Mía - thực phẩm ngọt có tác dụng dưỡng sinh hiệu quả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mía có hàm lượng đường rất phong phú, khoảng 12-20%. Trong đường mía bao gồm ba thành phần: sucrose, fructose và glucose, được cơ thể con người dễ dàng hấp thụ và sử dụng.

Mía cũng rất giàu vitamin, chất béo, protein, axit hữu cơ và sắt, canxi, phốt pho, mangan, kẽm cũng như các muối vô cơ cần thiết khác.

Người ta thậm chí còn nói rằng: “Mía tốt hơn nhân sâm”, nó không chỉ ngon ngọt mà còn là một vị thuốc tốt để phòng bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng mía đi vào kinh mạch phổi và dạ dày, có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, thúc đẩy dịch cơ thể, dưỡng ẩm cho da khô, nuôi dưỡng phổi và dạ dày, đồng thời mở rộng cơ hoành, hạ khí để ngừng nôn mửa, lợi tiểu.

- Mía có chức năng bổ sung năng lượng. Do đó, ăn mía thường xuyên có thể bổ sung carbohydrate và glycogen trong cơ bắp, có tác dụng giải tỏa mệt mỏi, phục hồi thể lực, phòng ngừa hạ đường huyết rất tốt.

- Cảm giác thèm ăn cũng tăng lên khi bạn ăn mía. Nó còn thúc đẩy tiêu hóa, bôi trơn ruột và chống táo bón.

- Uống nước mía giúp thanh nhiệt, có tác dụng nhất định đối với chứng khó tiêu, khát nước, ho phế nhiệt và các bệnh khác, cũng có thể giải rượu, cải thiện tình trạng chóng mặt, buồn nôn và nôn của người say rượu.

- Nuốt nước mía sau khi súc miệng có thể cải thiện các triệu chứng như viêm họng, viêm miệng, hôi miệng.

- Trộn 100g nước mía với 20g nước gừng, đun hơi ấm, uống ngày 2 đến 3 lần, có thể chữa nôn do thai nghén, nôn do hồi hộp, buồn nôn và nôn.

- Trong mía có hoạt chất polysaccharid, có tác dụng ức chế nhất định đối với tế bào ung thư.

- Đường mía còn là chất làm sạch khoang miệng.

Mía rất giàu chất xơ thô, khi nhai đi nhai lại có thể phát huy tác dụng như bàn chải đánh răng, giúp loại bỏ chất bẩn còn sót lại trong miệng và kẽ răng, từ đó làm sạch răng, ngăn ngừa sâu răng và cải thiện mùi hôi miệng.

Nhai mía thường xuyên cũng có thể rèn luyện hàm răng và cơ miệng, có lợi cho việc bảo vệ và làm đẹp răng.

Lưu ý: Mía dễ bị nấm mốc (đỏ thịt) trong quá trình bảo quản. Mía bị mốc có độc tính cao và chứa axit 3-nitropropionic gây độc thần kinh, có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác hoặc hệ thần kinh trung ương sau khi ăn phải.

Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến mù lòa, liệt cứng toàn thân hoặc thậm chí tử vong.

Hoàng Tuấn
(Theo Sound of Hope)



BÀI CHỌN LỌC

Mía - thực phẩm ngọt có tác dụng dưỡng sinh hiệu quả