Hướng dẫn phân biệt đau thắt lưng và đau do sỏi thận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đau bụng đột ngột khi ngủ đến nửa đêm là hiện tượng thường gặp, mặc dù phần lớn nguyên nhân là do vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể do sỏi đường tiết niệu.

Nhân viên văn phòng hay tài xế lái xe là nhóm thường nhịn tiểu, hoặc chủ động giảm lượng nước uống vào để hạn chế mật độ đi vệ sinh quá nhiều, ảnh hưởng đến công việc.

Bên cạnh đó, những người này thay vì uống nước lọc thông thường, họ sử dụng các loại đồ uống có ga khác nhau. Sau nhiều năm, những viên sỏi nhỏ sẽ từ từ hình thành trong đường tiết niệu, và cơn đau bụng sẵn sàng ập đến bất cứ lúc nào!

Phân biệt loại đau lưng, hãy cẩn thận của sỏi trong cơ thể của bạn

Một số người nói rằng đau bụng do sỏi gây ra khá khó chịu, thậm chí còn đau hơn cả đau đẻ của phụ nữ. Vị trí đau thường xuất hiện ở thắt lưng, vì vậy nhiều người không biết là do đau thắt lưng hay sỏi đường tiết niệu.

Có ba loại đau thắt lưng:

  • Hội chứng đau cân cơ: là một rối loạn đau mãn tính gây ra bởi sự nhạy cảm và thắt chặt của các mô cân cơ. Khi sờ bề mặt các cơ của bệnh nhân, thường thấy có một cục cứng như dây thừng hoặc nốt sần, và có một điểm đau đặc biệt nhạy cảm trên cục đó.
  • Đau dây thần kinh: Có thể là đau do viêm dây thần kinh, chỉ cần phần bị viêm không cử động thì sẽ không bị đau. Nó có thể là đau dây thần kinh do cột sống bị nén, hoặc đau do căng cơ. Cơn đau này có thể liên tục, có thể đau ở một số vị trí nhất định.
  • Đau do sỏi: Cơn đau do sỏi thường xuất hiện đột ngột, tùy theo kích thước và vị trí của sỏi mà có thể không đau.

Nếu sỏi vẫn nằm trong thận, thường không có triệu chứng gì, khi sỏi rơi ra khỏi thận sẽ gây đau và cọ xát vào thành niệu quản.

Thường khi viên sỏi bị kẹt và không di chuyển chưa chắc đã gây đau, nếu sỏi lăn sẽ gây đau dữ dội, do đó, cơn đau thường bùng phát đột ngột.

Cơn đau điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện ở sau thắt lưng và đôi khi phản xạ xuống đáy chậu, khá khó chịu.

Những nguyên nhân chính gây ra "sỏi canxi oxalat" là gì?

80 - 85% sỏi là sỏi chứa canxi, trong đó canxi oxalat là phổ biến nhất, sau đó là canxi photphat, có nhiều hỗn hợp của hai chất này.

Nguyên nhân hình thành sỏi rất phức tạp, có thể là do nồng độ các ion tự do trong nước tiểu cao gây ra sự kết tủa của các tinh thể tạo thành sỏi.

Khi lượng nước của cơ thể không đủ, thận sẽ giữ nước tối đa trong cơ thể, lúc này nước tiểu có độ đậm đặc cao sẽ được thải ra ngoài, nước tiểu có độ đậm đặc cao khiến các chất trong nước tiểu dễ tạo thành trạng thái kết tinh.

Ngoài ra, nếu nồng độ các ion canxi, axit uric, axit photphoric, axit oxalic và các chất khác trong nước tiểu quá cao, dẫn đến quá bão hòa, các tinh thể sẽ hình thành và lâu dần sẽ trở thành sỏi.

Trong những trường hợp bình thường, cơ thể cũng có một bộ cơ chế bảo vệ để ngăn ngừa sỏi. Các ion magie, axit citric và protein trong nước tiểu có thể ức chế hiệu quả tác động của sỏi thận.

Khi nồng độ các ion canxi, axit uric, axit photphoric, axit oxalic và các chất khác trong nước tiểu quá cao; kết hợp với lượng nước tiểu của bệnh nhân và các yếu tố ức chế tạo sỏi không đủ, sẽ càng có khả năng tạo ra sỏi thận.

5 - 10% khác là sỏi truyền nhiễm. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, một số vi khuẩn có thể gây ra môi trường tạo sỏi đặc biệt nên được gọi là “sỏi truyền nhiễm”, và thành phần chính là magie amoni photphat.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể làm tăng khả năng phát triển sỏi thận:

  • Chế độ ăn uống: bao gồm uống quá ít nước và ăn quá nhiều muối, thực phẩm chứa axit oxalic (như đậu phộng, hạnh nhân, dâu tây, trà và cà phê) và thực phẩm chứa purine (như nội tạng động vật, động vật có vỏ).
  • Yếu tố môi trường: Nếu bạn sống ở vùng nóng và thường xuyên đổ mồ hôi nhiều, trong khi lượng nước nạp vào cơ thể lại quá ít dẫn đến lượng nước tiểu giảm và chất khoáng trong nước tiểu tăng lên.
  • Yếu tố di truyền: bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh sỏi thận, sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

5 chìa khóa để ngăn sỏi thận

Sỏi đường tiết niệu rất dễ tái phát trở lại.

Theo thống kê nghiên cứu thì khả năng tái phát trong vòng 1 đến 2 năm là 10 - 20%, 35% trong vòng 5 năm và 60% trong vòng 10 năm, thậm chí có người bị suy giảm chức năng thận do sỏi tái phát thường xuyên. Do đó không thể xem nhẹ.

Cách phòng ngừa:

  • Uống nhiều nước: Để cơ thể có đủ nước giúp trao đổi chất. Đặc biệt, mùa hè lượng mồ hôi ra nhiều, cung cấp nước không đủ, nồng độ ion tự do trong nước tiểu sẽ cao, dễ sinh sỏi nên việc bổ sung nước lại càng quan trọng. Mùa hè dễ đổ mồ hôi, lượng nước tiểu giảm là mùa dễ sinh sỏi, bạn nên bổ sung nhiều nước nhưng nên uống ít đồ uống ngọt hoặc đồ có ga.
  • Tập thể dục vừa phải: Nhảy dây và đi bộ đều là những bài tập tốt. Tập thể dục có thể duy trì nhu động niệu quản và giảm sản xuất các tinh thể kết tủa.
  • Một số loại thuốc không phù hợp với người dễ bị sỏi: Thuốc có thành phần axit citric sẽ làm tăng khả năng bị sỏi, vì vậy bệnh nhân có tiền sử bị sỏi nên chủ động cho bác sĩ biết tiền sử bệnh khi khám chữa bệnh, và tránh dùng thuốc có nguy cơ gây sỏi.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống: giảm ăn các thực phẩm có nhiều axit oxalic như rau bina, chè, củ cải đường, sô cô la, các loại hạt, mùi tây và các loại quả mọng, giảm ăn muối và protein động vật.
  • Tái khám ngoại trú thường xuyên: Kiểm tra để tránh sỏi tái phát, điều quan trọng nhất là chú ý đến nếp sinh hoạt thường ngày. Trên thực tế, tốt nhất những bệnh nhân có tiền sử sỏi nên đến khám bệnh ngoại trú theo định kỳ, nên chụp phim ổ bụng 3 - 6 tháng / lần để phát hiện và điều trị sớm.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Hướng dẫn phân biệt đau thắt lưng và đau do sỏi thận