Nghiên cứu: Biến chủng không phải là nguyên nhân khiến virus Vũ Hán lan rộng đột biến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu khẳng định vẫn không tìm thấy bằng chứng cho thấy một đột biến nào đó có khả năng làm tăng tốc độ lây truyền của virus Corona Vũ Hán...

Vào thứ Tư (25/11) các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tuy virus Corona Vũ Hán gây ra COVID-19 và nó vẫn đang đột biến khi đang lây lan khắp nơi thế giới, nhưng không hề có đột biến nào hiện được ghi nhận là có thể khiến đại dịch lây lan nhanh hơn.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học London và Đại học Oxford của Anh, và từ Viện Cirad và Đại học Réunion của Pháp, đã phân tích bộ gen vi rút từ 46.723 người có COVID-19 từ 99 quốc gia, được thu thập cho đến cuối tháng 7 năm 2020. Theo đó, các chuyên gia đã xác định được hơn 12.700 thể đột biến hoặc những thay đổi trong chủng virus SARS-CoV-2.

Lucy van Dorp, giáo sư tại Viện Di truyền của Đại học London - là một trong những đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “May mắn thay, chúng tôi phát hiện ra rằng không có đột biến nào khiến COVID-19 lây lan nhanh hơn”.

Bà nói thêm: "Chúng ta cần phải cảnh giác và tiếp tục theo dõi các đột biến mới, đặc biệt là khi vaccine được tung ra".

Tuy nhiên, nghiên cứu bổ sung chỉ ra rằng có một đột biến của virus Trung Quốc xuất hiện sớm trong đại dịch khiến việc ngăn chặn sự lây lan của nó trở nên khó khăn hơn. Đột biến này được đặt tên là 614G, nó có thể đã giúp virus lây lan dễ dàng hơn giữa người với người.

Virus được biết đến với khả năng luôn luôn biến đổi, và một trong số chúng - chẳng hạn như virus cúm - thay đổi thường xuyên hơn những loại khác.

Hầu hết các đột biến là trung tính, một số có thể có lợi cho virus và khiến vaccine chống lại chúng trở nên kém hiệu quả hơn. Khi virus thay đổi như vậy, vaccine cần được điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo công hiệu.

Đối với SARS-CoV-2, những vaccine đầu tiên ddax cho thấy hiệu quả chống lại COVID-19, vì vậy mà có thể nó (vaccine của Pfizer) sẽ nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý (FDA) và bắt đầu được sử dụng để tiêm chủng ngừa cho mọi người trước cuối năm nay.

Giáo sư Francois Balloux của Đại học London cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: theo những phát hiện hiện tại, không có mối đe dọa từ virus đối với hiệu quả của vaccine COVID-19. Tuy nhiên, giáo sư cảnh báo rằng sự xuất hiện sắp tới của vaccine có thể tạo ra áp lực chọn lọc mới đối với virus để trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người.

Ông nói: “Virus có thể tạo được các đột biến thoát khỏi vaccine trong tương lai, nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thể đánh dấu chúng ngay lập tức, điều này sẽ tạo điều kiện cho phép việc update vaccine kịp thời nếu cần thiết".

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy bằng chứng cho thấy một đột biến nào đó có khả năng làm tăng tốc độ lây truyền của virus Corona Vũ Hán. Họ cho biết, hầu hết các đột biến phổ biến là trung tính.

Vũ Phong
- Theo Reuters, Newmax.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Biến chủng không phải là nguyên nhân khiến virus Vũ Hán lan rộng đột biến