Làm thế nào để lấy lại cảm giác thèm ăn và hồi phục nhanh nhất sau khi nhiễm Covid-19?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người nhiễm Covid-19 nhưng có triệu chứng giống cảm cúm nên xem nhẹ, kết quả là tình trạng của họ ngày càng nặng hơn, có người chỉ đơn giản là bỏ bữa vì sốt, không có cảm giác thèm ăn, thậm chí có người còn tin rằng nhịn ăn có thể "bỏ đói" virus, khiến chúng không thể nhân lên trong cơ thể. Nhưng biện pháp này chỉ càng làm suy giảm sức sống của họ. Làm thế nào để lấy lại cảm giác thèm ăn cho người bị nhiễm virus corona?

Đừng xem nhẹ các triệu chứng cảm cúm

Khi ông Từ (bí danh) gọi cho tôi (bác sĩ Thư Dung, tác giả gốc của bài viết), ông đã nhiễm Covid-19 một thời gian. Ông bị sốt cao trong chín ngày và khó thở. Ngay khi nghe thấy tình hình, tôi biết rằng ông đang ở trong một tình huống nguy hiểm.

Trước đó, ông Từ không có thói quen đi khám chữa bệnh. Vì đã ngoài bốn mươi và đang ở độ tuổi sung mãn nên sức khỏe thường rất tốt, mỗi khi bị cảm cúm thì một tuần sau ông đều đỡ.

Lần này bị ốm, các triệu chứng ban đầu của ông Từ giống như bệnh cúm, như thường lệ, ông không mấy để ý đến nó. Tuy nhiên, khác với những lần trước, tình trạng ngày càng trở nên xấu đi buộc ông phải làm xét nghiệm virus.

Kết quả xác nhận ông đã dương tính với Covid-19.

Qua hỏi thăm tình hình, tôi biết rằng triệu chứng khó thở chứng tỏ chức năng phổi đã yếu, có thể suy hô hấp bất cứ lúc nào.

Do ông Từ ở tận Ba Lan xa xôi và tôi không thể cho ông uống thuốc bắc, vì vậy tôi đã nhắn cho ông một số nguyên liệu sơ cứu tạm thời, đồng thời cũng khuyên ông tìm cách đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trong tình huống này, ngay cả khi một số bệnh nhân có thể xuất viện sau các biện pháp điều trị như thở máy, truyền dịch và truyền máu, cơ thể họ vẫn còn rất yếu và cần một thời gian điều trị cẩn thận để phục hồi.

Vì vậy, khi có các triệu chứng giống như cảm cúm, bạn phải cẩn thận, nhiều người gặp tình trạng bệnh diễn tiến nặng hoặc nguy kịch do chủ quan.

Bị chết đói vì coronavirus mới? Uống cháo để tăng tốc độ hồi phục

Khi đó, vợ ông Từ cũng bị nhiễm trùng, lên cơn sốt, 4 ngày liền không ăn uống được.

Một số người Tây phương cho rằng nếu là bệnh liên quan đến nhiễm virus, vì không có thuốc kháng virus hiệu quả và không thể ăn uống thì họ sẽ không ăn uống gì. Chỉ uống nước, uống thật nhiều nhiều nước.

Theo đó, họ hy vọng sẽ "bỏ đói" virus. Họ cảm thấy rằng nếu virus mất nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, nó có thể giảm khả năng sinh sản (nhân lên).

Y học cổ truyền không nhìn nhận theo cách này. Đông y cho rằng sốt là phản ứng đến từ cuộc chiến giữa thiện và ác trong cơ thể, con người phải có “chính khí” mới có thể đối phó với “tà khí” (bệnh tật).

Nâng cao chính khí có thể đánh bại virus và tăng tốc độ hồi phục, thời gian sau cơ thể sẽ phục hồi tốt hơn mà không để lại di chứng nặng nề.

Vì vậy, tôi nói với vợ ông Từ rằng:

"Bà đã bốn ngày không ăn, không ăn cũng không được. Nhưng do chức năng tiêu hóa và hấp thụ của lá lách hay dạ dày đều không tốt, nên bà không thể ăn bình thường được, do đó khiến cơ thể bị suy nhược; điều này thực tế là làm lợi cho virus, đang thực sự nuôi dưỡng virus".

Vậy người nhiễm Covid-19 nếu cảm thấy chán ăn, bỏ bữa và không thể hấp thụ được như bình thường thì nên ăn gì? Câu trả lời là cháo đặc.

Đun sôi gạo tẻ thành cháo đặc để uống. Thậm chí chỉ cần uống canh, súp cũng đều có tác dụng.

2 lợi ích của việc ăn cháo đối với bệnh nhân Covid-19

  • Cháo là thức ăn có màu trắng. Trong Ngũ hành, màu trắng ứng với phổi, nó có thể dưỡng âm phổi. Vì vậy, ăn cháo có thể dưỡng âm, bảo vệ phổi.
  • Cháo có thể điều hòa lá lách và dạ dày. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng lá lách có liên quan mật thiết đến chức năng miễn dịch, điều này phù hợp với sự hiểu biết của y học cổ truyền. Y học Trung Hoa tin rằng lá lách và dạ dày tốt sẽ tạo ra nhiều máu hơn để chống lại virus và tăng cường khả năng miễn dịch.

Bà Từ bị sốt nhiều ngày như vậy không ăn, virus đã tấn công trực tiếp vào phổi, vì vậy phổi cần năng lượng để làm ẩm đờm, và cháo có tác dụng như vậy. Tuy tác dụng của nó không mạnh lắm, nhưng cứ ăn một chút và mỗi ngày thì sức mạnh sẽ ngày một mạnh hơn.

Quá trình phục hồi của bà Từ như sau:

Ban đầu, bà mệt mỏi không thể ăn hay hấp thụ được bất cứ thứ gì. Nhưng dần dần, bà phát hiện mình có thể ăn cháo. Ngày đầu tiên, bà ăn một chút cháo gạo tẻ; vài ngày sau, bà phát hiện cảm giác thèm ăn quay trở lại.

Điều này cũng giúp tinh thần của bà trở nên phấn chấn hơn, có niềm tin và sức mạnh để chiến thắng virus. Đến ngày thứ tư, bà Tư nhận ra mình đã có thể ăn uống bình thường. Vài ngày sau, bà bình phục hoàn toàn mà không để lại di chứng gì.

Tác giả: Bác sĩ Thư Dung

Đôi lời về bác sĩ Thư Dung:

Sơ lược về bác sĩ: Bác sĩ Thư Dung hay còn gọi là bác sĩ Dung sinh ra trong một gia đình làm nghề thuốc Bắc. Vào những năm 1950, ông của ông đã cứu nhiều người khỏi một trận dịch hạch lớn, khiến nhiều bác sĩ phương Tây tin tưởng và tôn ông là thầy của họ. Bác sĩ Dung đã hành nghề y hơn 30 năm, từng là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Đồng Tế. Năm 2004, ông chuyển đến Vương quốc Anh để thành lập phòng khám. Ông là người giỏi chẩn đoán và điều trị các bệnh khó chữa. Làm thầy thuốc đặc biệt cho hoàng gia Dubai và được hoàng gia kính trọng.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào để lấy lại cảm giác thèm ăn và hồi phục nhanh nhất sau khi nhiễm Covid-19?