Hệ bạch huyết, tuyến phòng thủ tối quan trọng đối với sức khoẻ con người - Cách giải độc và chữa lành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại sao lại nói chức năng của hệ bạch huyết vô cùng quan trọng đối với cơ thể? Hệ bạch huyết là một mạng lưới các mô và cơ quan vận chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể. Trên đường đi, bạch huyết sẽ đi qua các hạch bạch huyết. Tại đây, bụi, các tế bào ung thư, mầm bệnh và những chất lạ sẽ được lọc sạch. Hạch bạch huyết cũng sản xuất ra các tế bào bạch cầu lympho. Các tế bào bạch cầu có khả năng chống lại nhiễm trùng và tiểu cầu giúp chúng ta cầm máu...

Có lẽ các bạn đều đã từng nghe đến hệ bạch huyết, nhưng rất ít người hiểu được cách thức hoạt động của hệ thống này. Tại sao lại nói chức năng của hệ bạch huyết vô cùng quan trọng đối với cơ thể? Hệ bạch huyết là một mạng lưới các mô và cơ quan vận chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể. Chức năng của hệ thống này là làm sạch môi trường tế bào, đưa protein và dịch mô thừa trở lại máu. Hệ bạch huyết còn là con đường để hấp thụ chất béo, sản xuất và vận chuyển kháng thể (từ các tế bào bạch cầu lympho) đi khắp cơ thể để chống lại nhiễm trùng .

Máu của chúng ta chứa các tế bào hồng cầu với chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, các tế bào bạch cầu có khả năng chống lại nhiễm trùng và tiểu cầu giúp chúng ta cầm máu khi đứt tay. Ngoài ra máu còn có một thành phần gọi là huyết tương.

Huyết tương là phần chất lỏng của máu. Đó là một loại chất lỏng màu vàng với chức năng đảm bảo ổn định các tế bào hồng cầu, đồng thời mang chất dinh dưỡng cũng như oxy đi khắp cơ thể. Huyết tương chứa nước, muối, enzym, globulin miễn dịch (kháng thể), hormone, các yếu tố đông máu và protein huyết tương.

Bạch huyết chính là do dịch kẽ đi vào mạch bạch huyết tạo thành. (Hank Grebe/Shutterstock)

Dịch kẽ, còn được gọi là dịch mô, chính là do huyết tương thẩm thấu vào mô. Dịch kẽ là dung dịch sẽ bao quanh các tế bào của mô.

Dịch mô và máu không giống nhau bởi vì không phải tất cả thành phần của máu đều đi vào mô. Các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và một số protein huyết tương không đi qua mao mạch. Về bản chất, thành phần của dịch thấm qua màng mao mạch là huyết tương đã được loại bỏ đi các chất đông máu và một số protein.

Giải phẫu hệ bạch huyết

Hệ thống bạch huyết được tạo thành từ các mao mạch, mạch và hạch bạch huyết, lách, tuyến ức, amidan, mảng Peyer và tế bào lympho (tế bào bạch cầu). Tủy xương đỏ cũng là một phần của hệ thống bạch huyết. Cơ thể chúng ta có hàng trăm hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết nằm ở xung quanh phổi, tim, ở ruột, nách và háng, và gần như khắp cơ thể.

Huyết áp đẩy huyết tương thẩm thấu vào các mô, và áp suất này cũng làm cho lượng dịch thừa trong các mô di chuyển vào mao mạch bạch huyết. Khi lượng dịch thừa này rời khỏi tế bào, nó sẽ mang theo các chất thải của tế bào cùng các phân tử protein đã qua sử dụng. Mao mạch bạch huyết sẽ nhận khoảng 20% ​​lượng dịch kẽ. Khoảng 80% lượng dịch kẽ còn lại sẽ do hệ tĩnh mạch thu nhận. Cấu trúc độc đáo của các mao mạch bạch huyết khiến dịch kẽ chỉ có thể chảy vào nhưng không chảy ngược lại.

Huyết áp, nhiệt độ, hoạt động của cơ và khớp, nhịp thở của cơ hoành và nhịp đập của các động mạch xung quanh khiến bạch huyết di chuyển đến các tĩnh mạch dưới đòn ở nền cổ. Các van và áp suất giúp bạch huyết di chuyển đúng hướng. Trên đường đi, bạch huyết sẽ đi qua các hạch bạch huyết. Tại đây, bụi, các tế bào ung thư, mầm bệnh và những chất lạ sẽ được lọc sạch . Hạch bạch huyết cũng sản xuất ra các tế bào bạch cầu lympho. Lách, amidan và tủy đỏ của xương cũng tham gia vào quá trình sản xuất tế bào lympho.

"Lá lách, với kích thước bằng nắm tay, là cơ quan bạch huyết lớn nhất".

Lách, có kích thước bằng nắm tay của chúng ta, là cơ quan bạch huyết lớn nhất. Cơ quan này có cấu trúc tương tự như một hạch bạch huyết, nhưng chức năng chính của lách là lọc máu chứ không phải lọc bạch huyết. Lách chứa hai loại mô chính là tủy trắng và tủy đỏ. Tủy trắng là mô bạch huyết chứa các tế bào bạch cầu – tế bào lympho B và lympho T. Tế bào lympho T có chức năng tấn công mầm bệnh (ví dụ như vi khuẩn và vi rút) trong khi tế bào lympho B tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Mô tủy đỏ giúp loại bỏ các tế bào hồng cầu đã lão hóa và khiếm khuyết, đồng thời tham gia dự trữ tiểu cầu. Phần tủy này còn tham gia sản xuất hồng cầu ở giai đoạn thai nhi và trong một số trường hợp bệnh lý.

