Nghịch lý: Người già nên ăn nhiều chất đạm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một thói quen thường thấy ở người già là ăn ít đạm do lo ngại bệnh mãn tính và béo phì. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người già nên ăn nhiều đạm hơn...

Thái Tông Minh là chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Thiên Thạnh. Ông cho biết chất đạm (protein) là thành phần chính của tế bào ở người. Nó cung cấp năng lượng giúp cơ thể hoạt động liên tục, đồng thời cung cấp acid amin cần thiết giúp cơ thể phục hồi.

Các acid amin chuỗi dài trong chất đạm giúp duy trì các mô cơ. Một bài đánh giá trên Taiwan Journal of Geriatrics cũng chỉ ra việc tăng lượng protein có thể làm tăng mật độ xương và bảo vệ sức khỏe của xương.

Ngược lại, tình trạng thiếu đạm do suy dinh dưỡng sẽ đem đến nhiều bất lợi cho cơ thể. Nó làm giảm chức năng miễn dịch, gây cảm lạnh, suy giảm nhận thức, làm vết thương lâu lành... Nếu các triệu chứng này cứ chồng chất lên nhau, thì người cao tuổi sẽ tăng nguy cơ nằm liệt giường.

Một số người cao tuổi ngày càng gầy đi do tình trạng suy dinh dưỡng. Kiểu gầy quá mức này rất cần phải cảnh giác. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho thấy: những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) quá thấp thì có tỷ lệ tử vong cao - gần gấp đôi so với những người có cân nặng bình thường. Nói cách khác, quá gầy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Thậm chí, nguy cơ tử vong trong vòng 10 năm của đàn ông quá gầy còn cao hơn những người béo phì.

Đánh giá tình trạng quá gầy này ở người già thế nào?

Để đánh giá người già có bị quá gầy hay không, chúng ta có thể tham khảo hai 2 cạnh sau:

1. Sụt cân quá mức

Các bác sĩ Vương Di Nhân và Lưu Thụy Dao thuộc Khoa Y học Gia đình tại Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc cho biết: cân nặng thực sự tương đối ổn định sau tuổi trung niên, chỉ trừ khi bị chứng rối loạn ăn uống. Mặc dù cân nặng sẽ có giảm một chút, nhưng không đáng kể.

Nếu người già bị giảm cân nhiều thì cần phải cảnh giác. Giảm cân quá mức là khi giảm 3% trọng lượng cơ thể ban đầu chỉ trong 1 tháng, hay giảm 10% trong vòng 3 tháng.

2. Sụt giảm albumin

Các chỉ số như albumin, prealbumin hay cholesterol đều được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Trong đó, albumin prealbumin được sử dụng phổ biến hơn cả.

Khi khám sức khỏe, nếu mức albumin của người lớn tuổi thấp hơn 3,5 mg/dl, thì họ thuộc nhóm có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Ngoài suy dinh dưỡng ra, suy gan và các bệnh lý khác cũng có thể làm giảm albumin trong máu. Vì vậy, chúng ta bác sĩ tư vấn để được đánh giá toàn diện.

Người già cần ăn đủ chất đạm và calo

Để duy trì thể lực đầy đủ cũng như duy trì xương, cơ chắc khỏe, người cao tuổi cần chú ý đến việc bổ sung protein và calo trong khẩu phần ăn. Tất nhiên, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác cũng không nên để bị thiếu. Tất cả đều cần được bổ sung một cách cân đối.

Điều này cũng được Tiến sĩ Aya Kagawa ủng hộ. Tiến sĩ Kagawa là một chuyên gia dinh dưỡng của Nhật Bản, cũng là nhà sáng lập của trường Đại học Dinh dưỡng Kagawa. Ông đề xuất 4 nhóm thực phẩm chính bao gồm: đường bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Người cao tuổi cũng nên bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng này theo nhu cầu ăn hàng ngày của bản thân.

