Không uống đủ nước có thể dẫn đến cục máu đông (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Uống không đủ nước có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng.

Nước đóng vai trò bôi trơn và vận chuyển trong cơ thể.

Theo Chen Wenrong, Giám đốc Phòng khám Y học Trung Quốc Hanlin, nước giúp bôi trơn da, bổ sung độ ẩm cho niêm mạc miệng giúp nuốt dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện nhu động của đường tiêu hóa.

Nước vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các mô cũng như cơ quan, đồng thời loại bỏ các chất thải do quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra.

Thiếu nước uống có thể gây mất nước mãn tính. Nhưng cơ thể không nhất thiết dùng “cơn khát” để nhắc nhở con người uống nước.

Đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra nhiều dấu hiệu mất nước, ở bước cuối cùng, cơ thể mới gửi tín hiệu rằng nó đang khát.

Mất nước mãn tính có thể đem đến nhiều ảnh hưởng cho cơ thể:

  • Cảm thấy khát một cách dễ dàng
  • Da khô và thiếu độ đàn hồi
  • Chóng mặt, đau mãn tính (bao gồm đau nửa đầu thường xuyên, đau khớp)
  • Cảm thấy mệt mỏi và dễ bị chuột rút khi tập thể dục
  • Táo bón, tiểu tiện bất thường
  • Viêm (bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang, nhiễm trùng âm đạo)
  • Lo lắng, cáu kỉnh, mất ngủ
  • Béo phì, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, đường huyết cao, bệnh tim mạch.

Dễ bị bỏ qua trong điều trị bệnh

Một số người có thể thắc mắc tại sao lượng nước uống không đủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đừng quên, thành phần chính của máu là nước.

Bác sĩ Chen Wenrong giải thích rằng khi có đủ nước, máu có thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng một cách thuận lợi.

Nếu không có đủ nước, các mạch máu và vi mạch sẽ co lại, máu trở nên đặc hơn, dễ dẫn đến hình thành cục máu đông. Nếu đã có cục máu đông và mạch máu trở nên mỏng hơn, có thể dẫn đến tắc mạch cấp tính, đau thắt ngực và tức ngực.

Mất nước mãn tính cũng dẫn đến sự trao đổi chất kém và gây ra các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như béo phì, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, lượng đường trong máu cao, tiểu đường và bệnh thận.

Trong điều trị chóng mặt, tức ngực (đau) và đau mãn tính, tình trạng mất nước mãn tính là một yếu tố thường bị bỏ qua.

Nếu uống thuốc giảm đau mà không giải quyết được vấn đề mất nước thì cơn đau lại bùng phát và tạo ra một vòng luẩn quẩn: mất nước, đau, uống thuốc, lại thêm mất nước.

Bác sĩ Chen Wenrong chỉ ra rằng những bệnh nhân nữ bị mất nước mãn tính dễ bị viêm, dẫn đến viêm niệu đạo, viêm bàng quang và nhiễm trùng âm đạo.

Nhiều bệnh nhân mãn tính, đặc biệt là người cao tuổi, quen với việc uống ít nước, lâu dần sẽ không thấy khát.

Tuy nhiên, cơ thể sẽ có dấu hiệu mất nước theo những cách khác nhau, chẳng hạn như mất độ đàn hồi của da, giảm đi tiểu và màu nước tiểu sẫm.

Lo lắng cũng có thể liên quan đến tình trạng mất nước. Chen Wenrong chỉ ra rằng y học Trung Hoa nhấn mạnh sự cân bằng của âm và dương, nước (âm) và lửa (dương) phải được cân bằng.

Khi không đủ chất lỏng trong cơ thể, thiếu sự vận chuyển nước và bôi trơn, cơ thể sẽ trở nên hiếu động và sinh ra nội nhiệt, gây mất ngủ và cáu gắt.

Các yếu tố chính gây mất nước mãn tính là phương pháp hydrat hóa không đúng cách, căng thẳng và thiếu hụt âm.

(Còn tiếp)

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch

Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe có thẩm quyền nhất của Trung Quốc ở nước ngoài.



BÀI CHỌN LỌC

Không uống đủ nước có thể dẫn đến cục máu đông (Phần 1)