Mồ hôi “hôi” chưa hẳn đã không tốt, nhưng làm sao để cải thiện mùi hôi? (Phần cuối)

Giúp NTDVN sửa lỗi

không phải chúng ta cứ đổ mồ hôi là tốt cho sức khỏe, là giải độc cho cơ thể. Tương tự vậy, không phải mồ hôi cứ “hôi” là ốm nặng, nhưng nó cũng không quá nhẹ nhàng đến mức "lăn khử mùi giúp mọi chuyện đều ổn”...

Khi đổ mồ hôi mà có mùi khó chịu, thì đó không hẳn là điều xấu. Đây là do thấp nhiệt độc, những dư chất và độc tố có hại cho cơ thể, bài tiết ra bên ngoài theo đường mồ hôi. Khi thấp nhiệt độc được rút đi, mồ hôi sẽ lại không có mùi.

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mồ hôi có mùi khó chịu là do độc khí trong dạ dày. Khi khả năng tiêu hóa, vận hóa nước của tỳ vị bị trở ngại, nhiệt độc cùng thấp khí (hơi nước) sẽ đi vào máu và sau đó chạy quanh khắp cơ thể. Để tự bảo vệ, cơ thể bài tiết độc khí trong máu qua mồ hôi, đây chính là nguyên nhân tạo nên mùi khó chịu.

Một số người mồ hôi có mùi chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng một số khác lại bị trong khoảng thời gian dài, đó là do họ có cơ địa thấp tà, là trong bản thân luôn tồn tại lượng thấp khí dư thừa gây hại cho cơ thể, khi ấy biện pháp tốt nhất là sử dụng thuốc để điều trị.

Những người bị bệnh thận trọc, thấp nhiệt ở hạ tiêu, bàng quang có thấp nhiệt, hay thận khí bị hư tổn, thì mồ hôi cũng rất dễ có mùi.

Về thói quen sinh hoạt, hầu hết những người mà mồ hôi có mùi đều là do ăn uống không điều độ và không đảm bảo vệ sinh. Chẳng hạn như ăn uống không có giờ giấc cố định và chế độ ăn không được kiểm soát, ăn quá nhiều thức ăn lạnh, nhiều dầu mỡ, đồ nướng, một số người ăn nhiều thịt tạo gánh nặng cho tiêu hó, đặc biệt ăn đêm thuộc âm phận là khi cơ thể thực hiện chức năng lọc và tạo máu, chức năng tiêu hóa cần nghỉ ngơi dưỡng sức cho ngày hôm sau.

Đó đều là những nguyên nhân khiến cho mồ hôi có mùi nặng và dính đặc nhày. Nhất là những người hay bị stress, bồn chồn và mất ngủ cũng có thể dễ dàng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, dẫn đến mồ hôi bốc mùi khó chịu.

2 bước đơn giản để loại bỏ mùi mồ hôi

Mùi mồ hôi khó chịu có thể được loại bỏ thông qua 2 bước sau:

1. Điều chỉnh qua dưỡng sinh
  • Ăn thức ăn ít lạnh, ít dầu mỡ.
  • Thời gian bữa ăn phải theo quy định rõ ràng, ăn ba bữa đúng giờ, không ăn sau 7h tối,.
  • Lượng bữa ăn nên thích hợp. Nói một cách tương đối, ăn nhiều bữa sáng, ăn đủ bữa trưa và ăn ít bữa tối, đồng thời, không ăn quá no vào mỗi bữa ăn (một cách ăn của người Nhật bản là họ dừng ăn khi ăn cảm thấy vừa ngon hoặc vừa lo).
  • Tránh stress và giữ cho tinh thần thư giãn, nên có những thời gian đi du lịch (tốt nhất chọn cho mình một môn tu luyện, ngồi thiền).
2. Điều trị loại bỏ mùi hôi

Đông Y có ba cách sau để loại bỏ mùi mồ hôi :

    1. Dùng các loại thuốc mát (lương) hay giải nhiệt thuộc nhóm thuốc giải biểu (thuốc gây ra mồ hôi) như bạc hà. Bạc hà chủ yếu được sử dụng để làm ra mồ hôi và đẩy nhiệt độc của cơ thể ra ngoài, nhờ đó mồ hôi sẽ hết mùi. Nhưng trong quá trình mồ hôi được đẩy ra, cơ thể có thể sẽ nặng mùi hơn.
    2. Để ngăn ngừa "mồ hôi quá nặng mùi" trong quá trình điều trị, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc mùi thơm và trừ thấp nhiệt như: hoắc hương, bội lan, bạch đậu khấu. Những loại thuốc này không chỉ giúp mồ hôi và thấp nhiệt được tiết ra mà hương thơm còn có thể trung hòa được mùi mồ hôi.
      Trong ẩm thực có phương pháp đơn giản là sử dụng bội lan thay vì trà, hoặc uống trà xanh với một ít bội lan, vẫn mang lại hiệu quả cao.
    3. Bạn cũng có thể dùng thuốc lợi thủy thẩm thấp (thuốc lợi tiểu nhẹ), chẳng hạn như trư linh, phục linh, trạch tả. Những vị thuốc này có thể đẩy nhiệt độc của cơ thể qua nước tiểu, không thải qua đường mồ hôi nữa, mùi mồ hôi sẽ tự nhiên hết. Những người bàng quang có nhiệt độc thích hợp hơn với phương pháp này.

Uống thuốc là "cách chữa tận gốc". Trong khi dùng thuốc, bạn cũng có thể đeo túi bội lan (cho bội lan vào túi bằng vải, lụa... đeo bên mình), hoặc cho hoa huân y (oải hương) và bạc hà vào nước tắm để cải thiện mùi mồ hôi trên bề mặt. Phối hợp cùng nhau sẽ có tác dụng tốt hơn.

(*) hàn là lạnh, nhiệt là nóng, ôn là ấm, lương là mát.

Đăng Tâm
- Theo The Epoch Time.



BÀI CHỌN LỌC

Mồ hôi “hôi” chưa hẳn đã không tốt, nhưng làm sao để cải thiện mùi hôi? (Phần cuối)