Tuyến ức vừa là một cơ quan của hệ bạch huyết vừa là một tuyến nội tiết. Từ trước khi sinh, tuyến ức đã đóng vai trò chính trong quá trình phát triển của hệ miễn dịch. Không giống như các cơ quan khác, tuyến ức đạt kích thước lớn nhất và hoạt động mạnh nhất trong thời thơ ấu. Sau tuổi dậy thì, tuyến ức giảm kích thước và dần được thay thế bằng chất béo.

Amidan là một cụm bạch huyết rất quen thuộc với chúng ta. Vị trí nằm ở vùng miệng và hầu họng, amidan trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên giúp cơ thể chống lại các dị vật và độc tố mà chúng ta hít hay nuốt phải.

Mục tiêu cuối cùng của hệ thống bạch huyết là tái tuần hoàn bạch huyết trở lại với huyết tương của máu. Có hai cấu trúc bạch huyết chuyên biệt ở phần cuối của hệ bạch huyết, được gọi là thân bạch huyết và ống bạch huyết. Các ống bạch huyết đưa bạch huyết đổ vào một trong các tĩnh mạch dưới đòn. Có hai ống bạch huyết, ống bạch huyết phải và ống ngực. Ống bạch huyết phải dẫn lưu bạch huyết từ chi trên bên phải, bên phải của ngực và nửa bên phải của đầu và cổ. Ống ngực dẫn lưu bạch huyết vào hội lưu tĩnh mạch cảnh trong - dưới đòn trái.

Thân bạch huyết là những mạch bạch huyết lớn được tạo thành từ sự hội tụ của nhiều mạch bạch huyết. Có năm thân bạch huyết trên khắp cơ thể.

  • Thân cảnh nằm ở cổ
  • Thân bạch huyết dưới đòn nằm ở phía dưới xương đòn
  • Thân bạch huyết phế quản trung thất nằm trong lồng ngực
  • Thân bạch huyết thắt lưng dẫn lưu bạch huyết từ vùng chân, xương chậu và thận
  • Thân bạch huyết ruột nhận dưỡng trấp (bạch huyết trộn với chất béo) từ ruột và nhận bạch huyết từ dạ dày, tụy, lách và gan.

Các thân bạch huyết sẽ dẫn lưu bạch huyết vào phần cuối cùng của hệ bạch huyết là ống bạch huyết.

Dưới đây là một số thông tin về giải phẫu và chức năng hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết của ống tiêu hóa

Sau khi lọc qua hạch bạch huyết, các mạch bạch huyết ly tâm sẽ đưa bạch huyết đến điểm cuối của hệ bạch huyết để tái tuần hoàn trở lại huyết tương. Hệ bạch huyết ruột có chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng nội môi của dịch mô (giúp mô duy trì lượng nước thích hợp), giám sát miễn dịch, vận chuyển chất béo và các chất dinh dưỡng khác vào huyết tương.

Khi ruột không khỏe thì cơ thể của chúng ta cũng sẽ hoạt động không tốt. Sự hoạt động trì trệ của ruột sẽ làm giảm khả năng cung cấp lượng máu sạch, không nhiễm bệnh cho cơ thể. Đồng thời quá trình hấp thu và đồng hóa chất béo cũng gặp khó khăn, gây tăng cân và làm giảm sức khỏe của tế bào, từ đó có thể gây ra rất nhiều bệnh lý, từ bệnh đái tháo đường cho đến bệnh ung thư.

Bệnh tật và những rối loạn của hệ thống bạch huyết

Hệ bạch huyết có chức năng loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng và các loại chất độc trong máu. Cơ thể của một người bệnh chính là một cơ thể đang nhiễm độc hoặc nhiễm trùng (hoặc sắp bị nhiễm trùng). Có thể nói rằng, hầu hết các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng đều là dấu hiệu quá tải của hệ bạch huyết. Khi hệ thống quá tải, cơ thể cũng sẽ quá tải. Như vậy đối với bất kỳ bệnh mạn tính nào, sự cải thiện của người bệnh sẽ luôn bao gồm việc cải thiện chức năng của hệ bạch huyết.

