Ngũ giới của Tưởng Giới Thạch để trường thọ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuy chịu nhiều áp lực và có cuộc đời đầy thăng trầm, nhưng vị Tổng thống đầu tiên của Đài Loan lại có tuổi thọ thuộc hàng trường thọ, 88 tuổi...

Tưởng Giới Thạch là Tổng thống đầu tiên của Đài Loan, người từng trị vì Trung Quốc Đại Lục gần 20 năm. Tuy nhiều lần vào sinh ra tử có cuộc đời đầy thăng trầm và áp lực, nhưng ông lại có tuổi thọ thuộc hàng trường thọ, 88 tuổi. Ông có 5 thói quen giúp sống thọ mà chúng ta đáng phải học hỏi.

1. Tránh cáu kỉnh (giới táo)

Trong suốt cuộc đời trên đường Hoàng Phố ở Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch sử dụng "không nóng nảy" làm phương châm sống của bản thân.

Ông từng viết: "Đừng nóng vội, như người xưa đã dạy: Lo lắng dẫn đến cáu kỉnh, cáu kỉnh dẫn đến buồn chán. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nghĩ đến mọi chuyện; cáu kỉnh là nguồn gốc của mọi tai họa, và lý trí giúp làm nên việc lớn".

2. Bỏ cơn giận (giới nộ)

Ngay khi còn trẻ, Tưởng Giới Thạch đã rất hay tức giận mỗi khi có chuyện gì không vừa ý. Trong nhật ký của mình từ năm 1921 đến năm 1925, ông chia sẻ: “Lời nói rất tệ, tự chuốc lấy thất bại...".

Sau năm 1925, Tưởng Giới Thạch bắt đầu cố gắng kiềm chế cơn giận của mình. Cố gắng "xả giận" trong những trường hợp rắc rối. Ông đã từng đưa ra "Bốn lời thề" trong nhật ký của mình, đó là:

"Không chửi bới bằng miệng, không dùng tay đánh người, không nói điều không nên lời, không kiêu ngạo".

Sau sự kiện Tây An, Tưởng Giới Thạch đã tỉnh táo đọc lại lời giáo huấn của Lão Tử, Mặc Tử và một số sách y học liên quan đến việc giữ gìn sức khỏe. Trong đó, ông lấy nguyên tắc “Đa nộ tắc bách mạch bất thư" nghĩa là càng tức giận thì càng tổn hại thân thể.

Trong năm tháng cuối đời, Tưởng Giới Thạch đã tìm ra chìa khóa để kiềm chế cơn tức giận khi nó sắp bùng phát. Đó là dùng tâm để kiềm chế cơn tức giận của mình, không chỉ giúp tránh được cơn nóng giận nhất thời mà còn đạt được mục đích giữ gìn sức khỏe.

3. Hạn chế dục vọng (giới dục)

Tưởng Giới Thạch khi trở thành người vô cùng quyền lực, có địa vị cao trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, ông luôn chủ động tránh tiếp xúc và giao tiếp với người khác phái, ít tham gia vào các buổi tiệc cocktail và tiệc khiêu vũ chính thức. Sau 60 tuổi, Tưởng Giới Thạch đã phát triển từ việc kiềm chế ham muốn sang "tiết chế".

4. Tu khẩu, hạn chế nói (giới ngôn)

Ngoài việc nói quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị, một lý do khác khiến Tưởng Giới Thạch tu khẩu là "nói nhiều thì hao tâm tổn sức, ít nói có lợi cho tinh thần".

Sau khi đến Đài Loan, ông thường dùng cử chỉ để bày tỏ suy nghĩ của mình khi trao đổi ý kiến ​​với bà Tống Mỹ Linh là vợ ông.

5. Không tham lam (giới tham)

Về phương diện giữ gìn sức khỏe, Tưởng Giới Thạch chú trọng đến việc thực hiện kiêng tham, tất nhiên không phải chỉ nói đến tiền bạc hay vật chất, mà là kế hoạch sức khỏe những năm tháng sau này của ông.

Tưởng Giới Thạch chủ trương, "ăn ít thì có lợi, ăn nhiều thì không có lợi mà còn hại thân". Do kiểm soát chế độ ăn nghiêm ngặt nên đến năm 70 tuổi, ông vẫn không mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp và xơ cứng động mạch.

Nếu chúng ta thực hiện được năm chữ giới mà Tưởng Giới Thạch đã từng làm, thì việc trường thọ là không có gì quá xa, không với tới.

Thiện Đức, Minh Sang
- Theo NTD tiếng Trung.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Ngũ giới của Tưởng Giới Thạch để trường thọ