Nghiên cứu: Người nhiễm COVID-19 không triệu chứng không phải nguồn lây nhiễm chính trong đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo nghiên cứu gần đây nhất từ Trung Quốc, gần như không có sự lây nhiễm virus Vũ Hán giữa người nhiễm không triệu chứng với những người tiếp xúc gần...

Người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng là những người không biểu hiện triệu chứng sau khi bị nhiễm virus, nhưng vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Điều này hoàn toàn khác với bệnh nhân COVID-19 ở giai đoạn không có triệu chứng ở giai đoạn tiền triệu - giai đoạn mà họ trông hoàn toàn bình thường, nhưng các triệu chứng phải một thời gian sau mới bắt đầu xuất hiện. Điều đáng nói là họ có thể lây truyền virus ngay trong giai đoạn này.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, đã có 300 trường hợp được xác định dương tính với COVID-19 không có triệu chứng. Các chuyên gia đã phát hiện được những người này nhờ khám sàng lọc quy mô lớn. Trong khoảng thời gian từ 4/5 đến 1/6, sau khi Vũ Hán bị cách ly, hơn 9 triệu công dân Trung Quốc đã được xét nghiệm virus với PCR.

Mẫu của tất cả các trường hợp nhiễm không có triệu chứng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhưng “không tìm thấy virus sống sót”. Nói cách khác, họ không thể làm trung gian để lây truyền virus.

Các tác giả cũng phát hiện được 190/300 mẫu này có dương tính với kháng thể (IgG và/hoặc IgM). Điều này cho thấy họ có khả năng đã nhiễm COVID-19 gần đây hoặc xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính giả.

Đáng chú ý hơn, các nhà khoa học đã phân lập và theo dõi 1.174 người tiếp xúc gần với các trường hợp không triệu chứng, và các học giả nhận thấy rằng: không ai trong số họ có kết quả dương tính với COVID-19.

Họ lưu ý: “So với những bệnh nhân có triệu chứng, những người bị nhiễm không triệu chứng thường có lượng virus thấp và thời gian lây lan virus ngắn, điều này làm giảm nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2”.

TS Simone Gold, người sáng lập Tổ chức Bác sĩ Tiền tuyến của Mỹ, đã trao đổi với The Epoch Times qua email:

“Nghiên cứu này đã xác nhận (lại) những gì mà các bác sĩ đã biết, và những người không phải là các nhà khoa học đã nghi ngờ trong nhiều thiên niên kỷ: sự lây truyền từ người không có triệu chứng chưa bao giờ là nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh”.

Trước đại dịch virus Vũ Hán, hướng dẫn điều trị và chẩn đoán đợt bùng phát virus đường hô hấp — bao gồm đợt bùng phát SARS năm 2003 và MERS năm 2012 — chủ yếu tập trung vào các trường hợp có triệu chứng để ngăn chặn sự lây truyền của virus.

Tương tự, theo hướng dẫn cập nhật mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ về chẩn đoán, điều trị và quản lý các đợt bùng phát cúm mùa cũng chỉ khuyến cáo, những người có triệu chứng nên đi xét nghiệm cúm.

Điều này giải thích tại sao Thụy Điển, kể từ khi đại dịch bắt đầu, đã không dùng đến các biện pháp phong tỏa hay cách ly, xét nghiệm trên diện rộng hoặc bắt buộc đeo khẩu trang. Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển không tin vào sự lây lan virus từ những người nhiễm không có triệu chứng là phổ biến.

Họ cho biết: “Dựa trên những gì đã biết về COVID-19 và các bệnh tương tự khác, đánh giá cho thấy sự lây lan bệnh từ những người không có triệu chứng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ”.

Để tránh nguy cơ bị nhiễm COVID-19, người Thụy Điển được khuyến khích không chạm tay vào mặt, không tiếp xúc quá gần ở nơi công cộng, vệ sinh tay, hắt hơi hoặc ho đúng cách và ở nhà khi nghi ngờ bị cúm hay nhiễm COVID-19.

Bằng chứng từ những nghiên cứu khác

Đã có bằng chứng cho thấy khả năng lây lan từ người không có triệu chứng là cao, đến mức 81%, như nghiên cứu trước đó đã tuyên bố. Thực sự, nguy cơ lây nhiễm từ nhóm này khá thấp.

Theo một nghiên cứu tổng quan và phân tích 79 nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã phát hiện được: nhóm người không có triệu chứng “có khả năng thanh thải virus nhanh hơn”, điều này cho thấy “thời gian lây nhiễm ngắn hơn”.