  • Phù nề: Hiện tượng phù nề xảy ra khi dịch mô không được dẫn lưu kịp thời vào hệ bạch huyết – xem hình trên.
  • Phù bạch huyết: Gây ra bởi sự tắc nghẽn của hệ bạch huyết, một phần của hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn. Phù bạch huyết thường gặp nhất trong trường hợp cắt bỏ hạch bạch huyết hoặc tổn thương do điều trị ung thư.
  • Bệnh phù chân voi: Còn được gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết, đặc trưng bởi sự sưng to của một phần cơ thể, thường gặp ở các chi. Biểu hiện bên ngoài sẽ là một trường hợp phù nặng.
  • Sốt viêm tuyến bạch cầu: Một bệnh nhiễm virus chủ yếu gặp ở người trẻ. Triệu chứng thường gặp là sưng các hạch bạch huyết.
  • Bệnh Hodgkin: Một loại ung thư hệ bạch huyết.
  • Viêm amiđan: Nhiễm trùng amiđan ở họng.
  • Bệnh hạch bạch huyết: Xảy ra khi các hạch bạch huyết sưng lên do nhiễm trùng . Nhiễm các loại virus như sởi, rubella, sốt viêm tuyến bạch cầu và HIV cũng có thể gây ra hạch bạch huyết.
  • Viêm hạch bạch huyết: Viêm hạch bạch huyết thường do nhiễm trùng.
  • Bệnh giun chỉ: Nhiễm trùng mạch bạch huyết do giun hoặc ký sinh trùng.
  • Lách to: Lách sưng lên do nhiễm virus ví dụ trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Tất cả bệnh bạch huyết đều có tình trạng bạch huyết di chuyển chậm và kém hiệu quả. Điều này sẽ dẫn đến việc máu nhiễm độc, các mô có tế bào ung thư hoặc nhiễm bệnh không được lọc sạch.

Các dấu hiệu trì trệ của hệ bạch huyết

Thể tích bạch huyết trong cơ thể người nhiều gấp đôi so với thể tích máu. Không giống với hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết không có “máy bơm”. Bạch huyết di chuyển dựa vào huyết áp và động tác co duỗi của các cơ, khớp trong cơ thể. Hệ bạch huyết có thể trở nên trì trệ, nhất là khi bị quá tải bởi các “mảnh chất độc”. Sự kết hợp giữa lối sống không lành mạnh và ít vận động chính là công thức dẫn đến bệnh mạn tính.

Mọi hoạt động trong cơ thể đều có một tiến trình tự nhiên. Khi tiến trình tự nhiên này bị ức chế, sức khỏe của chúng ta sẽ giảm sút. Bạn có thể hình dung về một dòng sông. Một dòng sông có nước chảy sẽ sạch và trong hơn so với ao nước tù đọng. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi dòng sông này bị tắc nghẽn. Hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng đến một động cơ chạy bằng dầu, và khi đó hệ thống bạch huyết của chúng ta sẽ giống như bộ lọc dầu. Hãy tưởng tượng động cơ sẽ ì ạch và chậm chạp như thế nào nếu dầu không được lọc liên tục. Sự trì trệ của dịch bạch huyết sẽ là nơi tạo ra hiện tượng nhiễm trùng.

Sự ứ đọng bạch huyết sẽ ảnh hưởng đến mọi hệ thống khác của cơ thể. Vì bạch huyết có vai trò làm sạch cho hầu hết các tế bào trong cơ thể nên các triệu chứng tắc nghẽn bạch huyết mạn tính cũng rất đa dạng. Trong khi hầu hết chúng ta đều muốn xác định một nguyên nhân gây bệnh cụ thể, nhưng thực ra nguyên nhân gây bệnh sẽ hiếm có khi ít hơn ba nguyên nhân và thậm chí có thể là hàng trăm nguyên nhân. Vấn đề là, nếu cơ thể của chúng ta không khỏe mạnh thì hệ bạch huyết cũng không khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị bệnh, hệ bạch huyết cũng sẽ bị bệnh.

Những triệu chứng của tình trạng tắc nghẽn bạch huyết bao gồm:

  • Nhẫn đeo trên tay trở nên chật hơn
  • Da sưng húp, có biểu hiện phù nề
  • Đau nhức, cứng khớp, đau nhức vào buổi sáng
  • Viêm khớp
  • Mệt mỏi, kiệt sức, uể oải
  • Đầy hơi, giữ nước
  • Ngứa da
  • Da xấu (khô, mụn, lão hóa sớm, v.v.)
  • Sưng vú hoặc đau nhức theo chu kỳ kinh nguyệt
  • Hội chứng sương mù não
  • Tay chân lạnh
  • Nhức đầu mạn tính và / hoặc chứng đau nửa đầu
  • Da sần sùi
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh đái tháo đường
  • Tình trạng viêm mạn tính

Những biểu hiện này cũng có thể gặp trong các bệnh lý khác, nhưng thực ra bất kỳ căn bệnh nào cũng sẽ tác động đến hệ bạch huyết và hệ thống bạch huyết khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để điều trị bất cứ căn bệnh nào.

Cách để đưa hệ bạch huyết trở lại trạng thái tốt nhất

Từ lâu, các bác sĩ ở châu Âu và vùng Viễn Đông đã nhận ra tầm quan trọng của chức năng bạch huyết và vai trò của hệ thống trong quá trình giải độc và hỗ trợ các hệ cơ qua khác trong cơ thể như hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Các bác sĩ theo trường phái tự nhiên luôn biết rằng hệ bạch huyết kém là cơ sở gây ra hầu hết các biểu hiện bệnh, từ da xấu đến ung thư. Ngược lại, một số bác sĩ ở Mỹ sẽ không chú ý đến hệ bạch huyết trừ khi xuất hiện tình trạng thiếu hụt bạch huyết như sưng hạch bạch huyết, các tế bào ung thư phát triển trong hạch bạch huyết hoặc có các dấu hiệu tắc nghẽn bạch huyết rõ ràng. Và tất nhiên, đối với những bệnh lý nặng của hệ bạch huyết, các bác sĩ thông thường ở phương Tây thường nói rằng căn bệnh này không thể chữa được. Nhưng thực ra điều này không thật sự đúng.

