Vì sao người xưa nói: Khi ngủ không được nằm với tư thế 'chân hướng tây, đầu hướng đông'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa thường nói: “Nằm ngủ không nên để chân hướng Tây, còn đầu hướng Đông". Xét theo nghĩa đen, thì điều này quá rõ ràng. Nhưng lý do vì sao phải làm vậy, thì không mấy ai hiểu được.

Con người hiện đại thường ít quan tâm đến hướng khi ngủ, phần lớn mỗi nhà mỗi phòng đều có cách bày biện giường không giống nhau. Tuy nhiên, sở dĩ câu nói trên có thể lưu truyền rộng rãi như vậy là có cơ sở khoa học của nó.

Trong thời đại kinh tế chưa phát triển, nhà của người xưa thường được làm bằng gạch nung, khiến họ càng chú trọng đến việc quay về hướng Nam.

Lý do là bởi sống trong ngôi nhà như vậy sẽ hài hòa âm dương từ Bắc chí Nam; từ đó mang lại thế đất, thế nhà tốt.

Ngoài ra, xây nhà hướng Nam còn có thể tránh được ánh nắng cường độ mạnh từ phía Đông vào mỗi buổi sáng; đồng thời, ánh nắng buổi chiều từ phía Tây cũng không thể chiếu vào.

Lưng của ngôi nhà quay về hướng Bắc một phần cũng để chắn gió mùa đông, trong khi luồng gió nóng từ phía Tây thổi về cũng bị chặn lại.

Như vậy có thể thấy, xây nhà ở hướng Nam sẽ lợi dụng triệt để được ánh sáng mặt trời, giữ cho ngôi nhà luôn được ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Trong cơ thể mỗi người chúng ta đều có tồn tại từ trường, Trái Đất cũng có từ trường chạy theo hướng Bắc - Nam. Con người hầu như không cảm nhận được sự chuyển động và xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ của Trái Đất.

Khi con người nghỉ ngơi vào ban đêm, nếu nằm với chân hướng Tây trong khi đầu hướng Đông, thì tư thế này sẽ cắt ngang từ trường Bắc - Nam của Trái Đất, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Từ xa xưa, người ta luôn tin tưởng và chú trọng vào âm dương, cho rằng càng hướng về phía Nam thì càng nhận được nhiều dương khí. Trong khi đó, ở các hướng khác thì dương khí thường kém hơn.

Khi ngủ vào ban đêm, nếu bàn chân của bạn hướng về phía Tây sẽ làm suy yếu tác dụng của từ trường cơ thể.

Nếu từ trường bên trong cơ thể không thể vận chuyển theo chiều tương tự như cách mà từ trường Trái Đất vận hành, thì cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi ngủ. Do đó, tư thế ngủ này không tốt cho sức khỏe nói chung.

Tất nhiên không có gì là tuyệt đối, nhưng theo nguyên lý từ trường Trái Đất nói trên, ngủ với tư thế hướng Đông Tây sẽ khiến bạn bị rất mệt mỏi sau khi thức dậy vào hôm sau.

Nếu không giữ được trạng thái tâm lý ổn định khi ngủ, thì dù ngủ lâu bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Để có giấc ngủ tốt hơn, trước khi ngủ bạn có thể kê cao chân và dựa lưng vào tường, kiên trì 10 phút có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.

Ngoài việc tập luyện cơ chân, nó còn có tác dụng loại bỏ cảm giác kiệt sức sau một ngày làm việc, từ đó giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.

Tất nhiên, sẽ có người không tin và cho rằng lý thuyết từ trường Trái Đất là khá viển vông. Nhưng người xưa không có nền khoa học phát triển, những kinh nghiệm của họ có thể được lưu truyền rộng rãi phần lớn đều là những đúc rút từ thực tiễn.

Các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể người ứng với Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), con người ngày nay cũng được phát hiện có trường năng lượng bao bọc xung quanh.

Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy cơ thể tiếp xúc gần với các vật dụng kim loại trong thời gian dài có thể gây nhiễu loạn từ tính xung quanh cơ thể, dẫn đến mắc các loại bệnh khác nhau.

Điều đặc biệt là, bộ phận nào tiếp xúc càng lớn và càng lâu, thì bộ phận đó càng dễ có bệnh.

Có thể thấy rằng, khoa học hiện đại đã chứng minh và thừa nhận sự tồn tại của từ trường bên trong cơ thể, vậy nên niềm tin của người xưa ắt hẳn đều có cơ sở khoa học.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao người xưa nói: Khi ngủ không được nằm với tư thế 'chân hướng tây, đầu hướng đông'?