Khó đại tiện nguy hiểm như thế nào? Nếu không muốn bị táo bón, hãy nhớ 4 điểm này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn đã từng bị tê chân khi đại tiện chưa? Đa số những người gặp tình trạng này đều là do táo bón. Thực tế, việc dùng sức để ép phân ra ngoài có thể đem lại những tổn thương nhất định cho cơ thể, thậm chí đủ khả năng gây tử vong cho một số kiểu người.

Điều gì xảy ra nếu dùng sức trong khi đại tiện?

1. Táo bón gây rách và chảy máu do nứt hậu môn

Cổng giải phóng cuối cùng của phân là hậu môn. Nguyên nhân trực tiếp khiến chúng ta gặp khó khi đại tiện là do “phân quá khô, quá cứng và quá lớn”.

Khi hậu môn tiếp xúc với phân “khô cứng” thì nó dễ bị mắc kẹt. Cơ vòng của hậu môn không thể giãn nở vô hạn. Để quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi, nó chỉ chịu được khối phân có đường kính không vượt quá 3cm.

Nếu khối phân vượt quá kích thước cho phép, hậu môn và vùng da xung quanh có thể bị trầy xước khi đại tiện. Ngoài ra, cơ vòng buộc phải giãn nở, hậu môn không chịu được áp lực sẽ gây ra hiện tượng rách và chảy máu, còn gọi là “rò hậu môn”.

Lúc này, hậu môn sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu.

Rò hậu môn nhẹ có thể tự lành bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống và điều chỉnh giấc ngủ. Nhưng nếu bạn tiếp tục ăn cay và không chú ý chăm sóc cơ thể, thì vết nứt hậu môn sau khi đã khỏi rất dễ tái phát.

Tất nhiên, nứt hậu môn không phải là hậu quả nghiêm trọng nhất, bởi vẫn có nhiều cơn đau khác nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta...

2. Táo bón gây trĩ, sa hậu môn

Tình trạng này xảy ra khi bạn đã bị táo bón lâu ngày. Bạn thử quan sát xem liệu có hiện tượng “hóp bụng lại một cách tự nhiên khi dùng sức để ép phân ra ngoài” hay không.

Tình trạng co thắt bụng trong thời gian dài và áp lực ổ bụng tăng lên sẽ cản trở sự lưu thông máu của tĩnh mạch trực tràng và hậu môn, tức là mỗi khi bạn dùng sức để ép phân ra thì hiện tượng này càng trầm trọng hơn.

Theo thời gian, hậu môn và trực tràng sẽ có vấn đề và các mô ở hậu môn có thể bị ép ra ngoài, chẳng hạn như bệnh trĩ và sa hậu môn.

Những mô bị tổn thương nhẹ có thể được phục hồi, trong khi những mô nặng hơn cần phải tự nhét lại bằng tay. Đối với những mô đặc biệt nghiêm trọng có thể vĩnh viễn không nhét lại được, cần phải điều trị bằng phẫu thuật!

3. Táo bón cũng có thể gây đột quỵ, tử vong

Phần lớn chúng ta khi đại tiện, để tống phân ra ngoài, thường hít một hơi thật sâu, nín thở và sử dụng lượng không khí này để tạo lực ép xuống hậu môn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, phương pháp này sẽ làm tăng áp suất trong khoang ngực và áp lực ổ bụng, từ đó làm tăng huyết áp và nhịp tim...

Nếu kéo dài, thì nó có thể dẫn đến tình trạng máu và oxy cung cấp cho tim và não không đủ, rất dễ bất tỉnh!

Đặc biệt ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não hoặc người cao tuổi có thể xảy ra các tai biến như xuất huyết não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử.

Nói chung, táo bón có thể gây ra nhiều rủi ro, bạn không nên dùng sức để ép phân ra ngoài trong quá trình đại tiện. Tất nhiên, các nguy cơ tiềm ẩn không chỉ dừng lại ở đó.

Một số vấn đề khác liên quan đến đại tiện

1. Ngồi xổm lâu khi đại tiện có tốt không?

Việc ngồi xổm quá lâu trong khi đại tiện có thể gây ra nhiều vấn đề:

Trước hết, thể lực của chúng ta tương đối hạn chế, nhất là đối với phụ nữ mang thai, người già, trẻ em và những người mắc bệnh tim mạch, thời gian ngồi xổm trong nhà vệ sinh càng lâu thì cơ thể càng khó chịu và có nguy cơ dẫn đến tai nạn!

Thứ hai, đại tiện chỉ nên kéo dài từ 1-3 phút. Thời gian đại tiện càng lâu, bạn sẽ càng mất tập trung và thường xuyên gặp khó khăn trong việc đại tiện.

