Lạm dụng vitamin có thể gây ung thư! Vạch trần trò tiếp thị lừa đảo từ hàng thế kỷ trước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Uống vitamin hàng ngày có thực sự giúp chúng ta khỏe mạnh không? Vitamin có kỳ diệu như lời đồn không? Một số nghiên cứu cho thấy, lạm dụng vitamin có thể có hại cho sức khỏe, nhiều khi còn tăng nguy cơ mắc ung thư...

Ngày nay, bổ sung vitamin được nhiều người coi là tự nhiên, thậm chí coi đó như một liệu pháp để tăng cường đề kháng của cơ thể và giúp chống lại bệnh tật - từ các bệnh thông thường cho đến các chứng bệnh nan y như tim mạch, ung thư... Nhưng tại sao người xưa không uống vitamin mỗi ngày mà vẫn có thể sống lâu và khỏe mạnh?

Kể cả theo nghiên cứu của nhà thám hiểm Mỹ Dan Buettner về những vùng đất trường thọ trên thế giới, hay còn gọi là Blue zones, ông cũng không thấy việc uống vitamin mỗi ngày. Người Blue zones lấy vitamin qua thức ăn. Bí quyết sống lâu của họ thật đơn giản, sống lành mạnh và có chế độ ăn hợp lý.

Điều này đã cho thấy cả người xưa và người nay không cần uống vitamin mỗi ngày để sống lâu và phòng chống bệnh tật. Việc lạm dụng vitamin bắt nguồn từ một câu chuyện gây sốc đã diễn ra 100 năm trước ở Mỹ quốc. Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lịch sử “cuồng” vitamin ở Mỹ

Vào những năm 1920, Elmer McCollum là một nhà hóa học nổi tiếng đã khám phá ra vitamin A và D sau một vài năm nghiên cứu. Hiệu quả bí ẩn của chúng chưa từng được biết, điều này đã khiến nhiều người Mỹ tò mò. Năm 1921, McCollum đã tuyên bố một cách đáng kinh ngạc: “Cơ thể chúng ta đang thiếu một số thứ tốt. Những thứ tốt như vậy là vitamin”.

McCollum cảnh báo rằng hầu hết mọi người có vấn đề về chế độ ăn uống. Ông khuyên tất cả người Mỹ uống 500gr sữa và ăn 2 loại salad mỗi ngày. Mọi người cần uống vitamin thông qua thực phẩm bổ sung, nếu không họ sẽ có thể bị còi cọc, còi xương, và các bệnh khủng khiếp khác.

10 năm khởi động

Dưới lời cảnh báo của nhà khoa học vĩ đại, tất cả mọi người tin rằng họ đang ở rất gần các bệnh tật khủng khiếp. Người Mỹ rơi và hoảng loạn như một người đang lạc trên sa mạc, và họ thấy nước uống. Mọi người bắt đầu thèm muốn vitamin và chỉ trong 2 năm, doanh số bán sữa ở Mỹ tăng gấp 3, còn doanh số bán rau diếp tăng gấp 7.

Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ. Những người bán thực phẩm vô lương tâm đã dần dần xuất hiện.

Sunkist là nhà bán trái cây nổi tiếng nhất ở Mỹ đã quảng cáo rằng: “Nếu bạn không muốn bị còi cọc, hãy ăn ít nhất một quả cam mỗi ngày”. Chiến dịch quảng cáo độc hại này không dựa trên cơ sở khoa học nào, nhưng sau một năm thì doanh số bán cam tăng vọt. Và họ lại tiếp tục nói dối: “Cùng với ăn cam, bạn nên uống ít nhất 240ml (8 ounce) nước chanh mỗi ngày”. Doanh số bán chanh cũng tăng ngay lập tức.

Thấy được cơ hội, các nhà sản xuất dược phẩm cũng thổi phồng sự điên cuồng vào vitamin. Để lừa tiền của mọi người, ông lớn dược phẩm Mỹ, Parker Davis đã đưa ra lời nói dối trắng trợn:

“Mọi người sẽ thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng vào mùa đông, cho nên mọi người phải dùng dầu gan cá thu. Sau khi nghe quan điểm đánh giá của các công ty dược phẩm có thẩm quyền, mọi người bắt đầu dùng dầu gan cá thu”.

