Kiểm duyệt của YouTube phản tác dụng đối với các bác sĩ bất đồng chính kiến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Che mắt họ, giấu công chúng khỏi những góc nhìn đa chiều sẽ làm suy yếu miễn dịch của xã hội trước những sai lầm...

Gần đây, YouTube đã gỡ bỏ một số video mà trong đó hai bác sĩ đã chỉ trích sắc lệnh “cách ly tại nhà” mà chính phủ các nước áp đặt trước sự bùng phát của dịch COVID-19. Đáng chú ý là, một trong những video đó thậm chí đã vượt mốc 5 triệu lượt xem trước khi bị gỡ xuống khỏi nền tảng của YouTube.

Không chỉ vậy, các video gốc này được đăng bởi chi nhánh của đài ABC News ở Bakersfield, California (Hoa Kỳ), và khi chi nhánh của ABC News liên hệ để hỏi về việc gỡ bỏ video, thì phát ngôn viên của YouTube đã biện minh như sau:

Chúng tôi đã nhanh chóng xóa bỏ những nội dung được gắn cờ vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của YouTube, bao gồm những nội dung mâu thuẫn với khuyến nghị của cơ quan y tế địa phương về khoảng cách xã hội, vì nó có thể khiến người khác hành động chống lại những khuyến nghị đó.

Ngay từ khi bắt đầu đại dịch, chúng tôi đã có những chính sách rõ ràng để chống lại luồng thông tin sai lệch về COVID-19, và cam kết sẽ tiếp tục cung cấp thông tin kịp thời và hữu ích trong thời điểm quan trọng này”.

Tâm điểm của vụ việc này đến từ phát ngôn của hai bác sĩ Daniel W. Erickson và Artin Massihi, cũng là hai tiến sĩ và là chủ sở hữu của Viện Chăm sóc Sức khỏe khẩn cấp ở Bakersfield, California. Những ý kiến phản bác từ nhiều chuyên gia và tổ chức y tế cho rằng nhận xét của hai bác sĩ là thiếu khoa học và liều lĩnh. Kể cả với những người chỉ trích việc cách ly tại nhà, họ tán đồng trước những phân tích của hai bác sĩ, nhưng cũng đặt câu hỏi về những suy luận thống kê ở trong video.

Tuy nhiên, bất kể tính xác thực trong tuyên bố của các bác sĩ cao thấp đến đâu, thì việc kiểm duyệt bất đồng chính kiến từ phía YouTube - dưới danh nghĩa bảo vệ cộng đồng khỏi những thông tin sai lệch - đã trệch hướng và phản tác dụng. Che giấu công chúng khỏi những ý kiến trái chiều sẽ chỉ khiến cho cộng đồng trở nên bị động hơn trước những sai trái nguy hiểm trong tương lai.

Nội dung của những video

Lời chỉ trích của bác sĩ đối với việc cách ly tại nhà là một ví dụ thích hợp cho sự kiểm duyệt khó hiểu đến từ YouTube. Tiến sĩ Erickson nói:

“Tôi muốn lướt qua một số điều cơ bản về cách mà hệ thống miễn dịch hoạt động để mọi người hiểu rõ. Hệ thống miễn dịch được tạo dựng khi (cơ thể) tiếp xúc với các kháng nguyên (antigens) - virus và vi khuẩn. Khi bạn còn nhỏ và đang bò trên mặt đất, nhét đủ thứ vào miệng, thì virus và vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập. Và bạn sẽ được thành một phức hợp kháng thể-kháng nguyên. Bạn sẽ hình thành các lớp kháng thể IgG IgM. Đây là cách hệ thống miễn dịch của bạn được xây dựng. Bạn không thể quá bảo bọc những đứa trẻ, giữ kín chúng trong phòng và bảo: Hãy (tự) có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh”.

“Đây là bài học vỡ lòng (101) về vi sinh và miễn dịch học. Đây là căn bản của những gì chúng ta biết trong nhiều năm. Khi bắt một ai đó thực hiện theo lời của bạn: “Hãy vào nhà của mình, làm sạch tất cả mọi ngóc ngách - khử trùng toàn bộ, và bạn đã tiêu diệt được tới 99% virus và vi khuẩn; hãy đeo khẩu trang; đừng đi ra ngoài”, thì điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến miễn dịch của chúng ta? Hệ miễn dịch là để chúng ta có thể tiếp xúc (với xung quanh) và chúng ta chia sẻ lũ vi khuẩn - tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại vi khuẩn và virus”.