Hãy cẩn thận với những chất bạn thoa lên da

Khi hệ bạch huyết trở nên trì trệ, độc tố sẽ được đào thải qua da. Khi bạn mặc các loại quần áo may bằng những loại sợi không tự nhiên (như nylon hoặc polyester) hoặc khi thoa kem và xà phòng hóa học lên da, quá trình đào thải độc tố qua da sẽ bị ức chế. Phần lớn lượng chất độc đáng lẽ ra cần phải loại bỏ nhưng lại bị tái hấp thụ cùng với một số chất độc khác từ quần áo và các sản phẩm chăm sóc da chứa đầy hóa chất. Điều này sẽ ngăn cản quá trình đào thải chất độc của cơ thể.

Mặc một chiếc áo ngực chặt và áo ngực có gọng sẽ cản trở sự lưu thông bình thường của bạch huyết. Bạn nên mặc những chiếc áo ngực vừa vặn, tránh sử dụng loại có gọng và hạn chế mặc áo ngực khi không cần thiết.

Hãy sử dụng quần áo làm bằng các loại sợi tự nhiên, và không thoa các hóa chất độc hại lên da. Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da đều độc hại. Phần lớn các loại kem dưỡng ẩm và xà phòng “hoàn toàn tự nhiên” cũng chứa chất độc. Trừ một số trường hợp ngoại lệ (như tinh dầu), những sản phẩm chăm sóc da mà bạn không “ăn” được thì cũng không nên bôi lên da. Trong đó bao gồm cả kem chống nắng, chất khử mùi và bột giặt.

Về chất khử mùi, chúng ta nên sử dụng loại hoàn toàn tự nhiên. Chất khử mùi thông thường, đặc biệt là chất chống mồ hôi đều có thể ức chế quá trình giải độc của hệ bạch huyết. Bên cạnh đó, nếu bạn hiểu được cơ chế hoạt động của cơ thể, bạn có thể hiểu rằng chất chống mồ hôi có thể dẫn đến ung thư vú. Chúng ta cần đổ mồ hôi. Mồ hôi sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trên da, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Kem đánh răng và nước súc miệng cũng vậy. Bạn cũng cần hạn chế những thứ độc hại này.

Sức khỏe của tất cả các nội tạng

Cơ thể bạn bao gồm rất nhiều cơ quan hoạt động hài hòa với nhau. Hệ thống bạch huyết sẽ giữ cho các cơ quan này khỏe mạnh. Một cơ quan không khỏe mạnh, hoặc nhiều cơ quan không khỏe mạnh sẽ làm hệ thống bạch huyết bị quá tải. Hầu hết những người có hệ bạch huyết hoạt động không tốt đều có hội chứng rò rỉ ruột. Trên thực tế, phần lớn bệnh nhân, dù là mắc bệnh lý nào cũng đều có tình trạng tăng tính thấm thành ruột, khiến các hạt không tiêu hóa được và chất độc có khả năng xâm nhập vào máu và bạch huyết.

Bước đầu tiên cần thiết cho tất cả các bệnh nhân là cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Nếu cơ thể nhiễm độc, ruột của bạn cũng sẽ bị nhiễm độc và khi đó vi khuẩn trong ruột sẽ không còn là “bạn” của bạn nữa. Như đã đề cập ở trên, thân bạch huyết ruột nhận bạch huyết từ dạ dày, ruột, tụy, lách và gan. Sẽ không cơ quan nào trong những cơ quan trên khỏe mạnh khi hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Hầu hết chúng ta không uống đủ nước. Nước sạch là yêu cầu bắt buộc giúp hệ bạch huyết khỏe mạnh. (Ảnh: unsplash.com)

Chế độ ăn giúp hệ bạch huyết khỏe mạnh và cơ thể khỏe mạnh sẽ cần rất nhiều loại rau sống và tươi. Dưới đây là một chế độ ăn lành mạnh với các loại thức ăn được xếp theo mức độ sử dụng:

  • Rau và thảo mộc tươi sống
  • Trái cây tươi
  • Rau nấu chín
  • Quả hạch, hạt và cây họ đậu (tất cả đều được ngâm, nảy mầm đúng cách v.v.)
  • Gạo lứt, rau dền, diêm mạch, kê, yến mạch
  • Thịt

Bạn có thể thấy rằng, thịt không phải là một món ăn bắt buộc cần phải sử dụng. Hầu hết chúng ta không uống đủ nước. Nước sạch là yêu cầu bắt buộc giúp hệ bạch huyết khỏe mạnh.