Thấy được cơ hội, các nhà sản xuất dược phẩm cũng thổi phồng sự điên cuồng vào vitamin... (Pixabay)

Hàng trăm năm về sau, luận cứ khoa học giả về “ăn dầu gan cá thu vào mùa đông” không những không được loại bỏ mà còn trở thành tập quán. Ngày nay nó thậm chí là một phần của văn hóa Mỹ.

10 năm tăng tốc

Năm 1932, cơn cuồng vitamin vẫn tiếp diễn và những chữ “giàu vitamin” vẫn xuất hiện trên những thanh sô-cô-la và giấy bọc kẹo cao su. Còn người Mỹ thì vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các chiến dịch quảng cáo lừa đảo.

Trong cơn “cuồng si” vitamin, ngành công nghiệp thuốc viên vitamin đã ra đời. Những viên vitamin đậm đặc khác nhau ngay lập tức được săn lùng bởi những người đang trong cơn hoảng loạn. Nhưng thuốc viên vitamin không chữa cơn hoảng loạn, nó chỉ khiến mọi thứ thêm hỗn loạn.

Trong những thập niên 30, người dân Mỹ càng trở nên cuồng vitamin bởi sự kinh khủng của truyền thông và những tin đồn thất thiệt. Không biết mọi người hiểu rõ công dụng của vitamin như thế nào nhưng mọi câu chuyện trên đường phố đều có vitamin, và ai ai cũng có thể cảm nhận sự phổ biến của nó.

Ngay cả thói quen mua sắm của tầng lớp trung lưu cũng bị đã thay đổi, nó đã khiến một chủ nhà máy than thở: “Trước đây không lâu, hầu hết mọi người thậm chí chưa từng nghe thấy từ vitamin. Bây giờ, bạn sẽ bị cười giễu nếu bạn không biết về vitamin”.

Mọi người không hiểu rõ công dụng của vitamin, nhưng ai ai cũng có thể cảm nhận sự phổ biến của nó... (Pixabay)

Đúng lúc đó, xuất hiện một nhân vật đẩy cơn cuồng loạn vitamin của người dân lên một mức mới. Đó là Degree-Russell Wilder, chủ tịch của chi nhánh dinh dưỡng và thực phẩm của Hội đồng nghiên cứu Mỹ. Ông ta chính là người đẩy toàn bộ người Mỹ tới bờ vực của sự ngộ độc vitamin.

Tròn 2 thập kỷ, người Mỹ đã tiêu thụ một lượng vitamin khổng lồ. Nhưng dường như thế vẫn chưa đủ. Vào năm 1941, Wider, bác sĩ trưởng của chính phủ liên bang lên tiếng phàn nàn rằng: 2/3 người Mỹ vẫn đang bị “đói” vitamin. Ông gợi ý rằng mọi người nên tiếp tục tăng cường uống vitamin thêm 30% nữa và thiết lập “mức tối thiểu” 130%.

Theo quan điểm của Wilder trong lĩnh vực y tế, tiêu chuẩn này ngay lập tức được rất nhiều viện y dược chấp nhận. Giám đốc Dịch vụ Sức khỏe Mỹ thậm chí gọi đây là: “Tiêu chuẩn về dinh dưỡng mà Chúa dành cho người Mỹ”.

Sau đó, Wilder lại đưa ra một tin sốt khác. Ông ta đến một nhà thương điên và làm một thí nghiệm giả mạo. Wilder tìm 10 bệnh nhân tâm thần cho họ dùng thực phẩm không có vitamin, sau đó công bố kết quả nghiên cứu: Do thiếu vitamin, tất cả 10 tình nguyện viên đã bị vấn đề tâm thần nghiêm trọng. Ông ta sử dụng thí nghiệm lừa dối này để thuyết phục Quốc hội và chính phủ Mỹ, đòi hỏi bổ sung một lượng lớn vitamin B1 vào bột mì.

20 năm chạy nước rút

Năm sau đó, theo yêu cầu của Wilder, những người bán bột mì đã thêm các loại vitamin khác vào bột mì, bao gồm vitamin D, thứ rất dễ bị quá liều. Wilder đẩy tất cả người Mỹ tới bờ vực của ngộ độc vitamin. Tuy nhiên, một cơn sốt vitamin khủng khiếp hơn đang đến và sóng sau xô sóng trước.