“Trốn mãi một nơi sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bạn. Và khi tất cả chúng ta rời khỏi nơi trú ẩn với một hệ miễn dịch thấp yếu và lại bắt đầu chia sẻ những virus, vi khuẩn, thì bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra? Bệnh tật sẽ gia tăng đột biến. Và bạn có thể sẽ mắc các bệnh tăng đột biến - trong một hệ thống bệnh viện có thêm các bác sĩ và y tá vừa quay trở lại làm việc. Đây không phải là sự kết hợp mà chúng ta muốn để thiết lập một xã hội khỏe mạnh. Điều này thật phi nghĩa”.

Cũng giống như “các cơ quan y tế địa phương” cho rằng mình đang nỗ lực bảo vệ công chúng khỏi COVID-19 thông qua chính sách “cách ly tại nhà”, thì YouTube tìm cách cách ly cộng đồng khỏi những “thông tin sai lệch”. Dưới đây là tóm tắt ẩn dụ góc nhìn của YouTube và các cơ quan y tế mà YouTube đang phục vụ:

    • Các bác sĩ bất đồng quan điểm bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực.
    • Thông điệp của họ “có thể dẫn đến việc người khác hành động” chống lại những khuyến nghị chính thức; hay nói cách khác, những ý tưởng xấu của họ rất có sức ảnh hưởng.
    • Đoạn video đã lan tỏa mạnh (với hơn 5 triệu lượt xem), có nguy cơ gây ra sai lệch thông tin với quy mô đại dịch, và có thể khiến đại dịch ngoài kia trở nên trầm trọng hơn.
    • Bằng cách cắt đứt thông điệp của các bác sĩ với công chúng, YouTube đã cách ly để hạn chế “sức lây nhiễm” của họ trong cộng đồng, nhằm ngăn chặn một đại dịch sai lệch thông tin từ trứng nước, hoặc tối thiểu là làm giảm độ ảnh hưởng mà nó đã gây ra.

Điều này phù hợp với chính sách mà CEO Susan Wojcicki của YouTube đã tuyên bố vài ngày trước, rằng công ty này sẽ gỡ bỏ bất kỳ nội dung liên quan đến COVID-19 - nếu mâu thuẫn với thông tin do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.

Hãy cứ giả sửa rằng ý tưởng từ hai bác sĩ của chúng ta là thực sự tồi tệ, thì một chính sách như vậy là không hiệu quả, và nó chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Hệ miễn dịch cho tư duy

Giống như hệ thống miễn dịch của người được xây dựng thông qua việc tiếp xúc với virus và các mầm bệnh khác (như Tiến sĩ Erickson đã giải thích ở trên), thì hàng rào tư duy của chúng ta cũng được bồi dựng thông qua việc tiếp xúc với những ý tưởng tồi.

Khi gặp phải một ý tưởng xấu, hãy thử hình dung xem một người có thể làm gì tiếp theo? Bạn có thể sẽ:

    1. Chối bỏ hoặc mặc kệ nó.
    2. Tìm hiểu hay điều tra về nó.
    3. Tiếp nhận nó.
    4. Tiếp nhận và làm theo nó.

Nếu rơi vào số 1 thì chẳng vấn đề gì. Nhưng nếu rơi vào số 4, thì đây là tình huống mà các nhà kiểm duyệt cố gắng tránh để không xảy ra nhất.

Điều gì sẽ xảy đến khi bạn chấp nhận và hiện thực hóa ý tưởng xấu vào cuộc sống? Điều tồi tệ nhất phải chăng là nó sẽ phá hủy bạn? Điều này trên thực tế lại không phổ biến nếu so với hậu quả do một số kẻ chúng ta tin tưởng gây ra. Khi đó, chúng ta thường chịu cực khổ mà không biết, và không chết.

Chúng ta trưởng thành từ kinh nghiệm và từ những thất bại, từ “trường đời”. Đó là lý do mà người ta vẫn nói: “Thứ nào không thể giết ta thì sẽ làm cho ta mạnh hơn”. Nhưng không phải tất cả mọi người lúc nào cũng phải chịu thống khổ để nhận được một bài học xương máu. Để tránh khỏi điều đó, hãy đến số 2: chúng ta có thể tìm hiểu hay điều tra thêm về ý tưởng.