Trong một nghiên cứu phân tích tổng quan khác được công bố vào ngày 9/10, các nhà nghiên cứu nhận thấy: “ước tính của họ về tỷ lệ nhiễm COVID-19 không triệu chứng và tỷ lệ lây truyền do nhóm không có triệu chứng thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu đã công bố”.

Nhìn chung, tỷ lệ nhóm nhiễm không triệu chứng khoảng 17%, và khả năng lây virus COVID-19 cho người xung quanh thấp hơn 42% so với những người có triệu chứng.

Ngoài ra một số nghiên cứu được công bố rộng rãi - như đối với tàu du lịch Diamond Princess, nghiên cứu ở Iceland, và nơi trú ẩn cho người vô gia cư ở Boston - thường được nhiều chính phủ và quan chức y tế công cộng trích dẫn để giải thích cho một số chính sách của họ.

Tuy nhiên, các học giả đã loại chúng khỏi nghiên cứu trên, vì phát hiện thấy các tác giả đó đã không theo dõi bệnh nhân để xác định xem họ thực sự thuộc (1) nhóm không có triệu chứng hay (2) nhóm không có triệu chứng ở giai đoạn tiền triệu.

Báo cáo về ca nhiễm không triệu chứng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, được cho là nguyên nhân khiến lan truyền virus, cũng đã bị loại trừ. Nguyên nhân là vì báo cáo đã gây xôn xao trên khắp Đại Lục trước khi bị phát hiện ra những sai sót. Các tác giả chỉ dựa vào lời kể của bốn bệnh nhân người Đức mà không nói chuyện với nữ doanh nhân “không có triệu chứng” đến từ Thượng Hải, người sau đó đã xuất hiện các triệu chứng khi ở Đức.

Các tác giả đã giải quyết sai sót bằng cách gửi một phụ lục bổ sung (pdf) đính kèm dưới cùng của bài báo, thay vì chỉnh sửa bài báo chính.

Người khỏe mạnh có thực sự cần xét nghiệm sàng lọc tìm COVID-19 không?

Một số quốc gia đang xét nghiệm rộng rãi và truy vết những người khỏe mạnh như một nỗ lực để giảm thiểu sự lây truyền virus từ những ca nhiễm không triệu chứng. Mặc dù họ không có bằng chứng thuyết phục để khẳng định nhóm này là tác nhân gây ra đại dịch.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong hướng dẫn cập nhật về lý do tại sao nên đeo khẩu trang trong cộng đồng, đã tuyên bố tỷ lệ lây nhiễm từ nhóm không triệu chứng là 50%. Tuy nhiên, tổ chức này không phân biệt giữa (1) những người nhiễm không có triệu chứng và (2) nhóm nhiễm có triệu chứng nhưng ở giai đoạn tiền triệu.

Khẩu trang chủ yếu nhằm mục đích giảm phát tán các giọt bắn chứa virus để kiểm soát nguồn lây, đặc biệt thích hợp cho những người nhiễm bệnh không triệu chứng hoặc ở giai đoạn tiền triệu… những người được ước tính chiếm hơn 50% các trường hợp lây truyền”, theo CDC.

Các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh đã chuẩn bị các địa điểm xét nghiệm tạm thời để kiểm tra sinh viên và nhân viên. Trong khi Thị trưởng Washington, Muriel Bowser lại thực hiện một quy trình sàng lọc những người nhiễm không triệu chứng cho sinh viên và nhân viên tham gia chương trình học tại các trường công lập của tiểu bang.

Vào ngày 2/12, Thị trưởng Muriel Bowser cho biết, “Chúng tôi tự hào về hệ thống xét nghiệm sàng lọc virus rất mạnh mẽ đã xây dựng ở tiểu bang Columbia và bây giờ chúng tôi có thể sử dụng cơ sở hạ tầng đó để hỗ trợ chương trình này”.

Tại Washington, học sinh có cha mẹ hoặc người giám hộ đã ký vào mẫu chấp thuận sẽ có thể nhận được “test PCR sàng lọc COVID-19 đường mũi” khoảng 10 ngày/lần tại trường, còn nhân viên sẽ được cung cấp một bộ xét nghiệm qua đường bưu điện mỗi tuần một lần, và hoàn toàn miễn phí.

Thiện Đức
- Theo ET tiếng Anh.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Người nhiễm COVID-19 không triệu chứng không phải nguồn lây nhiễm chính trong đại dịch