Nghiên cứu lớn: Khả năng bảo vệ của liều vaccine COVID-19 thứ tư giảm nhanh chóng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu của Israel cho thấy liều thứ tư của vaccine COVID-19 Pfizer không đem lại hiệu quả bảo vệ lâu dài trước biến thể Omicron.

Dựa trên dữ liệu của Bộ Y tế với hơn 1.2 triệu người, các nhà nghiên cứu nhận thấy trong sáu tuần đầu tiên, mũi tiêm tăng cường thứ hai của vaccine BioNTech-Pfizer cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể trước nguy cơ nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên sau bốn tuần tiếp theo, khả năng bảo vệ của vaccine trước virus bắt đầu giảm nhanh chóng và gần như biến mất hoàn toàn sau tám tuần, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng dường như tiêm vaccine Pfizer mũi thứ hai và thứ tư có thể mang lại một số lợi ích.

Họ viết: “Nhìn chung, những phân tích này đã cung cấp bằng chứng về hiệu quả của liều vaccine thứ tư trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng do biến thể Omicron gây ra, so với liều thứ ba được tiêm trước đó hơn 4 tháng.

Đối với trường hợp dương tính đã được xác nhận, liều thứ tư dường như chỉ cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn và mang lại lợi ích khiêm tốn”.

Họ cũng lưu ý rằng: “Khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện của liều vaccine thứ ba được tiêm cách đây hơn 3 tháng trước biến thể Omicron về cơ bản thấp hơn đáng kể so với trước biến thể B.1.617.2 (Delta)".

Những nhà nghiên cứu nói thêm: “Trong nghiên cứu của chúng tôi, liều thứ tư dường như giúp tăng khả năng bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ bệnh chuyển nặng so với ba liều đã được tiêm trước đó hơn 4 tháng”.

Các tác giả lưu ý thêm rằng vì nghiên cứu chỉ kéo dài trong hai tháng, nên không rõ liệu khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng của vaccine có bị kém đi sau tám tuần hay không. Họ cũng cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để xác định rõ ràng.

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào người già từ 60 tuổi trở lên. Vì vậy, nó không thể cung cấp dữ liệu đầy đủ về hiệu quả của mũi vaccine tăng cường thứ hai đối với các nhóm trẻ hơn.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu được đưa ra đúng vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ đang tranh luận công khai xem liệu người Mỹ có cần bổ sung các mũi tiêm tăng cường hay không.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tổ chức một hội đồng cố vấn vào hôm thứ Tư (6/4) về việc tiêm thêm vaccine COVID-19.

Vào tháng 3, FDA đã ban hành giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với mũi vaccine thứ hai của hãng Pfizer và Moderna cho các cá nhân từ 50 tuổi trở lên, cũng như những người bị suy giảm miễn dịch từ 12 tuổi trở lên.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cũng cho phép tiêm vaccine mRNA tăng cường cho những người đã tiêm Johnson & Johnson, loại vaccine này sử dụng adenovirus.

Cách đây vài tuần, các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra trong một nghiên cứu (chưa được rà soát lại ngang hàng - preprints) rằng, khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường thứ hai thuộc Pfizer giảm đi nhanh chóng.

Họ phát hiện thấy khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm ban đầu tăng lên sau liều thứ tư, đạt 64% trong tuần thứ ba, nhưng nó lại nhanh chóng giảm xuống 29% sau 10 tuần.

Nghiên cứu cho biết: “Có vẻ như hiệu quả của liều thứ tư sẽ yếu đi sớm hơn, tương tự như cách mà liều thứ ba yếu nhanh hơn so với liều thứ hai”.

Bảo Vy
Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu lớn: Khả năng bảo vệ của liều vaccine COVID-19 thứ tư giảm nhanh chóng