuộc sống của chúng ta và những người xung quanh sẽ càng tốt đẹp hơn.

Do tính chất dễ bốc hỏa của cơn giận, nó thường được coi là một cảm xúc tiêu cực. Nhưng nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Sự tức giận mang lại cho chúng ta cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, có thể thúc đẩy chúng ta thay đổi hành vi, chống lại sự bất công và bảo vệ lợi ích của cộng động. Tuy nhiên, thường thì chúng ta không thể kiểm soát được nguồn sức mạnh này.

Theo bác sĩ Kate Balestrieri, một nhà tâm lý học lâm sàng và pháp y làm việc tại Los Angeles, tức giận là một trong những cảm xúc ít được hiểu rõ và vì vậy nó trở nên cực kỳ đáng sợ, đa phần trong chúng ta sẽ bị ám ảnh bởi những trải nghiệm tồi tệ về cách xử lý nó.

“Cơn giận dữ thực sự rất đáng sợ đối với nhiều người vì họ không có phương pháp để sử dụng sự tức giận một cách hiệu quả” - bác sĩ nói.

Sự tức giận giống như một con thú hoang đang cố gắng đưa ra một thông điệp khẩn cấp. Bản năng đó càng được kiểm soát tốt, và thông điệp khẩn cấp được giải thích càng tốt, thì mọi thứ sẽ càng nhẹ nhàng hơn... (Pixabay)

Cách tốt nhất là dùng cơn giận dữ để thúc đẩy chúng ta thay đổi tốt hơn trong giao tiếp. Nó giúp chúng ta định hình được vấn đề mà chúng ta không nhận ra trước đây, và chuyển biến tính xấu đó theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Tất nhiên, biến cơn giận dữ nguyên thủy của chúng ta thành động lực để thay đổi là một điều rất khó khăn. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle từng nói:

“Bất cứ ai cũng có thể trở nên giận dữ, đó là việc quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, để tức giận với đúng người, đúng mức độ, đúng thời điểm và đúng mục đích, theo cách đúng đắn, điều đó không phải ai cũng làm được và làm được không dễ dàng”.

Chúng ta có thể cố gắng kìm nén sự giận dữ, nhưng thường sẽ không bao giờ dứt bỏ được hoàn toàn, bởi vì con quái vật mang tên “tức giận” sẽ luôn tìm cách để cắn ngược lại kẻ để nó xổng chuồng.

Bác sĩ Balestrieri chỉ ra rằng, con người thường phản ứng với cảm giác thất vọng bằng cách gây hấn thụ động. Nhưng khi được hỏi về quan điểm hành vi của bản thân, họ vẫn khẳng định rằng: “tôi không có gì sai”.

“Nó đặc biệt gây tổn thương những người thân yêu của bạn - khi bạn không thể kiểm soát cơn giận của chính mình, bởi vì kiểu thở hổn hển khi tức giận đó có thể thực sự làm cho người ta mất lý trí”.

Đọc thêm: Suy nghĩ tiêu cực làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ

Một trong lý do phủ nhận sự tức giận của bản thân, là vì nó cho chúng ta cảm giác bị hại, bên cạnh đặc quyền được phản ứng trước những điều bản thân không đáng nhận phải. Sự tức giận thường bắt nguồn từ xung đột, điều mà hầu hết ai cũng không muốn đối đầu.

Một lý do khác là quan niệm văn hóa chung: tức giận là bản tính của đàn ông. Vì vậy, phụ nữ có thể kìm nén nó vì sợ bị gắn mác không nữ tính, hoặc là tệ hơn. Nhưng dù lý do bùng phát cơn tức giận của bạn là gì, thì bác sĩ Balestrieri đề nghị chúng ta nên tiếp cận nó từng bước một.

“Tôi không tức giận, tôi chỉ lớn tiếng - mọi người sẽ nói như vậy. Nhưng thế là bạn vẫn còn đang tức giận, dù ở mức độ thấp” - Balestrieri nói. “Sự ức chế, bực bội, khó chịu... đều tồn tại trong cơn tức giận. Chỉ cần bị chọc tức, ai cũng có thể nổi giận”.

Sau khi dám thừa nhận với bản thân là mình đang tức giận, bước tiếp theo là bạn nên chia sẻ cảm xúc với những ai có liên quan. Bạn có thể suy nghĩ một chút trước khi nói ra, nhưng đừng trì hoãn lâu quá, nó chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn.

Đừng phớt lờ cơn giận dữ của người khác, hãy thừa nhận là mình đang tức giận, và chia sẻ cảm xúc của bản thân với những người có liên quan... (Pixabay)

Laura MacLeod là một nhà tư vấn, nhà trị liệu và người tạo ra Dự án Inside Out, một tổ chức phi lợi nhuận giúp tạo ra một môi trường làm việc hài hoà hơn. Theo kinh nghiệm cá nhân, cô thấy một số nhân viên thù khá dai đối với những xung đột rất đơn giản - những thứ có thể giải quyết rất dễ dàng.

Cô kể về một cuộc họp mà trong đó, một nữ nhân viên đã phải thú nhận sự tức giận của mình trước một anh đồng nghiệp khác, cô đã không chịu chấp nhận lời xin lỗi của anh ba tháng trước.

“Cô gái đã không để tâm vì chuyện đó. Cô hầu như không nhớ về vụ việc, và sau buổi họp, cô đã bị phê phán vì thiếu sự đồng cảm” - Macleod nói. “Sau đó các đồng nghiệp đã bắt đầu chia bè kết phái để tranh luận, một số khác thì cố giữ cho mọi người trầm tĩnh hơn, nhưng chuyện đã quá muộn”...

(Còn tiếp...)

Thanh Long
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Hãy giải tỏa cơn giận một cách lành mạnh! (Phần I)