Mùa hè càng dễ bị bệnh gút, ngoài những điều kiêng kỵ, bạn phải thực hiện 2 điều

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gút là một bệnh viêm khớp, xuất hiện khi nồng độ của các tinh thể axit uric trong cơ thể quá cao. Người bệnh có thể bị đỏ, sưng, nóng và đau ở bất kỳ vùng khớp nào. Trong trường hợp nặng, nó thậm chí có thể làm biến dạng khớp và hạn chế các hoạt động của người bệnh.

Vào mùa hè, nhiều bệnh nhân không kiểm soát được khẩu phần ăn dẫn đến các cơn đau do gút xảy đến. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng đó, các bệnh nhân gút phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống.

Các loại thực phẩm mà người bị bệnh gút cần tránh trong mùa hè

1. Hải sản

Mùa hè nắng nóng là thời điểm thích hợp để đi du lịch biển. Đây cũng là khoảng thời gian mà các món sò hay tôm được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị gút thì không nên ăn hai loại thực phẩm này.

Động vật có vỏ là thực phẩm có hàm lượng purin cao. Tôm càng là thực phẩm có hàm lượng purin trung bình, nếu bệnh nhân gút ăn phải một lượng lớn sẽ làm cho lượng axit uric tăng nhanh trong thời gian ngắn, từ đó làm xuất hiện triệu chứng đau sưng khớp.

2. Bia

Một số người thích uống một chút bia để giải khát vào mùa hè. Nhưng rượu bia khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit lactic, từ đó ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric của cơ thể. Một khi nồng độ axit uric trong cơ thể bị mất cân bằng, bệnh gút sẽ tái phát.

Trong bia có rất nhiều axit guanylic, thành phần này sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit uric khiến giá trị axit uric trong cơ thể tăng cao, cuối cùng dẫn đến các cơn gút cấp.

Không chỉ bia, tất cả đồ uống có cồn và một số đồ uống có đường khác cũng đều không thích hợp đối với người bị gút.

Bước sang mùa hè, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì trong chế độ ăn, người bị gút cần phải thực hiện thêm 2 điều nữa để giúp giảm axit uric và ngăn ngừa các cơn đau do gút tấn công.

Hai điều cần làm trong chế độ ăn mùa hè cho người bệnh gút

1. Uống nhiều nước

Cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè nên bệnh nhân gút càng phải bổ sung nhiều nước. Hình thành thói quen tốt này sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể và hỗ trợ hạ axit uric.

Axit uric trong cơ thể cần được đào thải qua thận, nếu bệnh nhân gút thiếu nước trong cơ thể, axit uric không thể đào thải ra ngoài một cách thuận lợi sẽ khiến cho nồng độ axit uric tiếp tục tăng cao.

Nếu duy trì lượng nước uống hàng ngày trên 2000ml, thì lượng axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện, đồng thời có thể đạt được hiệu quả giảm axit uric.

2. Ăn trái cây và rau

Hãy đảm bảo ăn nhiều rau hơn trong ba bữa ăn.

Trong rau có chứa nhiều vitamin, ion magie, ion kali và ion canxi, đối với bệnh nhân gút, những dưỡng chất này có tác dụng rất tốt cho xương khớp.

Ngoài các loại rau, người bệnh gút cũng nên ăn nhiều trái cây như cà chua, anh đào, táo, lê. Những loại trái cây này rất giàu nước, vitamin và các nguyên tố khoáng chất khác, trong khi hàm lượng đường lại tương đối thấp, ăn hợp lý sẽ không dẫn đến nồng độ axit uric cao.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tiêu thụ các loại trái cây nhiều đường. Quá nhiều đường fructose sẽ được chuyển hóa thành các chất purin trong cơ thể, dẫn đến tăng axit uric, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Một số thực phẩm nhiều dầu, nhiều đường và nhiều muối cũng nên được hạn chế tối đa.

Đảm bảo tích cực vận động theo thể trạng mỗi ngày để giúp giảm axit uric. Nếu xuất hiện phản ứng sưng, nóng, đau khớp đột ngột thì phải nhanh chóng điều trị để bảo vệ sức khỏe.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Mùa hè càng dễ bị bệnh gút, ngoài những điều kiêng kỵ, bạn phải thực hiện 2 điều