Thông qua việc tìm hiểu, chúng ta có thể khám phá được các ví dụ hay tiền lệ, thử nghiệm của các ý tưởng xấu và kết quả mà chúng đem lại. Lý tưởng nhất thì bạn sẽ tìm thấy được nhiều thí nghiệm khoa học ngay khi cần thiết.

Cuối cùng, chúng ta gặp số 3, tiếp nhận ý tưởng xấu nhưng không thực hiện nó. Phải chăng nó sẽ không làm sao cả? Trên thực tế, tiếp nhận đồng nghĩa với việc bạn sẽ bênh vực nó. Lúc này, một cuộc tranh luận quan điểm sẽ là hiệu quả để hiểu rõ vấn đề, và biến số 3 trở thành một tập con của số 2. Một lý lẽ thì sẽ luôn có người phản biện và ủng hộ, và đối với những ý tưởng xấu thì phản biện luôn thực sự hiệu quả và có ích. Ngay cả khi người biện hộ vẫn chắc nịch và ý tưởng đó và niềm tin của mình, thì những phản biện nổi lên cũng sẽ tiếp sức tranh luận cho khán giả để chống lại những điều xấu.

Nói tóm lại, việc tiếp xúc với những ý tưởng xấu sẽ củng cố tư duy của chúng ta, giúp ta phòng vệ trước những ý tưởng không tốt. Kết quả là chúng ta được trang bị cả sự thật cũng như kinh nghiệm từ những sự việc, luồng thông tin, và ý kiến phản - cho dù là của chính mình hay từ người khác. Nói cách khác, những ý tưởng đa chiều này giúp kháng thể của chúng ta phát triển sau khi tiếp xúc với những ý tưởng tồi. Lúc này, ý tưởng tồi không chỉ là mầm bệnh, chúng còn là kháng nguyên, và chúng ta sẽ phát triển được tư duy miễn dịch không chỉ nhờ vào ý tưởng xấu, mà còn nhờ cả những ý tưởng tương quan, và cả những suy luận logic cơ bản do mọi người chia sẻ.

Tư duy cũng giống như hệ thống miễn dịch của cơ thể hay cơ bắp của chúng ta, là “thuốc chống đông”, theo thuật ngữ được đặt ra bởi Nassim Nicholas Taleb. Chúng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ nghịch cảnh.

Bảo bọc quá mức - Sự an toàn đầy nguy hiểm

Giống như việc giấu nhẹm các cá thể khỏi các kháng nguyên sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, thì che chở tâm trí khỏi những ý tưởng tồi tệ cuối cùng sẽ chỉ khiến chúng ta dễ tổn thương bởi chúng hơn.

Khi bị bố mẹ phong ấn con trẻ trong sự bảo bọc vô trùng, thì họ cũng đã vô tình tước đi cơ hội phát triển của chúng thông qua kinh nghiệm, và tước đi của chúng cả khả năng xác định và ứng phó trước những ý tưởng tồi. Để rồi lớn lên, khi một ý tưởng xấu thẩm thấu qua màng bọc, thì thế hệ sau phải trần trụi để chịu đựng những ý tưởng đó. Sự thiếu kinh nghiệm và phụ thuộc trong tư duy khiến chúng ta ngây thơ và cả tin.

Và với ngày càng nhiều người gác cổng tự bổ nhiệm như YouTube bên cạnh các liên minh tổ chức y tế mà YouTube phục vụ, thì chúng ta sẽ càng được bảo vệ kỹ hơn khỏi những suy nghĩ bất đồng chính kiến, và chúng ta sẽ càng dễ bị mắc lỗi (bao gồm cả những lỗi do “người bảo vệ” chúng ta tự gây ra). Đây là lỗ hổng và nó sẽ được lợi dụng để biện minh rằng: chúng ta sẽ cần nhiều “sự bảo vệ” hơn nữa. Đó là vòng luẩn quẩn của sự che chở.

Trớ trêu thay, nhiều người tả khuynh ủng hộ cộng đồng “cách ly bắt buộc” có lẽ hiểu đầy đủ những nguy hiểm này trên thực tiễn, và đó là trong một trường hợp khác.