Năm 1942, sau khi nghe lời đánh giá của Wilder, Phó Tổng thống Mỹ Wallace tuyên bố tại Ủy ban Dinh dưỡng một cách đầy xúc động rằng: “Điều gì làm mắt của bạn sáng lấp lánh, các bước chân đầy thanh xuân và tâm hồn bạn tràn ngập năng lượng? Đó là vitamins”. Nhờ đó, giá trị của vitamin đã thăng hoa lên một bậc và trở thành tín ngưỡng.

Từ vận động viên Mỹ ở đại hội thể thao cho đến người lính Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương. Thậm chí những người công nhân bình thường, tất cả đều uống rất nhiều vitamin. Đài CBS cũng yêu cầu nhân viên của họ uống vitamin trong thời đó.

Vitamin đã trở thành thức uống hàng ngày của nhiều gia đình người Mỹ... (Pixabay)

Năm 1944, cứ 4 người Mỹ thì có 3 người uống viên vitamin. Niềm tin vào vitamin trong trái tim người Mỹ bám rễ rất sâu sắc và rất khó để lay chuyển.

Dần dần, sự bùng nổ vitamin tại Mỹ bắt đầu lan truyền tới các nước khác. Lần đầu tiên, nhờ viên vitamin, cả nhân loại đoàn kết với nhau trong một quan niệm sai lầm. Cho tới năm 1969, khi mà nhân loại đã vượt khỏi không gian trái đất và lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, thì vẫn có 76% người Mỹ vẫn tin rằng vitamin có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh, phòng các bệnh nguy hiểm và tăng cường tuổi thọ.

Về đích

Đến năm 1970, niềm tin lại một lần nữa được khẳng định bởi Pauling, nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã 2 lần giành giải Nobel. Trong sách “Vitamin C và cảm lạnh thông thường”, Pauling đã kêu gọi cộng đồng uống 3.000mg vitamin C mỗi ngày để có thể phòng ngừa cảm lạnh và uống 15.000mg vitamin C hàng ngày để có thể chữa khỏi ung thư.

Trên quan điểm ngày nay, điều này là hoàn toàn vô lý, nhưng tuyên bố của Pauling lúc đó đã khiến cộng đồng rơi lệ, thể hiện sự tôn sùng sâu sắc đối với vitamin.

Năm 1973, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã cố gắng ban hành lệnh cấm các nhà sản xuất vitamin gian dối nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ quần chúng. Quốc hội nhận được nhiều email giận dữ chống lại FDA hơn cả vụ nghe lén Watergate chấn động lúc bấy giờ.

Năm 1976, trước sự phát cuồng vitamin quá mức của mọi người, Quốc hội Mỹ thậm chí đã thông qua một điều luật khiến chính phủ Mỹ không còn quyền điều chỉnh các vấn đề vitamin.

Quan điểm về vitamin của khoa học ngày nay

Vitamins liệu có thật sự kỳ diệu? Để trả lời câu hỏi này, các cơ quan nghiên cứu trên khắp thế giới đã tiến hành nghiên cứu về cơ chế của vitamin. Các đối tượng nghiên cứu của họ là: người bình thường, những người ăn chế độ bình thường, chứ không phải những người có các triệu chứng rõ ràng của thiếu vitamin. Kết quả nghiên cứu đã tạo thành địa chấn.

Năm 1994, Viện Ung thư quốc gia và Viện Y tế công cộng quốc gia Phần Lan đã khảo sát 29.000 người đàn ông Phần Lan. Kết quả nghiên cứu trái ngược hoàn toàn với những gì các nhà nghiên cứu dự đoán. Nghiên cứu kết luận: những người uống bổ sung vitamin dường như chết vì ung thư phổi hay bệnh tim nhiều hơn những người không uống.

Năm 2004, Đại học Copenhagen ở Đan Mạch tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn trên 170.000 người. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy tỷ lệ tử vong của nhóm sử dụng vitamin là cao hơn 6%. Báo cáo của nghiên cứu nói rõ: “Chúng ta không thể tìm thấy bằng chứng rằng bổ sung chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa. Ngược lại, nó dường như làm tăng nguy cơ tử vong”.

