‘Mụn cóc’ trên da có thể liên quan đến virus gây ung thư cổ tử cung - HPV

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói đến virus HPV (Human Papilloma Virus), nhiều người nghĩ ngay đến ung thư cổ tử cung, bởi hơn 90% trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến nó.

Trên thực tế, có hơn 100 phân nhóm HPV với khả năng lây nhiễm và tỷ lệ gây bệnh cao. Ngoài cổ tử cung, HPV còn mở rộng móng vuốt “ma thuật” của mình tới da và niêm mạc của các bộ phận khác.

Nhiễm trùng màng nhầy, chẳng hạn như khoang miệng và đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư miệng và ung thư amidan.

Nhiễm trùng da có thể gây ra mụn cóc thông thường, mụn cơm, mụn cóc bàn chân... mà mọi người gọi chung là "mụn cóc".

Đặc điểm của ‘mụn cóc’ do nhiễm virus HPV là gì?

Những nốt mụn cóc trông như thế nào khi bị nhiễm virus HPV?

Do các phân nhóm khác nhau của virus và vị trí lây nhiễm khác nhau, hình thái của mụn cóc cũng khác nhau.

Nguyên nhân nào đã gây ra điều này?

Da có bị nhiễm virus HPV hay không, phụ thuộc vào hai điều kiện: một là da bị tổn thương, virus dễ “bén rễ” vào da; hai là khả năng miễn dịch không đủ mạnh, và virus không bị hệ thống miễn dịch loại bỏ ngay lập tức.

Người bị mụn cóc lâu năm có khả năng miễn dịch tương đối yếu, khi gãi hoặc tắm mạnh, nếu vùng da bị tổn thương nhẹ, virus HPV sẽ tiếp tục “cấy” sang vùng da xung quanh. Lúc này mụn cóc mới lại mọc lên.

Bên cạnh đó, kể cả khi bạn nhổ "mụn cóc mẹ" sớm nhất hoặc lớn nhất cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì mụn cơm mới mọc cũng dễ lây lan.

Mụn cơm không chỉ lây nhiễm sang các vùng da xung quanh mà còn có thể lây sang người khác.

Mụn cóc có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc như tiếp xúc trực tiếp với nốt ban của người bệnh, hoặc tiếp xúc gián tiếp qua khăn tắm, quần áo… nhưng chỉ khi “da bị tổn thương + khả năng miễn dịch suy yếu” mới bị lây nhiễm.

3 bước để hạn chế sự lan rộng của mụn cóc

Giống như cảm lạnh do virus, mụn cóc cũng có giới hạn, nhưng điều này không có nghĩa là không cần thiết phải điều trị.

Vì mụn cóc dễ lây lan nên nếu bạn đợi chúng tự lành, thường thì mụn cóc "cũ" chưa rụng, mụn cóc mới lại tiếp tục mọc lên. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.

Ba bước sau đây là chìa khóa để loại bỏ sự lan rộng của mụn cóc:

  • Không bao giờ gãi hoặc chà mạnh lên mụn cóc và vùng da xung quanh, đồng thời không tạo cơ hội cho virus lây lan hoặc xâm nhập vào cơ thể.
  • Các mụn cóc lớn hơn có thể được phẫu thuật cắt bỏ để ngăn virus lây lan ra ngoài do ma sát; đốt điện, laser carbon dioxide hoặc phương pháp áp lạnh cũng có thể được sử dụng tại các bệnh viện thông thường; có thể sử dụng thuốc uống kháng virus hoặc bôi tại chỗ để loại bỏ virus.
  • Cải thiện khả năng miễn dịch của chính bạn.

Thuốc trị HPV có thể ngăn ngừa mụn cóc không?

Câu trả lời là KHÔNG.

HPV được chia thành loại nguy cơ cao và loại nguy cơ thấp. "Mụn cóc" là do nhiễm HPV nguy cơ thấp.

Thuốc điều trị ung thư cổ tử cung chỉ ngăn ngừa HPV nguy cơ cao và không có tác dụng phòng ngừa mụn cóc.

Điều cần nhắc lại là phụ nữ bị mụn cóc có thể không có sức đề kháng quá mạnh với HPV, và nên kiểm tra HPV cổ tử cung thường xuyên hơn phụ nữ khỏe mạnh.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

‘Mụn cóc’ trên da có thể liên quan đến virus gây ung thư cổ tử cung - HPV