Nếu còn xanh hoặc đã bị hư hại, 5 loại rau củ quả sau sẽ chứa đầy độc tố

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiếm có bữa cơm nào mà rau củ quả không xuất hiện trên bàn ăn. Tuy nhiên, một trong số chúng lại vô cùng độc hại do chưa chín hoặc hư hỏng, kể cả sau khi đã nấu chín...

1. Cà chua xanh

Cà chua chưa chín có chứa một loại độc tố là solanin. Nếu ăn cà chua mà thấy trong miệng có vị đắng, thì có thể bạn đã nếm phải một chút độc tố này. Solanin gây buồn nôn và gây nôn, thậm chí gây ra tử vong nếu ăn với số lượng lớn. Vì vậy, hãy chọn cà chua chín khi nấu ăn!

Tuy đã có màu đỏ nhưng có thể cà chua vẫn chưa chín. Bạn hãy để ý thêm những dấu hiệu khác, ví dụ: phần nhũ lấm tấm ở thịt quả, hạt cà chua màu trắng - chứ không phải màu xanh, ruột chín đỏ và có bột nhão.

Nếu ăn cà chua mà thấy trong miệng có vị đắng, thì có thể bạn đã nếm phải một chút độc tố solanin...(Pixabay)

Có thể bạn đã biết: Độc tố solanin đậm đặc cũng có ở chồi và vỏ của khoai tây đã mọc mầm.

2. Đậu cô ve (đậu que)

Đậu cô ve nấu chưa chín có chứa nhiều saponin, đây là chất rất dễ kích thích đường tiêu hóa. Ngoài ra, trypsin trong đậu cô ve chưa nấu chín có thể gây ra các triệu chứng của viêm dạ dày và ruột.

Để tránh điều này, có 2 điều quan trọng là (1) phải rửa sạch và (2) nấu chín chúng hoàn toàn. Để biến món ăn liệu đã chín hay chưa, bạn có thể bẻ đôi và cắn thử hạt đậu nhỏ ở bên trong, nếu đã mềm, thì đậu đã chín. Đừng để đậu chuyển sang màu vàng.

Đậu cô ve nấu chưa chín có chứa nhiều saponin, đây là chất rất dễ kích thích đường tiêu hóa... (Pixabay)
3. Cải thảo thối

Nếu bạn cảm thấy thiếu oxy sau khi ăn phải cải thảo, thì có lẽ bạn đã ăn phải rau bị thối, dù mới chỉ bị hỏng một ít. Điều này dẫn đến các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng, hay bị chuột rút nghiêm trọng.

Rất khó phân biệt tình trạng của cải thảo sau khi cho vào nồi lẩu, vì vậy hãy rửa sạch và loại bỏ những lá bị thối nếu chuẩn bị ở nhà. Khi đi ăn ở ngoài, bạn cũng nên kiểm tra thêm một chút để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu bạn cảm thấy thiếu oxy sau khi ăn phải cải thảo, thì có lẽ bạn đã ăn phải rau bị thối... (Pixabay)

Có thể bạn đã biết: Củ gừng thối, hoặc bị dập, cũng rất nguy hiểm. Nó có safrole, một loại độc tố cực mạnh có thể làm hỏng tế bào gan chỉ với một lượng nhỏ.

4. Khoai lang sẹo đen

Khoai lang xuất hiện các đốm đen thể hiện điều gì? Chúng cho thấy thực phẩm của chúng ta đã bị nhiễm khuẩn ceratocystis fimbriata. Độc tố này không thể bị tiêu diệt - dù trong nước sôi 100° hay khoai đã nướng chín.

Nếu trúng độc thì chỉ sau 24 giờ sẽ phát bệnh, biểu hiện nhẹ thì khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, thở dốc... nặng thì sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Độc tố ceratocystis fimbriata không thể bị tiêu diệt dù trong nước sôi 100° hay bị nướng... (Minh họa)
5. Lá trà mốc

Nếu uống trà được pha từ lá trà bị mốc, thì chúng ta có thể bị chóng mặt và tiêu chảy. Nếu bạn lại còn có sở thích dùng bã trà để làm đẹp, hoặc làm món bã trà xào thịt bò, thì những lá trà bị mốc cũng sẽ khiến cho bạn phải khổ sở một phen.

Nguyên nhân là do lá trà bị mốc rất dễ bị nhiễm nấm, chẳng hạn như nấm PenicilliumAspergillus. Đây là hai loại nấm sẽ khiến lá trà mốc trở nên nguy hiểm hơn.

Trà mốc dẫn dễ nhầm vói phấn trà, ảnh này là trà bị mốc... (Minh họa)

Có thể bạn đã biết: Mộc nhĩ (nấm mèo) bị mốc cũng có thể gây chóng mặt, đau bụng, và tiêu chảy. Mốc này màu trắng, ngả vàng, cho thấy nó bị nhiễm khuẩn flavobacterium.

Minh Sang
- Theo Vision Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Nếu còn xanh hoặc đã bị hư hại, 5 loại rau củ quả sau sẽ chứa đầy độc tố