Làm sao để biết bạn bị trĩ? (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh trĩ không phải là một chủ đề dễ chịu, ngay cả việc thảo luận về bệnh trĩ với chuyên gia y tế cũng có thể khiến bạn lúng túng, nhưng bệnh trĩ là một vấn đề phổ biến đối với nam giới và phụ nữ.

Trên thực tế, theo ước tính của Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (một chi nhánh của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), ở độ tuổi 50, khoảng một nửa số người ở Hoa Kỳ mắc bệnh trĩ.

Nếu xem xét thói quen ăn uống và lối sống điển hình của người phương Tây (thường bao gồm: quá căng thẳng và ít tập thể dục), điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù bệnh trĩ không phải là căn bệnh phổ biến duy nhất ở xã hội Tây phương ngày nay, nhưng chúng hiếm khi gặp ở các nước có nền văn hóa sơ khai và ít công nghiệp hóa hơn.

1. Bệnh trĩ là gì

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trên thành trực tràng và hậu môn bị xoắn, sưng và viêm, tụ lại bên trong hoặc bên ngoài trực tràng, gây đau và chảy máu.

Nếu bệnh trĩ xảy ra bên trong hậu môn - phía trên đường giao nhau của trực tràng và hậu môn, chúng được gọi là bệnh trĩ nội. Nếu búi trĩ nằm dưới ngã ba này và dưới da xung quanh hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại. Cả hai loại búi trĩ này đều có thể nằm trong hậu môn hoặc lòi ra bên ngoài hậu môn.

2. Bệnh trĩ hình thành như thế nào?

Bệnh trĩ thường do tăng áp lực và do đại tiện quá nhiều. Bệnh trĩ thường gặp ở những người mắc các bệnh mãn tính về tiêu hóa (đặc biệt là táo bón), nhưng cũng có thể xuất hiện ở người cao tuổi và trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đang mang thai, áp lực gia tăng do kích thước của em bé ngày một lớn dần trong tử cung, cũng có thể gây ra bệnh trĩ. Sinh con có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ, nhưng may mắn thay, hầu hết bệnh trĩ do mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh con.

Một nguyên nhân phổ biến khác của bệnh trĩ là béo phì, vì khi thừa cân, cơ thể đơn giản là không có đủ sức để tống phân ra khỏi ruột.

3. Làm thế nào để bạn biết rằng bạn bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể có hoặc không có triệu chứng, và nếu được chăm sóc thích hợp, hầu hết các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ nội là có máu đỏ tươi trong phân, thường thấy rõ trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu. Trĩ nội có thể lòi ra ngoài qua hậu môn, chỉ trong trường hợp này bạn mới cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Trong trường hợp trĩ ngoại, các triệu chứng có thể bao gồm: sưng tấy hoặc nổi cục (cục máu đông) xung quanh hậu môn. Những búi trĩ ngoại này, được gọi là huyết khối, có thể rất đau.

Nếu thói quen đi vệ sinh không tốt, bệnh trĩ có thể nặng hơn, gây ra các triệu chứng kích thích khác như chảy máu và ngứa (tiết dịch của búi trĩ cũng có thể gây ngứa). Nếu bạn bị trĩ, điều quan trọng là không được dùng sức rặn khi bạn không đi tiêu, vì ma sát quá mức có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ.

Các triệu chứng khác còn có áp xe hậu môn, nứt hậu môn, ngứa.

4. Cảnh báo về tình trạng chảy máu trực tràng

Nếu bạn nghi ngờ mình bị trĩ chảy máu thì nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế, đặc biệt là những bệnh nhân mới mắc bệnh trĩ. Chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nghiêm trọng hơn, bao gồm: ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

Như đã nói ở trên, máu đỏ tươi thường là dấu hiệu của bệnh trĩ, nhưng dù ở độ tuổi nào thì bạn cũng nên kiểm tra cẩn thận.

Điều quan trọng, vitamin D là một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Tối ưu hóa mức vitamin D có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tới 80%.

Do đó, hãy đảm bảo duy trì mức vitamin D trong cơ thể ở mức khoảng 60ng / ml mỗi ngày như một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

5. Phòng ngừa bệnh trĩ là mục tiêu hàng đầu

Các bước đơn giản sau có thể ngăn ngừa táo bón:

a. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ

Rau là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng. Tốt nhất, bạn cần ăn các loại thực phẩm được khuyến nghị phù hợp với dinh dưỡng cá nhân của bạn. Đa dạng thức ăn giúp tăng nhu động ruột.

Bạn nên tránh sử dụng bất kỳ loại thực vật không hữu cơ nào, chẳng hạn như Metamucil. Nếu bạn không quen nạp quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của mình, hãy bổ sung từ từ, vì bạn có thể cảm thấy đầy hơi trước khi hệ tiêu hóa quen với chất xơ được bổ sung.

b. Cân nhắc ăn cam tươi

Vì flavonoid trong cam là chất phytochemical mạnh có thể thúc đẩy sức khỏe tĩnh mạch. Bạn cũng có thể cân nhắc thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống của mình (nên lựa chọn dầu dừa nguyên chất).

c. Uống nhiều nước tinh khiết, nước suối sạch hoặc nước lọc bằng phương pháp thẩm thấu ngược

Quan sát màu nước tiểu của bạn, tốt hơn hết là phải có màu vàng nhạt, nếu có màu vàng đậm thì có thể bạn chưa uống đủ nước. Cung cấp đủ chất xơ và nước sẽ làm cho phân mềm. Phân mềm sẽ dễ dàng đi qua đại tràng hơn và giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình đại tiện.

d.Thường xuyên tập thể dục để đường tiêu hóa luôn được kích thích

e. Uống men vi sinh chất lượng cao

Cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột không chỉ giúp điều trị táo bón mà còn giúp ích cho sức khỏe tổng thể.

f. Kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc không chỉ ,giúp giảm táo bón, mà còn giúp giảm và loại bỏ các triệu chứng đau đớn khi bệnh trĩ khởi phát đột ngột.

Một lựa chọn khác là sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm. Khi bạn sử dụng bồn cầu như vậy, cơ thể bạn sẽ ở tư thế tự nhiên tốt nhất trong quá trình đại tiện.

Khi bạn ngồi trên một nhà vệ sinh thông thường, bạn sẽ mất rất nhiều sức lực giúp loại bỏ phân trong ruột. Bạn cũng có thể đặt các thiết bị khác xung quanh bồn cầu để nâng cao chân và cố gắng mô phỏng tư thế ngồi xổm để giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.

Bài viết này do Tiến sĩ Mercola cung cấp, tác giả sách bán chạy nhất của The New York Times, để có thêm nhiều bài viết hữu ích khác, hãy truy cập Mercola.com, và nhận một cuốn sách điện tử miễn phí giúp kiểm soát sức khỏe của bạn!

(Còn tiếp)

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Làm sao để biết bạn bị trĩ? (Phần 1)