Một số người thường mang theo điện thoại di động vào nhà vệ sinh. Thói quen này sẽ càng kéo dài thời gian đại tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cuối cùng, cũng có thể đã đại tiện xong nhưng do dùng sức quá nhiều và quá lâu trong khi đại tiện khiến niêm mạc trực tràng bị giãn ra, sa xuống hoặc dồn lại trong lòng ruột.

Tại thời điểm này, cho dù bạn có ngồi xổm bao lâu, thì phân cũng rất khó ra. Do đó, nếu cảm thấy thời gian lâu mà không thải ra phân thì cũng không cần rặn mạnh, có thể đại tiện vào thời điểm khác khi có nhu cầu.

2. Không đại tiện trong một thời gian dài thì có vấn đề gì?

Nhịn đại tiện quá lâu có thể tích trữ phân trong ruột, nước và chất điện giải trong đó sẽ bị hấp thụ nhiều lần và ngày càng khô. Khi đại tiện trở lại sau đó, rất dễ gặp hiện tượng táo bón.

Đồng thời, phân ở lâu trong cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy sinh ra nhiều khí, khiến hơi thải ra nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến hơi thở của miệng.

Làm thế nào để đại tiện được dễ dàng?

Muốn quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ, bạn có thể lưu ý một số điểm sau:

1. Thiết lập thói quen đại tiện

● Xoa bụng buổi sáng và buổi tối

Nếu bạn gặp khó khi đại tiện, thì rất có thể là do phân bị tắc nghẽn. Vì vậy, “phương pháp xoa bụng” này rất phù hợp với bạn.

Bằng cách xoa bụng, nó có thể làm tăng lưu lượng máu của cơ bụng và cơ trơn ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ của đường tiêu hóa, đẩy nhanh nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng!

Trước khi đi vệ sinh, bạn có thể chồng hai tay lên bụng và xoa bóp theo chiều nhu động của ruột với một lực nhất định (tức là theo chiều kim đồng hồ).

Mỗi lần xoa 10 phút, ngày 2-3 lần. Đặc biệt, xoa bóp bụng vào buổi sáng và buổi tối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn!

● Điều chỉnh tư thế đại tiện

Khi ngồi đại tiện, các cơ xung quanh hậu môn sẽ kéo căng trực tràng gây khó khăn cho việc tống phân ra ngoài. Vì vậy ngồi xổm sẽ có lợi cho đại tiện hơn so với ngồi.

Nếu bạn đang ngồi trên bồn cầu, bạn có thể tạo “tư thế ngồi xổm” bằng cách đặt hai chân lên một ghế nhỏ bên dưới. Cách làm này cũng khá tốt cho việc đào thải chất cặn bã trong ruột ra khỏi cơ thể.

● Đại tiện khi cần

Nói chung, thời điểm đại tiện tốt nhất thường là sau khi thức dậy. Khi bạn có nhu cầu đại tiện, hãy nhanh chóng vào nhà vệ sinh, quyết định nhanh chóng trong 5 phút và hình thành thói quen đại tiện đều đặn!

2. Tối ưu hóa chế độ ăn uống

Về chế độ ăn, bạn có thể tăng cường ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày có thể làm giảm tình trạng phân khô, uống 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày có thể giảm áp lực cho dạ dày một cách hiệu quả.

3. Hãy luôn vui vẻ và ngủ đủ giấc

Ngoài chế độ ăn uống, căng thẳng cảm xúc và căng thẳng tinh thần cũng có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa và tăng nguy cơ táo bón.

Vì vậy, hãy làm nhiều việc đem lại cảm xúc tích cực hơn mỗi ngày để nạp năng lượng cho cơ thể, chẳng hạn như làm việc mình thích, ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời, v.v.

Không chỉ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì một giấc ngủ ngon cũng có thể giúp hình thành thói quen đại tiện đều đặn.

4. Từ chối ngồi trong thời gian dài và tập thể dục

Ngồi quá lâu cũng có thể gây táo bón. Trong khi tập thể dục vừa phải giúp đại tiện dễ dàng hơn. Thời gian tập thể dục nên kéo dài khoảng 30 phút mỗi ngày.

Người trẻ có thể vận động nhiều hơn như leo núi, chạy và các môn thể thao khác nhau. Trong khi đó, người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên đi bộ.

5. Tập một số bài tập hỗ trợ

Bạn có thể tham khảo một số bài tập đơn giản dưới đây, có thể hỗ trợ cho quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi và dễ dàng:

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Khó đại tiện nguy hiểm như thế nào? Nếu không muốn bị táo bón, hãy nhớ 4 điểm này