Nghiên cứu: Sốc điện (ECT) không có hiệu quả trong điều trị trầm cảm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Truyền một dòng điện qua não để kích hoạt phản ứng co giật là nguy hiểm và thiếu bằng chứng khoa học, nhưng nó vẫn được áp dụng lên những bệnh nhân trầm cảm để giúp họ...

Nhiều người cảm thấy quen thuộc với liệu pháp sốc điện (ECT) trong việc điều trị cho bệnh nhân tâm thần trong quá khứ. Trong liệu pháp này, một dòng điện sẽ được truyền qua não, mục đích là kích hoạt cơn co giật để điều trị bệnh.

Những năm gần đây, ECT vẫn được áp dụng cho khoảng 1.000.000 người mỗi năm để điều trị trầm cảm nặng. Tại Anh có khoảng 2.500 bệnh nhân được gây mê rồi sốc điện hàng năm, và phần lớn trong đó là phụ nữ trên 60 tuổi.

Trong một nghiên cứu tổng hợp lại các nghiên cứu trước đây về ECT, công bố trên tạp chí Ethical Human Psychology and Psychiatry (tạm dịch là Đạo đức Tâm lý và Tâm thần học), chúng tôi đề xuất rằng không có bằng chứng nào đủ mạnh để chứng minh tính khả thi trong điều trị trầm cảm của ECT. Nó gây ra nhiều tác động tiêu cực và không có một lợi ích nào nên không thể xem đây là một phương pháp có tính khoa học hay phù hợp với đạo đức y khoa.

Cơ sở và chứng cứ

Mặc dù đã có tới 11 nghiên cứu giả dược (*) để đối chứng với ECT, nhưng chúng được tiến hành với nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Sau đây, bài viết sẽ tập trung phân tích 11 nghiên cứu giả dược được nhóm các nhà khoa học ủng hộ ECT lấy làm cơ sở lý luận. Trên thực tế, những chứng cứ đó yếu và không đủ thuyết phục.

Những người ủng hộ ECT cho rằng họ không muốn tiến hành nghiên cứu giả dược vì việc điều trị giả dược vi phạm y đức, nó ngăn cản những bệnh nhân đó không được áp dụng liệu pháp điều trị ECT trong khi nó “được biết” là có hiệu quả và chắc chắn “cứu mạng” được bệnh nhân. Nói cách khác, số lượng bác sĩ tâm thần đang sử dụng ECT một cách lý trí dựa trên các bằng chứng khoa học và y học đang giảm dần.

Tại Vương quốc Anh, ECT được Viện Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NICE) khuyến nghị sử dụng trong một số trường hợp như: xuất hiện các cơn hưng cảm, hoặc xuất hiện hội chứng căng trương lực cơ (catatonia) kéo dài, nghiêm trọng - khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả và (hoặc) bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch.

Mặc dù một số người thực sự tin rằng mình đã được cứu sống nhờ vào liệu pháp ECT, nhưng trong điều trị trầm cảm thì vẫn không có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy nó hiệu quả hơn giả dược. Và nhiều người khác thì cho rằng ECT đã hủy hoại cuộc sống của họ.

Các nghiên tổng hợp cứu và thống kê khác

Trước đây, tôi cùng các đồng nghiệp đã công bố một số nghiên cứu. Chúng tôi khảo sát nhiều số liệu và đã chỉ ra rằng: bằng chứng chứng minh tính hiệu quả của ECT trong điều trị là rất yếu, và chỉ một số ít ca bệnh cảm thấy tâm trạng có khá hơn sau khi áp dụng ECT. Các nghiên cứu tổng hợp khác cũng chứng minh rằng ECT không có bất kỳ một lợi ích nào sau đợt điều trị cuối cùng (1 liệu trình điều trị ECT thường được thực hiện khoảng tám lần).

Ngoài, cũng không có bằng chứng nào cho thấy ECT cứu mạng được bệnh nhân hoặc ngăn ngừa họ tự tử, nhưng nhiều người ủng hộ vẫn dùng lý luận này để lấp liếm đi việc ECT khiến não bệnh nhân bị tổn thương. Thật không chính xác khi đề cập đến nó là tổn thương não, nhưng tôi không biết dùng từ nào khác để miêu tả chứng mất trí nhớ liên tục hoặc vĩnh viễn ở 12-55% bệnh nhân áp dụng ECT. Đôi khi, người ta lập luận rằng liệu pháp ECT hiện đại an toàn hơn so với trước đây, và việc mất trí nhớ là do trầm cảm chứ không phải do điện, nhưng không có bằng chứng nghiên cứu nào ủng hộ lý luận này.