Giải độc bạch huyết

Mặc dù các loại thực phẩm bổ sung cũng có tác dụng, nhưng để có một cơ thể khỏe mạnh sẽ không thể thiếu một chế độ ăn uống phù hợp. Chế độ ăn uống phù hợp là nền tảng của một quá trình giải độc hiệu quả. Hãy xem bài Phương pháp giải độc dễ làm, tiết kiệm mà không cần nhịn ăn (Có công thức đi kèm), bạn sẽ nhận được công thức làm món salad và nước chanh nam việt quất giúp cải thiện triệt để quá trình loại bỏ độc tố của cơ thể. Salad, nếu được chế biến đúng cách, sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tái tạo cơ thể đồng thời loại bỏ độc tố (ví dụ, nhiều loại rau và thảo mộc có khả năng tạo phức với kim loại nặng). Nước chanh nam việt quất với thành phần nước ép không đường của nam việt quất và cỏ ngọt, sẽ giúp thanh lọc và giải độc cho gan và thận, cho phép bạch huyết di chuyển dễ dàng hơn.

Hãy tránh sử dụng các loại thực phẩm tinh chế hoặc chế biến sẵn. Bạn nên nấu và chuẩn bị thức ăn tại nhà. Hãy hạn chế ăn ngoài cho đến khi hết không còn triệu chứng nào và sức khỏe của bạn đã hồi phục. Ở nhà, ăn salad, uống nước chanh nam việt quất và sử dụng trái cây tươi. Bạn có thể ăn các món xào vào bữa tối.

Hãy tránh tiêm vaccine, ít nhất là cho đến khi hệ bạch huyết hoạt động tốt hơn. Dù bạn nhận định như thế nào thì tất cả các loại vaccine đều độc hại và có khả năng làm chậm quá trình vận chuyển bạch huyết.

Các loại thực phẩm biến đổi gen cũng có tác hại như vậy. Chúng sẽ làm tổn thương hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Vì vậy bạn cũng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm này.

Các loại thực phẩm có thể hỗ trợ hệ bạch huyết

  • Nước mặc dù không phải là thức ăn, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Khi cơ thể ở trong tình trạng thiếu nước, quá trình di chuyển của bạch huyết cũng khó khăn hơn.
  • Quả nam việt quất có thể nhũ hóa chất béo, giúp ly giải lượng chất béo dư thừa để mạch bạch huyết có thể mang chúng vận chuyển đi. Nam việt quất còn có thể hỗ trợ thận, giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể. Không nên thêm những thành phần khác vào nước ép nam việt quất và hãy dự trữ một ít quả nam việt quất tươi, nguyên quả để sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.
  • Rau lá xanh có tác dụng làm sạch cơ thể. Chất diệp lục, thành phần hấp thụ ánh sáng mặt trời của lá cây, có khả năng làm sạch cao, có lợi đối với máu và bạch huyết. Hãy tìm những loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina, mầm non của lúa mì, mầm non của lúa mạch, rau củ cải, lá bồ công anh, bông cải xanh và cải bẹ xanh.
  • Tỏi có thể tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, loại bỏ những thành phần kim loại nặng và một số chất độc khác, đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Những loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng miễn dịch sẽ làm giảm tải cho hệ bạch huyết.
  • Gừng làm giảm viêm và giống như tỏi, gừng cũng có tính kháng khuẩn.
  • Nghệ có có tác dụng giống gừng. Nghệ giúp làm giảm viêm, làm loãng máu, cải thiện tuần hoàn. Đồng thời nghệ cũng là một chất chống ung thư rất hiệu quả.
  • Các sản phẩm tươi sống có nhiều lợi ích đối với hệ bạch huyết và toàn bộ cơ thể. Enzym là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe. Những loại thực phẩm có nhiều enzyme sẽ giúp cơ thể có nhiều enzyme hơn để ly giải thức ăn và các sợi fibrin, giúp máu và bạch huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Các loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ hệ bạch huyết

  • Các enzyme hệ thống giúp khôi phục khả năng vận chuyển bạch huyết và ly giải các protein gây sưng và viêm. Các enzym hệ thống cũng loại bỏ các “mảnh vụn” làm chậm quá trình tuần hoàn trên khắp cơ thể.
  • Dầu Oregano hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Dầu Oregano được hấp thụ trực tiếp từ ống tiêu hóa vào hệ bạch huyết. Dầu oregano có các chất chống oxy hóa mạnh với đặc tính kháng khuẩn có thể giúp làm sạch các mao mạch bạch huyết trong ruột. Dầu oregano cũng có thành phần terpen có thể hòa tan chất béo trong hệ bạch huyết và túi mật.
  • Cây ngưu bàng là một chất giải độc mạnh cho nhiều hệ cơ quan. Ngưu bàng hỗ trợ gan, thận, hệ tiêu hóa, hệ bạch huyết và hệ nội tiết. Theo Hệ thống Y tế Đại học Michigan, cây ngưu bàng có tác dụng lọc máu và bạch huyết.
  • Chàm dại kích thích hệ thống tuyến và hệ thống bạch huyết. Loại thảo mộc có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch chống vi trùng và hỗ trợ bạch huyết để điều hòa các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm.
  • Rễ cam thảo là một trong những loại thảo dược có tác dụng giải độc phổ rộng nhất mà các nhà thảo dược học biết được. Rễ cam thảo có thể dễ dàng loại bỏ hơn 1.000 chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Mao lương hoa vànghoàng kỳ là những loại thảo dược có khả năng làm sạch máu và hệ bạch huyết rất tốt, đồng thời chúng còn có tác dụng giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
  • Hoa cúc tím làm giảm sưng và tắc nghẽn trong cơ thể, đồng thời còn làm tăng cường chức năng miễn dịch. Hoa cúc tím có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus. Loại thảo dược này còn hỗ trợ các đại thực bào - các tế bào có chức năng loại bỏ chất độc ra khỏi hệ bạch huyết.
  • Nha đam là một loại thực phẩm có tác dụng làm sạch tự nhiên giúp hỗ trợ và tăng cường lưu thông bạch huyết.
  • Vỏ cây tần bì gai là một phương thuốc truyền thống của người Mỹ bản địa giúp tăng cường chức năng của hệ bạch huyết, kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng của các khớp.
  • Cỏ ba lá đỏ, cây mã đề, manjistha, cây sài hồ, địa hoàng và rễ đại kích là những loại thảo mộc phổ biến có tác dụng kích thích bạch huyết và giải độc.

