Ngày Tết nên thủ sẵn những loại thuốc gì trong tủ thuốc gia đình?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những ngày lễ Tết là khoảng thời gian mà chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thay đổi, như môi trường sống (về quê, đi du lịch,...), thời tiết (chuyển lạnh và ẩm), sinh hoạt thất thường và thói quen ăn uống bị thay đổi. Vậy nên việc có sẵn thuốc để phản ứng nhanh trong các trường hợp cần thiết là rất quan trọng.

Thuốc điều trị bệnh mãn tính:

Các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống như tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, bệnh xương khớp, gút,... Các loại thuốc này chỉ có thể mua theo đơn thuốc của bác sĩ, vậy nên cần chuẩn bị trước vì có thể các nhà thuốc ở địa phương bạn không mở cửa.

Thuốc dị ứng:

Sử dụng khi bị dị ứng với thức ăn hoặc thời tiết. Bạn có thể chuẩn bị trước thuốc kháng histamin. Thông thường các loại thuốc chống dị ứng thường gây buồn ngủ, do vậy cần lưu ý khi bạn phải lái xe. Các loại thuốc thế hệ mới như fexofenadine, loratadin hay cetririzin sẽ cho tác dụng lâu hơn và ít buồn ngủ hơn.

Thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt, cảm cúm:

Các loại thuốc chứa paracetamol như Panadol, Efferalgan hay thuốc cảm Tiffy khá phổ biến và được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc viên sủi. Thuốc có thể trị các triệu chứng phổ biến như sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng và nhức đầu.

Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen, Aspirin có tác dụng kháng viêm, giảm đau từ các nguyên nhân như đau lưng, đau răng. Tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng với các bệnh nhân có bệnh nền viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh tìm. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau.

Thuốc điều trị tiêu chảy:

Smecta hay Berberin là hai loại thuốc phổ biến điều trị tiêu chảy. Cần dự phòng Oresol để bù nước và chất điện giải nếu bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Thuốc điều trị táo bón:

Gồm các loại thuốc bổ sung chất xơ như FiberCon, Citrucel,...; thuốc bôi trơn như Fleet Mineral Oil Enema. Nên chủ động uống nhiều nước, ăn rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn để tránh hiện tượng này

Dụng cụ sơ cứu:

Nên chuẩn bị một ít băng Urgo, bông, gạc, dung dịch muối, oxy già hoặc betadine để làm sạch và băng bó vết thương ngoài da. Ngoài ra cần có sẵn ít trà gừng hay miếng dán Salonpas cũng có thể dùng trong trường hợp cần phản ứng nhanh.

Để thuốc ở nơi khô ráo, mát, tránh ánh nắng trực tiếp (không nên để trong buồng tắm do độ ẩm cao). Để xa tầm tay trẻ em.

Quang Minh

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Ngày Tết nên thủ sẵn những loại thuốc gì trong tủ thuốc gia đình?