Nấm mốc làm suy giảm trí nhớ và gây bệnh Alzheimer? 5 mẹo chống nấm mốc tại nhà (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, trong những lát cắt não của bệnh nhân Alzheimer, người ta tìm thấy các tế bào nấm và sợi nấm. Đặc biệt, chúng bao gồm cả nấm mốc.

Chuyên gia dinh dưỡng Amie Skilton ở Úc cho hay, cô vốn là người khỏe mạnh, nhưng sau hai tháng chuyển đến nhà mới, não của cô bắt đầu gặp vấn đề. Ví dụ, cô quên tên và đột nhiên không biết cách mặc quần áo.

Sau khi kiểm tra, cô được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer loại 3.

Tiếp đó, cô phát hiện ra rằng, tất cả những vấn đề này có liên quan đến tình trạng rò nước trong căn nhà mới, kèm theo đó là hoàn cảnh sống bị ẩm mốc nghiêm trọng.

Cuối cùng, Skilton quyết định chuyển đến một căn nhà khác không bị dột, tình trạng của cô dần được cải thiện và chức năng não cũng trở lại bình thường.

Nấm mốc có thể gây mất trí nhớ hay không?

Bệnh Alzheimer loại 3 còn có thể gọi là bệnh Alzheimer do hít thở (Inhalational Alzheimer's disease).

Vào năm 2016, Dale E. Bredesen - chuyên gia về bệnh thoái hóa thần kinh tại Đại học California, San Francisco (Hoa Kỳ), đã công bố kết quả từ một nghiên cứu.

Theo đó, bệnh Alzheimer loại 3 có liên quan đến việc tiếp xúc với độc tố nấm mốc.

Mặc dù bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, nhưng Alzheimer tuýp 3 lại là cái tên ít được nhắc đến.

Trong số nhiều nghiên cứu về Alzheimer, một số ít nghiên cứu đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa nấm mốc và bệnh này.

Lin Zhihao nói: "Trên lâm sàng, tôi thường gặp những người uống rượu đến xơ gan và chức năng miễn dịch của họ bị kém. Nếu những người đó có thói quen vệ sinh không tốt hoặc say xỉn thường xuyên, họ rất dễ bị nhiễm nấm mốc".
Lin Zhihao nói: "Trên lâm sàng, tôi thường gặp những người uống rượu đến xơ gan và chức năng miễn dịch của họ bị kém. Nếu những người đó có thói quen vệ sinh không tốt hoặc say xỉn thường xuyên, họ rất dễ bị nhiễm nấm mốc". (Pexels)

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, trong những lát cắt não của bệnh nhân Alzheimer, người ta tìm thấy các tế bào nấm và sợi nấm. Đặc biệt, chúng bao gồm cả nấm mốc.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, nguyên nhân của bệnh Alzheimer có thể là do nhiễm nấm, nhưng cũng có thể là do khả năng miễn dịch của bệnh nhân suy yếu, khiến họ bị nhiễm nấm dễ dàng hơn.

Vậy thì, nhiễm nấm có thể gây ra bệnh Alzheimer hay không?

Lin Zhihao, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ tại Bệnh viện Linxin và là bác sĩ thần kinh, cho biết: "Đó không phải là cách nói chính thống", một số nghiên cứu hiện tại vẫn chưa thể làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hai điều này.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sự hiểu biết của đại đa số về bệnh Alzheimer vẫn như người mù xem voi: "Tôi tin rằng có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả này (mắc bệnh Alzheimer)".

Do Alzheimer là một bệnh có cơ chế phức tạp, nên có nhiều giả thuyết như lưu thông máu kém, viêm nhiễm lâu ngày, nhiễm khuẩn mãn tính… được cho là nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ.

Nhiễm nấm mốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, thoái hóa não

Nhưng có thể khẳng định rằng, nhiễm nấm lâu ngày có tác động đến trí nhớ.

Lin Zhihao đã chứng kiến ​​nhiều trường hợp viêm màng não do nhiễm nấm trên lâm sàng, khiến chức năng nhận thức của não bộ bị ảnh hưởng, thậm chí thoái hóa.

Trong số các loại nấm gây viêm màng não, cryptococcus là phổ biến nhất.

Tác hại của nó đối với não có thể chia làm hai loại, một là tấn công trực tiếp vào tế bào não, hai là gián tiếp làm não bị tổn thương do não bị viêm nhiễm lâu ngày.

Trong số các loại nấm gây viêm màng não, cryptococcus là phổ biến nhất. Tác hại của nó đối với não có thể chia làm hai loại, một là tấn công trực tiếp vào tế bào não, hai là gián tiếp làm não bị tổn thương do não bị viêm nhiễm lâu ngày. 
Trong số các loại nấm gây viêm màng não, cryptococcus là phổ biến nhất. Tác hại của nó đối với não có thể chia làm hai loại, một là tấn công trực tiếp vào tế bào não, hai là gián tiếp làm não bị tổn thương do não bị viêm nhiễm lâu ngày. (Wikimedia Commons)

Cryptococcus cũng có thể khiến các mạch máu bị đông lại, dẫn đến đột quỵ và gây tổn thương não.

Người cao tuổi, người có chức năng miễn dịch kém, chẳng hạn như người mắc bệnh tiểu đường, khối u ác tính, sử dụng steroid trong thời gian dài và người uống rượu đến xơ gan, có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm màng não.

Các triệu chứng ban đầu có thể giống như cảm lạnh, nhức đầu nhẹ và sốt nhẹ, không khó chịu rõ ràng. Nhưng về lâu dài, chức năng não bộ sẽ bị thoái hóa, phản ứng ngày càng cùn mòn, thậm chí động kinh, yếu nửa tay nửa chân.

Lin Zhihao nói: "Trên lâm sàng, tôi thường gặp những người uống rượu đến xơ gan và chức năng miễn dịch của họ bị kém. Nếu những người đó có thói quen vệ sinh không tốt hoặc say xỉn thường xuyên, họ rất dễ bị nhiễm nấm mốc".

Ông cũng đã gặp những bệnh nhân AIDS trẻ tuổi, những người cần đặc biệt chú ý xem liệu họ có bị viêm màng não do cryptococcus hay không.

Do bệnh nhân AIDS có khả năng miễn dịch kém nên tỷ lệ tử vong khi nhiễm cryptococcus rất cao. Họ sẽ đột ngột đau đầu dữ dội, sốt và động kinh, dẫn đến tăng áp lực não và nguy hiểm đến tính mạng.

Nói chung, nhiễm nấm có thể điều trị bằng thuốc và nhiều người khỏi bệnh.

Còn nhiễm nấm có để lại di chứng tổn thương não hay không thì còn tùy thuộc vào lượng nấm mốc tiếp xúc, và mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ.

Nếu là người bị nhiễm trùng mãn tính lâu ngày hoặc nhiễm trùng trên diện rộng, rất dễ để lại di chứng rối loạn chức năng nhận thức, đại não trở nên khó sử dụng.

--> Xem tiếp: Nấm mốc làm suy giảm trí nhớ và gây bệnh Alzheimer? 5 mẹo chống nấm mốc tại nhà (Phần 2)

Theo Su Guanmi từ The Epoch Times tiếng Trung
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nấm mốc làm suy giảm trí nhớ và gây bệnh Alzheimer? 5 mẹo chống nấm mốc tại nhà (Phần 1)