Ví dụ kinh điển này là sự phê phán một nền giáo dục bảo bọc đã tước đi kinh nghiệm đối phó với những “ảnh hưởng xấu”, và cuối cùng dẫn đến việc đứa trẻ dễ bị tổn thương hơn. Cụ thể hơn, một đứa trẻ đã được nuôi dưỡng rập khuôn trong môi trường tôn giáo và truyền thống duy ý chí, không được tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa hiện đại, các bộ phim và dòng nhạc phổ thông, cũng như các tình huống hấp dẫn trên màn ảnh. Kết quả là khi phải rời xa gia đình để tới trường đại học hoặc chốn đô thị, thì đứa trẻ ngây thơ ấy không hề có khả năng phòng thủ trước làn sóng của những ảnh hưởng xấu, và nó đã phải đối mặt với tất cả những điều đó một mình mà không ai hỗ trợ, cuối cùng bị nuốt chửng bởi cơn sóng dữ.

Che giấu thông tin thì luôn phản tác dụng - Nguyên tắc này luôn có thể áp dụng, kể cả với những “ảnh hưởng xấu” về văn hóa hoặc y khoa.

Đây là chính là lý do tại sao những buổi đàm luận mở lại rất trang trọng, còn kiểm duyệt thì rất yếu nhược và thiếu sự tôn trọng. Chúng ta cần được nhận trách nhiệm và trải nghiệm để có thể làm tốt việc nhận biết đúng sai và và chống lại sự giả dối.

Được “bảo vệ” khỏi sự thật

Tất cả những lập luận từ YouTube có nghĩa là: vì lý do tranh luận nên những “ý tưởng xấu” là thực sự xấu, và bên kiểm duyệt đang có những ý tưởng thực sự tốt. Tuy nhiên, thực tế thường không như vậy. Những điều “không chính thống” thường hóa ra là đúng, và “chính thống” lại là sai, và điều này bao gồm cả những mô hình khoa học xuất hiện trong đống tro tàn của lịch sử. Những người “bảo vệ” thường che mắt chúng ta khỏi sự thật và cưỡng ép lên những điều giả trá. Chính thống sai lầm sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với những sai lầm không chính thống, và ở đây chỉ đơn giản là vấn đề quy mô tác động của lỗi.

Chính vì thế, chúng ta có thêm một nguyên nhân cho tính quan trọng của cuộc đàm luận mở. Vì lợi ích của con người, những sự chính thống sai lầm sẽ cần phải thay đổi, và những sự thật không chính thức cần phải được lan truyền.

Quay trở lại video mà chúng ta thảo luận, thì những lời nhận xét của hai bác sĩ từ Bakersfield có lẽ là sự pha lẫn giữa những ý tưởng tốt và xấu, giữa những sự thật và sự giả. Và việc gỡ xuống video khiến chúng ta bất đồng về cả hai mặt của vấn đề chính thống và không chính thống.

Trong phạm vi mà họ sai, lỗi của họ cần được đưa ra và bác bỏ công khai. Bất kỳ sai lầm nào mà các bác sĩ mắc phải đều có thể sẽ lặp lại, vì tâm trí con người thường có xu hướng rơi vào ngụy biện một cách tự nhiên. Bằng cách phát triển và gieo mầm những kháng thể tinh thần, chúng ta sẽ phát triển được miễn dịch đối với các lỗi này và kể cả các lỗi tương tự.

Và dù các bác sĩ đã sai ở một số lập luận (như trong dữ liệu thống kê của họ), thì họ vẫn có thể đúng ở những luận điểm quan trọng khác.

Còn đối với YouTube, việc gỡ xuống các video đã giới hạn mức độ học tập xã hội khi phát sinh lỗi, và YouTube đã loại bỏ việc học này khi họ gỡ lỗi.

Trong một diễn biến khác, kiểm duyệt YouTube đã cho vay uy tín của mình khi đề cập đến sự phiền hà từ những cường quốc trước những sai lầm mà các bác sĩ gây ra. Việc gỡ lỗi hiện đã khiến dư luận phẫn nộ trước sự kiểm duyệt, và hiệu ứng Streisand (kiểm duyệt một thứ có thể thúc đẩy sự công khai của thứ đó) đang khiến nó lan rộng hơn nữa.

Cho dù thế nào thì việc che đậy của các cơ quan y tế cũng là một chính sách khôn ngoan giúp thúc đẩy dịch COVID-19, còn việc bào mòn tư duy thì chắc chắn là một chính sách tồi tệ cho việc truyền bá các thông tin (về sau).

Dan Sanchez là Trưởng phòng nội dung của Quỹ Giáo dục Kinh tế (FEE) và Biên tập viên của FEE.org - nơi xuất bản lần đầu bài viết này.

Kim Anh
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Kiểm duyệt của YouTube phản tác dụng đối với các bác sĩ bất đồng chính kiến