Mồ hôi “hôi” chưa hẳn đã không tốt, nhưng làm sao để cải thiện mùi hôi? (Phần I)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa hè nóng bức, cơ thể rất dễ đổ mồ hôi. Một số người mồ hôi không có mùi, nhưng một số khác thì mùi mồ hôi lại khó chịu. Tại sao có sự khác nhau này? Và có cách nào để loại bỏ hẳn mồ “hôi” không?...

Mùa hè nóng bức, cơ thể rất dễ đổ mồ hôi. Một số người mồ hôi không có mùi, nhưng một số khác thì mùi mồ hôi lại khó chịu. Tại sao có sự khác nhau này? Và có cách nào để loại bỏ hẳn mồ “hôi” không?...

Tại sao người ta đổ mồ hôi ?

Đông Y cho rằng tâm (tim) thuộc hành hỏa trong ngũ hành và mồ hôi là “dịch của tâm", có nghĩa là mồ hôi liên quan mật thiết đến các hoạt động tinh thần của con người, mồ hôi cũng dễ đổ khi buồn phiền hoặc bất an. Vì vậy, người xưa có câu “tâm tĩnh tự nhiên lương”, là tâm khi giữ được thanh tĩnh, thì bên trong tự nhiên sẽ thấy mát*.

Mồ hôi được chia thành hai nhóm: mồ hôi sinh lý và mồ hôi bệnh lý. Thời tiết nóng hoặc tập thể dục mà đổ mồ hôi thì là loại thứ nhất, là sự bài tiết bình thường, giúp lượng nhiệt dư thừa của cơ thể thoát ra để hạ nhiệt. Đặc biệt là khi nhiệt độ của môi trường vượt quá của cơ thể, thì đổ mồ hôi là cách duy nhất để hạ nhiệt.

Mồ hôi bệnh lý

Mồ hôi bệnh lý có hai loại là tự hãn và đạo hãn.

Tự hãn là dù trong bất cứ hoàn cảnh môi trường hay trạng thái tâm lý nào thì cơ thể vẫn tự nhiên đổ mồ hôi. Theo Đông Y, nguyên nhân của tự hãn là do vệ khí bị suy yếu.

Vệ khí là lớp bảo vệ ngoài cùng nằm ở da, lông... có tác dụng ngăn tà khí bên ngoài, tránh cho chúng xâm phạm vào bên trong, đồng thời giữ cho chính khí không tiết ra bên ngoài cơ thể. Vệ khí liên quan trực tiếp đến việc đổ mồ hôi, nhờ vào chức năng đóng mở lỗ chân lông.

Khi Vệ khí suy yếu, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, rất dễ đổ mồ hôi. Những người có thể trạng này chỉ cần hơi động làm là đổ mồ hôi, thậm chí ngay cả khi ngồi chơi và uống nước lạnh; lớp da của họ luôn ẩm ướt.

Để trị tự hãn, Đông Y thường dùng phương thuốc “Ngọc bình phong tán", gồm các vị thuốc: hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật. Bài thuốc này bồi bổ cho vệ khí, vệ khí bình thường, tự hãn tự dứt.

Đạo hãn còn được gọi là "mồ hôi trộm", ám chỉ việc mồ hôi đổ trong khi ngủ, nhưng khi tỉnh thì lại thôi. Từ đâu mà có hiện tượng này?

Đổ mồ hôi đêm là bệnh “âm hư”. Theo người xưa, âm trong cơ thể là những phần hữu hình như dịch, mồ hôi, máu... dương là những phần vô hình như khí chẳng hạn. Cơ thể bình thường thì âm dương cân bằng mà vô bệnh. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, các vấn đề về bệnh lý sẽ xảy ra.

Cũng theo âm dương, thức thuộc dương phận, ngủ thuộc âm phận. Khi ngủ, âm dương khí đều liễm vào trong. Tuy nhiên, khi âm bị hư, dương khí từ bình thường sẽ trở thành quá thịnh, đốt âm dịch như đun nồi bánh hấp, làm nước bay hơi và thoát ra bên ngoài, gây đổ mồ hôi trộm.

Đạo hãn có thể được điều trị bằng cách “tư âm”, là dùng thuốc âm dược để bổ cho phần âm của cơ thể. Cũng có trường hợp dương quá mạnh, thì cần thêm cả thuốc thanh nhiệt để khôi phục lại sự cân bằng âm dương của cơ thể.

Bài viết của bác sĩ Đông Siêu Ba (chỉnh lý bởi Hoàng Yên Hoa)

Lời bàn: Như vậy, không phải chúng ta cứ đổ mồ hôi là tốt cho sức khỏe, là giải độc cho cơ thể. Tương tự vậy, không phải mồ hôi cứ “hôi” là ốm nặng, nhưng nó cũng không quá nhẹ nhàng đến mức "lăn khử mùi giúp mọi chuyện đều ổn”.

(Còn tiếp...)



BÀI CHỌN LỌC

Mồ hôi “hôi” chưa hẳn đã không tốt, nhưng làm sao để cải thiện mùi hôi? (Phần I)