Một số người đã hỏi: Tại sao các đánh giá và phân tích tổng hợp khác lại kết luận rằng ECT có hiệu quả và an toàn? Thì nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về tác dụng của giả dược trong điều trị tâm thần, ông Irving Kirsch, cũng là phó giám đốc khoa nghiên cứu giả dược của Đại học Y Harvard, đồng tác giả của nghiên cứu mới đây, đã trả lời câu hỏi này như sau:

Bên cạnh việc phân tích 11 nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết, tính điểm chất lượng cho mỗi nghiên cứu dựa trên 24 tiêu chí của các phương pháp, chúng tôi cũng lượng giá 5 kết luận dựa trên số liệu ít ỏi của 11 nghiên cứu đã được công bố này.

Để đảm bảo không có yếu tố thiên vị chủ quan (tôi thực sự thiên về chống lại ECT, vì chúng thiếu cơ sở bằng chứng và thiệt hại mà tôi tin rằng nó đã gây ra cho hàng trăm ngàn người), phân tích của tôi đánh giá 11 nghiên cứu trên sẽ được so sánh mù đôi và được giám sát bởi một đồng nghiệp, Laura McGrath, người không có kiến ​​thức hoặc đặc biệt không quan tâm đến ECT.

Chúng tôi nhận thấy có 7/11 nghiên cứu mà trong đó không hề đề cập đến giới hạn của nghiên cứu, một phần thường phải có để các nhà khoa học có thể đối chiếu.

Điểm chất lượng trung bình của 11 nghiên cứu mà chúng tôi xem xét là 12,3 - tính theo thang điểm 24 và trong đó có tới 8 nghiên cứu là dưới 13 điểm. Chỉ có bốn nghiên cứu mô tả cách họ lấy cỡ mẫu ngẫu nhiên và chọn các đối tượng, sau đó tiến hành thử nghiệm. Không nghiên cứu nào chứng minh một cách thuyết phục rằng họ áp dụng phương pháp khảo sát mù đôi (trong đó cả những người tham gia và những người thử nghiệm đều không biết ai đang được điều trị cụ thể). Có 5 nghiên cứu rút ra được kết luận, số còn lại thì không phát hiện được điều gì. Chỉ có 4 nghiên cứu đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân, số còn lại không có thông tin gì.

Có những sai sót khác bao gồm cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ (số người tham gia ít), không có phương pháp điều trị khác để so sánh, số liệu không thống nhất (đánh giá của bác sĩ khác của bệnh nhân). Chỉ có hai nghiên cứu chất lượng cao được công bố kèm theo số liệu chi tiết.

Chúng tôi kết luận rằng chất lượng của các nghiên cứu kém đến mức các phân tích tổng hợp dựa trên nghiên cứu đó đã sai để có thể kết luận bất cứ lợi ích nào của phương pháp điều trị đó.

Dường như chưa có bằng chứng nào cho thấy ECT có hiệu quả đối với đối tượng bệnh nhân họ điều trị: những người bị trầm cảm nặng, hoặc những người phụ nữ lớn tuổi (trong đó có một loạt vấn đề rộng hơn), hoặc đối với những người muốn tự tử, những người trước tiên đã thử không thành công các phương pháp điều trị khác, bệnh nhân không tự nguyện, hoặc đối tượng là thanh thiếu niên.

Với nguy cơ mất trí nhớ vĩnh viễn cao và có rủi ro tử vong (dù nhỏ) thì việc “không xác định được liệu ECT có hiệu quả hay không” đồng nghĩa với việc cần phải đình chỉ ngay lập tức việc sử dụng nó - cho đến khi một loạt các nghiên cứu so sánh với giả dược có thiết kế tốt, ngẫu nhiên chứng minh được lợi ích đáng kể ECT mang lại - so với rủi ro có thể xảy ra.

Như Kirsch nói: “Tôi không nghĩ rằng nhiều người ủng hộ ECT hiểu được hiệu ứng giả dược(**) mạnh mẽ như thế nào đối với bệnh nhân áp dụng phương pháp này. Việc không tìm thấy bất kỳ lợi ích lâu dài nào có ý nghĩa so với các nhóm giả dược thực sự đáng lo ngại. Và dựa trên cơ sở dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, không nên sử dụng ECT cho những người bị trầm cảm”.

John Read là giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học East London ở Anh. Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên The Conversation.

(*) Giả dược: Bệnh nhân bị đánh lừa là được áp dụng phương pháp điều trị như hứa hẹn, thay vì cho uống thuốc, họ được cho một viên thuốc giả không có tác dụng chữa bệnh, thay vì được sốc điện hay phẫu thuật, họ chỉ bị gây mê rồi tỉnh dậy mà không biết rằng mình chưa được điều trị gì.

(**) Hiệu ứng giả dược: Khoa học gọi là “tự kỷ ám thị” nghĩa là bệnh nhân có niềm tin mình đã được áp dụng phương pháp điều trị đó, họ tin phương pháp đó hiệu quả, dẫn tới niềm tin, suy nghĩ tích cực, từ đó giúp họ có thể cải thiện về sức khỏe.

Thanh Long
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Sốc điện (ECT) không có hiệu quả trong điều trị trầm cảm