Một số phương pháp kích thích bạch huyết khác

Hãy vận động

Máy tập tăng chiều cao Inversion Table

Máy tập tăng chiều cao Inversion Table là một chiếc dụng cụ có đệm giúp người tập lộn ngược sau khi đã buộc chắc phần chân. Phương pháp này giải tỏa áp lực ở các khớp và kích thích hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn.

Massage hệ bạch huyết

Tất cả chúng ta đều thích được massage, và massage có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ bạch huyết. Massage bạch huyết sẽ hướng đến các dòng chảy của bạch huyết trong cơ thể. Bằng những động tác xoay tròn nhịp nhàng với áp lực vừa phải để kích thích bạch huyết, kiểu massage này sẽ hỗ trợ sự di chuyển của dòng bạch huyết. Massage hệ bạch huyết đúng kỹ thuật đã được chứng minh là có khả năng đẩy tới 78% lượng bạch huyết ứ đọng trở lại lưu thông, giúp đào thải độc tố, giảm bớt gánh nặng cho cơ thể.

Chải khô

Chải khô là một kỹ thuật thường được sử dụng trong phương pháp y học Ayurveda (hệ thống y học Hindu) để hỗ trợ dòng chảy của bạch huyết. Kỹ thuật này sử dụng một bàn chải khô có lông để chải da nhẹ nhàng hướng về. Kỹ thuật này kích thích các tuyến mồ hôi, mở lỗ chân lông trên da và giúp loại bỏ các tế bào da chết vì nó kích thích sự di chuyển của bạch huyết và máu ở các cơ quan và mô bên dưới.

Tập thể dục

Bật nhảy là bài tập nhảy trên tấm bạt lò xo từ 10 đến 30 phút. Bài tập này kích thích sự lưu thông máu và bạch huyết khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của phương pháp này. Một số người cho rằng bài tập này còn có nhiều lợi ích khác nữa.

Các bài tập nhảy khác như nhảy dây, nhảy dang tay chân và khiêu vũ cũng có tác dụng như bài tập bật nhảy. Bề mặt cứng sẽ tạo ra độ nảy tốt hơn cho cơ thể, nhưng sử dụng tấm bạt lò xo sẽ ​​tốt hơn cho những người muốn các bài tập nhẹ nhàng.

Bài tập squat (đứng lên, ngồi xuống) sẽ massage và kích thích các cơ quan nội tạng và các hệ thống khác trong cơ thể. Cơ thể người được thiết kế để đứng lên, ngồi xuống và chạy. Cơ thể của chúng ta hoạt động tốt hơn khi chúng ta làm những động tác này.

Yoga kích thích dòng chảy bạch huyết. Các bài tập có tư thế đảo ngược, kéo căng và co các cơ vùng lõi và các tư thế kéo giãn khác đều rất có lợi cho hệ bạch huyết.

Chạy bộ hỗ trợ cho sự di chuyển của bạch huyết. Đổ mồ hôi và thở mạnh cũng cải thiện chức năng của hệ bạch huyết. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn đã thở đúng cách!

Làm thế nào để loại bỏ các căn bệnh mạn tính và chữa lành hệ bạch huyết

Đây là cách ăn uống mỗi ngày của gia đình chúng tôi.

Chúng tôi sẽ uống nước chanh nam việt quất và ăn một đĩa salad lớn mỗi buổi sáng. Trong bữa ăn trưa, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ ăn sinh tố hoặc ăn nhẹ một số loại hạt và/hoặc trái cây hoặc chúng tôi ăn một đĩa salad lớn. Đối với bữa tối, chúng tôi sẽ nấu ăn, việc này tốn thời gian và cần sự chuẩn bị, nhưng cũng rất dễ. Gạo và đậu, diêm mạch, đậu lăng, kê, bột yến mạch và rau dền là những thực phẩm phổ biến cho các bữa nấu ăn của chúng tôi. Chúng tôi cũng thêm nhiều loại rau sống và thảo mộc vào bữa tối của mình, chẳng hạn như cơm và đậu sẽ hợp với cà chua và bơ thái nhỏ, hành và tỏi, nghệ và gừng thái nhỏ. Ăn các loại thảo mộc sống và các loại thảo mộc nấu chín cùng nhau sẽ mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe.