Vấn đề này rất nghiêm trọng. Các nhà khoa có thẩm quyền không tìm thấy bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin hàng ngày và uống vitamin tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nó có tác dụng phụ như những chất sinh ung thư. Các nghiên cứu sâu về vitamin cũng như các tổ chức có thẩm quyền ngày càng tin tưởng rằng: người bình thường không cần bổ sung vitamin hàng ngày.

Năm 2007, các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã quan sát 11.000 người, một số trong đó uống đa vitamin và những người khác không uống. Kết quả cho thấy những người uống đa vitamin dường như có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao gấp đôi những người không uống.

Việc uống vitamin là có hại nhưng nhiều người vẫn sử dụng nó hàng ngày... (Pixabay)

Tín ngưỡng vitamin và niềm tin vững chắc

Dù ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy, uống vitamin hàng ngày không có lợi cho sức khỏe, nhưng nó chưa bao giờ tác động tới doanh số bán hàng của các doanh nghiệp vitamin. Joseph Fortunato, trưởng điều hành Trung tâm dinh dưỡng tổng hợp, tuyên bố: “Đừng quá coi trọng những báo cáo này. Các doanh nghiệp của chúng ta không bị tác động”.

Thực tế chứng minh rằng, tình yêu mù quáng của người Mỹ đối với vitamin đã sâu sắc tới tận xương tủy. Dường như không có quyền lực nào có thể ngăn cản họ dùng vitamin và điều này có sự đóng góp không nhỏ của các nhà quảng cáo. Các quảng cáo vitamin gắn mác khoa học xuất hiện nhan nhản khiến người dân ngày càng bị ảnh hưởng sâu sắc.

Năm 2006, quy mô thị trường của thuốc viên vitamin đã đạt hơn 30 tỷ đô la Mỹ. Hơn một nửa số người Mỹ đang uống hai hay nhiều hơn các loại vitamin cùng lúc. Còn ở Trung quốc, quy mô thị trường thuốc vitamin rất lớn, đạt 77 tỷ nhân dân tệ và vẫn tiếp tục mở rộng. 70% người dân Trung Quốc nói rằng họ đã uống hay đang uống viên vitamin.

Tiếng nói yếu ớt

Thực tế này đã khiến các nhà khoa học phải lên tiếng. 17/12/2013, Biên niên sử của Hiệp hội Nội khoa Hoa Kỳ xuất bản một bài báo có tiêu đề: “Đủ rồi! Ngừng lãng phí tiền bạc vào vitamin và thuốc bổ sung khoáng chất”. Biên niên sử về Y học Nội khoa Hoa Kỳ là tạp chí chính thức của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và là một tạp chí y học nghiêm túc, chặt chẽ và có thẩm quyền.

Các tác giả của bài báo này là những người hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Kết luận của bài báo là: Đối với những người bình thường (với khả năng ăn uống bình thường), uống vitamin bổ sung hay bổ sung khoáng chất là không hề có lợi, và ngược lại, nó có thể có hại. Đừng chờ đợi uống vitamin để ngăn ngừa được bệnh mãn tính.

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện đã cho kết quả là: vitamin có thể thực sự giúp điều trị một số căn bệnh cụ thể; nhưng đối với những người bình thường, uống viên vitamin có rất ít tác dụng, thậm chí có thể bị tác dụng phụ như sinh ung thư, và nếu quá liều, nó có thể gây ra ngộ độc vitamin.

Do đó, đối với những người bình thường, trừ khi chúng ta đã có những triệu chứng rõ ràng của tình trạng thiếu vitamin, thì tốt nhất không nên uống viên vitamin. Việc bổ sung vitamin hàng ngày tốt nhất chính là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên như các loại rau, củ quả, ngũ cốc. Đây chính là nguồn vitamin dồi dào, đa dạng và lành mạnh nhất đối với cơ thể con người.

Hà Thành
- Theo Sound of Hope.



BÀI CHỌN LỌC

Lạm dụng vitamin có thể gây ung thư! Vạch trần trò tiếp thị lừa đảo từ hàng thế kỷ trước