Giúp người già dễ ăn, dễ nhai, dễ hấp thụ thịt hơn

Do tuổi tác đã cao, người già thường khó nhai khó nuốt, khó tiêu hóa cũng như khó hấp thụ thức ăn giàu protein như thịt. Có 4 phương pháp giúp kết hợp khéo léo thịt vào chế độ ăn của người già, giúp họ dễ nhai và dễ tiêu hóa hơn:

    1. Tùy theo khẩu vị, thêm đậu hoặc rau và thịt băm nhỏ cho vào cháo. Nấu sôi sau đó cho một lượng dầu và muối thích hợp.
    2. Khi nấu mì, thêm trứng, thịt lợn thái mỏng và rau để làm nước mì thêm ngon.
    3. Thêm trứng vào sữa để làm sữa trứng, thích hợp cho người già bị mất răng.
    4. Chặt thịt, nêm gia vị tùy theo khẩu vị, viên thành viên. Sau đó, nấu chung với rau thành canh thịt viên.

Những món ăn đơn giản giúp người già bổ sung đạm

Bánh mì nướng mềm nhân trứng

Nguyên liệu: 1 lát bánh mì lớn thái mỏng, 1 quả trứng, 1 thìa đường, 100ml sữa, 1 chút vani, 2 thìa cà phê mật ong.

Chế biến:
1) Cắt đều bánh mì thành các miếng nhỏ 4 x 4. Tổng cộng là 16 miếng, sau đó đặt chúng vào đĩa.
2) Trộn đều trứng, đường, sữa và vani đổ lên bánh mì. Tẩm bột sau đó đun trong lò vi sóng 600W trong 1,5 phút.
3) Lấy ra cho vào hộp, đổ mật ong lên trên rồi ăn.

Cá hấp

Nguyên liệu: 10g lá tía tô, 150g cá tráp, 10g tempeh, 6g hành lá băm nhỏ, 5g gừng băm.
Gia vị: 15ml rượu, 10g xì dầu, 10g dầu mè, 5g đường.

Chế biến:
1) Cắt nhỏ tempeh, thêm hành lá, gừng băm, rượu, xì dầu, đường, dầu mè và 30ml nước vào trộn đều.
2) Trải lá húng quế dưới đáy đĩa, cắt cá thành dải, đặt lên trên lá húng quế, ướp gia vị, hấp trong vòng 10 phút.

Món cá hấp rất dễ ăn đối với người già và cũng rất dễ hấp thu... (ShutterStock)
Bò viên

Nguyên liệu: 120g thịt bò xay, 100g nước hạt dẻ, 200g rau tần ô, 15g hành lá cắt nhỏ, 5g gừng băm.
Gia vị: 20g rượu gạo, 20g xì dầu, 15g bột ngô, 5g tiêu, 3g muối.

Chế biến:
1) Nhặt sạch rau tần ô, sau đó luộc và ngâm chúng trong nước lạnh.
2) Giã nhỏ hạt dẻ lấy nước, trộn đều với thịt bò xay, hành lá, gừng băm, rượu gạo, xì dầu, muối, tiêu, bột bắp.
3) Nhào thịt bò thành hình viên và cho vào nồi hấp trong 15 phút. Đặt rau tần ô vào đĩa, sau đó đặt bò viên hấp lên rau tần ô.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, người già cũng nên phơi nắng, bổ sung nước, vận động phù hợp. Điều này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường thể lực.

Nhưng suy cho cùng, khả năng hấp thụ của người cao tuổi khác với người trẻ và trung niên. Đặc biệt, khi mắc bệnh, người già cần cẩn thận trong bữa ăn. Tốt nhất nên nhờ bác sĩ khám sức khỏe định kỳ để được hướng dẫn, cho lời khuyên bổ sung những chất dinh dưỡng đang bị thiếu.

Minh Sang
- Theo NTDTV Hoa Ngữ.



BÀI CHỌN LỌC

Nghịch lý: Người già nên ăn nhiều chất đạm