Đây thực sự là một lối sống lành mạnh nhưng không phải là một chế độ ăn kiêng. Đó là cách sống của chúng tôi. Có thể bạn không cần phải làm đến mức như vậy để loại bỏ bệnh tật ra khỏi cơ thể mình. Nhưng tôi cho rằng hầu hết những người có các bệnh mạn tính đều nên làm như vậy, ít nhất là trong vài tháng.

Món salad là phần quan trọng nhất của phương pháp này. Với tác dụng hơn cả các loại thực phẩm bổ sung và các loại thực phẩm để cung cấp nước, món salad là bắt buộc. Bạn hãy ăn nhiều salads và nên dùng món salads đa dạng với ít nhất 15 loại rau và thảo mộc khác nhau. Nếu bạn nhìn thấy tác dụng của salad đối với hệ vi sinh vật đường ruột dưới kính hiển vi, bạn sẽ hiểu tại sao tôi lại thích ăn món này như thế. Sẽ không có phương pháp thay đổi lối sống nào có lợi hơn so với việc xây dựng thói quen ăn salad trong khi món salad có số lượng nhiều, đa dạng và có thể tự làm. Món ăn này tốt hơn nhiều các loại thực phẩm bổ sung hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác trong việc các chất bẩn trong ruột và xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột có lợi cho cơ thể.

Nước chanh nam việt quất giúp cho thận và gan hoạt động tối ưu. Các cơ quan này thường trở nên trì trệ khi có nhiều vi khuẩn Candida bị tiêu diệt. Nếu món salad được xếp ở vị trí thứ 1, thì nước chanh nam việt quất sẽ ở vị trí số 2, và các loại thực phẩm bổ sung sẽ xếp số 3.

Đối với những người có vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, không nên ăn các loại đậu và ngũ cốc ít nhất trong vài tuần đầu tiên. Nhưng khi đã ăn đủ salad, ruột của bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ các món ăn như trong thực đơn bữa tối được nói đến ở trên.

Bạn nên hạn chế nghiêm ngặt các loại trái cây ngọt. Đối với những người bệnh nặng, nên tránh sử dụng loại trái cây này cho đến khi đường ruột hoạt động tốt hơn. Bưởi, nam việt quất, bơ, chanh không thuộc nhóm trái cây cần phải hạn chế này.

Nước ép trái cây cũng không tốt hơn nhiều so với đường tinh luyện. Vì vậy bạn không nên mắc một sai lầm phổ biến là uống nước trái cây tươi sẽ nhanh chóng giúp bạn khỏe lại.

Sau khi xong phần chế độ ăn, phần tiếp theo sẽ các loại thực phẩm bổ sung:

SF722 - uống 5 viên ba lần một ngày, một lần khi bụng đói, hai lần còn lại có thể sử dụng trong lúc ăn hoặc không. SF722 có khả năng tiêu diệt nấm men. Nếu hệ bạch huyết của bạn hoạt động chậm thì có thể bạn đã nhiễm nấm Candida!

Abzorb - uống hai viên trong bữa ăn chính, đồng thời uống hai viên khi bụng đói hai lần một ngày, vào lúc sáng sớm và tối muộn. Khi uống lúc bụng đói, Abzorb sẽ đóng vai trò là một enzym hệ thống và một probiotic. Khi dùng cùng với thức ăn, Abzorb sẽ giúp tiêu hóa thức ăn. Cả hai tác dụng này đều rất tốt.

Đối với những người cần tiết kiệm chi phí, tôi khuyên bạn nên mua thực phẩm và nếu có khả năng, hãy mua thêm Abzorb và SF722. Chế độ ăn phù hợp cũng đã đủ để loại bỏ sự phát triển quá mức của nấm trong đa số trường hợp. Một số người làm việc hoặc sống trong môi trường có nhiều yếu tố căng thẳng sẽ cần được bổ sung nhiều hơn. Cũng có những người sống ở những vùng có ít các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe ở cửa hàng tạp hóa. Tôi khuyên bạn nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung và có thể tự trồng thực phẩm trong những trường hợp như vậy. Và có rất nhiều lý do khác mà bạn nên tự trồng thực phẩm.

Nếu bạn cần bổ sung nhiều hơn hoặc, giống như tôi, bạn muốn làm triệt để hơn, thì dưới đây là quy trình từng bước bao gồm tất cả các loại thực phẩm bổ sung đã được nhắn đến ở trên. Ngoài ra còn có một phần hướng đến việc loại trừ nấm Candida và giúp bạn đại tiện tốt hơn.

Mỗi ngày lặp lại hai thói quen bổ sung. Mỗi thói quen bổ sung có một mục tiêu.

1. Làm sạch ruột:

Nếu hệ bạch huyết của bạn nhiễm độc thì ruột của bạn cũng vậy. Trên thực tế, đó là nơi các chất độc xâm nhập..

Khi bụng đói, uống

  • 2 viên Abzorb
  • 2 cốc nước chanh nam việt quất

2. Thuốc kháng khuẩn:

Thường dùng chung với thức ăn

Ngoài ra, bạn có thể dùng abzorb với những loại thức ăn nào khó tiêu hóa.

Thực đơn:

6 giờ sáng – Làm sạch ruột:

Bắt đầu ngày mới với Abzorb và một ly nước chanh nam việt quất lớn và

9 giờ sáng – Kháng khuẩn

Thời gian để ăn món salad!

12h trưa – Kháng khuẩn

Thời gian để ăn sinh tố tự làm! Nếu bạn không khéo, bạn có thể chưa dùng được sinh tố mà chỉ tăng gấp đôi lượng salad trong tuần đầu tiên. Nhưng tôi nhận thấy rằng nhiều người có nhiều bệnh và quá trình hồi phục không tốt đã đáp ứng rất tốt với sinh tố dứa. Sinh tố dứa (được làm bằng dứa tươi), giống như những công thức tôi có trong liên kết ở trên, chứa một lượng lớn enzyme và có thể giúp phân hủy rất nhiều chất bẩn trong ruột, đồng thời cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên sinh tố có nhiều đường, vì vậy bạn có thể lặp lại chế độ lúc 9 giờ sáng.

Sử dụng dứa, nước dừa, nước lọc, nước ép nam việt quất. Nếu bạn có thể uống được một ít đường, hãy thử dùng nước ép táo xanh, nhưng không nên sử dụng nước ép của các loại trái cây ngọt để làm sinh tố.

3 giờ chiều -Tuần 1 – Kháng khuẩn

3 giờ chiều -Tuần 2 – Làm sạch

6 giờ chiều – Kháng khuẩn

Khi đến giờ ăn tối, hãy chuẩn bị tất cả, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn, tất cả nguyên liệu nên là thực phẩm tươi.

9 giờ tối – Làm sạch

Bạn có thể đi ngủ với sự hỗ trợ của men vi sinh và để chúng làm việc trong đêm.

Ba loại thực phẩm bổ sung khác có thể cân nhắc sử dụng – Die-0ff, Giải độc kim loại nặng và Nhu động ruột

Nếu bạn lo ngại về việc tiêu diệt nấm Candida, hãy nhớ uống nhiều nước chanh nam việt quất và tôi có thể sử dụng hai loại thực phẩm bổ sung Total Nutrition FormulaIntestinal Detox. Khi sử dụng hai loại thực phẩm này, bạn sẽ nhận được các thành phần đất sét bentonit, than củi, tảo lục chlorella, tảo xoắn, v.v… Tất cả những thành phần này đều có tác dụng tốt để làm giảm tác hại của quá trình giải độc Candida và chúng cũng giúp loại bỏ các kim loại nặng.

Nếu bạn đại tiện khó khăn và không thể đại tiện ít nhất một lần mỗi ngày, tôi khuyên bạn sử dụng Intestinal Cleanse. Loại thực phẩm bổ sung này có thể tiêu diệt ký sinh trùng và có khả năng làm sạch ruột tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác trên thị trường hiện nay. Tôi khuyên bạn nên dùng Intestinal Cleanse trong giai đoạn kháng khuẩn.

Kết luận

Để cải thiện tình trạng trì trệ của hệ bạch huyết, hãy tập thể dục nhiều hơn, massage, ăn nhiều các loại nông sản và uống nhiều nước chanh nam việt quất. Đối với các trường hợp bệnh mạn tính sẽ cần có một cách tiếp cận toàn diện bao gồm tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung.

Có thể mọi thứ bạn làm để bảo vệ sức khỏe đều đúng, nhưng cơ thể của bạn vẫn sẽ không khỏe mạnh trừ khi bạn bắt đầu vận động. Khi hệ bạch huyết tắc nghẽn, tập thể dục sẽ là một yếu tố rất quan trọng hỗ trợ quá trình vận chuyển bạch huyết. Ở phần lớn các vấn đề sức khỏe khác, tập thể dục là một lựa chọn tốt, một lựa chọn có lợi nhưng không hoàn toàn cần thiết. Nhưng nếu bạn nhận thấy hệ bạch huyết của mình hoạt động chậm, bạn cần phải tập thể dục. Các bài tập squat, yoga và chạy bộ giúp cơ thể giải độc và giúp bạch huyết lưu thông tốt hơn. Hoạt động chạy bộ đặc biệt tốt cho hệ bạch huyết. Cơ thể chúng ta được thiết kế phù hợp để chạy và không ai có thể nói khác đi. Cả chạy nước rút và chạy bộ đều có nhiều lợi ích tích cực đối với hệ bạch huyết.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định không chỉ làm giảm căng thẳng và thay đổi hoạt động của não mà còn làm giảm mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Trong ảnh là bài thiền định bài công Pháp thứ 5 của Pháp Luân Công. (Ảnh: ĐF)

Thêm một gợi ý tốt, bạn có thể tìm hiểu môn tu luyện đang được nhiều người yêu thích trên thế giới với khả năng phục hồi sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần: Pháp Luân Công. Bạn có thể tìm hiểu tại lớp học online miễn phí tại đây.

Khuyến cáo: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, không khuyến khích tự điều trị. Người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và nhận đơn thuốc điều trị.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Tư Hạ biên dịch

Link bài gốc:

https://www.theepochtimes.com/health/how-to-detoxify-and-heal-the-lymphatic-system_4477760.html?ea_src=ai_recommender&ea_med=a_bot_2_ads



BÀI CHỌN LỌC

Hệ bạch huyết, tuyến phòng thủ tối quan trọng đối với sức khoẻ con người - Cách giải độc và chữa lành