Người mắc bệnh tiểu đường có thể uống các loại nước nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đái tháo đường là một căn bệnh có yêu cầu về chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Chế độ ăn uống không phù hợp có thể gây biến động đường huyết, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát bệnh và tăng khả năng biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường đau đầu nhất là ăn như thế nào, thậm chí một số bệnh nhân không biết uống gì khi khát.

Bệnh tiểu đường uống nước mật ong được không?

Bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước mật ong, nhưng họ nên uống mật ong có đường fructose.

Trong thành phần chính của mật ong là đường fructose và glucose, mật ong tự nhiên có hàm lượng sucrose rất nhỏ, dưới 5%.

Fructose cũng giống như glucose, là một loại đường đơn dễ tiêu hóa và hấp thu, nhưng sau khi hấp thụ sẽ không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu, hơn nữa quá trình chuyển hóa của fructose không cần đến insulin nên người bệnh tiểu đường có thể uống một ít mật ong là hợp lý, nhưng cố gắng không uống mật ong có đường.

Người bệnh tiểu đường có thể uống những thức uống nào khác?

1 - Nước

Đối với bệnh nhân tiểu đường, nước lọc là thức uống tốt nhất. Bệnh nhân tiểu đường uống nhiều nước có tác dụng đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu.

Nếu bệnh nhân tiểu đường hạn chế uống nước quá mức hoặc uống không đủ nước, máu sẽ bị cô đặc, dẫn đến lượng đường dư thừa trong cơ thể và các chất cặn bã không thể đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu kèm theo suy thận thì lại là chuyện khác.

2 - Sữa

Mặc dù sữa cũng chứa một lượng đường nhất định nhưng cực kỳ thấp, chỉ 3.4%, thấp hơn các loại rau củ quả thông thường, ít ảnh hưởng đến đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường.

Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường có thể uống một ít sữa một cách hợp lý, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 cốc.

Ngoài ra, canxi và các chất dinh dưỡng khác trong sữa là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhưng hãy nhớ uống sữa nguyên chất và không bao giờ cho thêm đường.

3 - Sữa đậu nành

Cho dù là đậu nành hay đậu làm từ sữa đậu nành thì cũng có rất nhiều lợi ích đối với bệnh nhân tiểu đường.

Đậu nành và đậu khô rất giàu hoạt chất sinh lý như oligosaccharides đậu nành, saponin đậu nành, isoflavone đậu nành, v.v. những thành phần này không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, mà còn đóng một vai trò trong việc hạ lipid máu, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến insulin và nồng độ đường huyết cao, từ đó làm phát huy tác dụng hạ đường huyết.

4 - Trà

Trà cũng là thức uống phù hợp hơn cho bệnh nhân đái tháo đường.

Trong trà có nhiều chất dinh dưỡng như theophylline, vitamin, nguyên tố vi lượng… có tác dụng giải tỏa mệt mỏi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như lợi tiểu, hạ huyết áp và hạ lipid máu.

Ngoài ra, trà không chứa đường nên bệnh nhân tiểu đường có thể tự tin thoải mái uống, nhưng không nên cho bệnh nhân uống trà đậm đặc, nếu không có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nếu bạn muốn đánh giá mật ong là đường fructose hay glucose, bạn có thể cho mật ong vào tủ lạnh để xem nó đã kết tinh chưa.

Nói chung, mật ong sẽ kết tinh dưới 13°C. Phần kết tinh là glucose, và phần còn lại đường fructose. Bệnh nhân đái tháo đường có thể tự tin uống phần còn lại. Tuy nhiên nên uống ở mức phù hợp, ngày uống 1 đến 2 muỗng, uống sau bữa ăn 2 tiếng, nếu uống ngay sau bữa ăn có thể làm tăng đường huyết.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Người mắc bệnh tiểu đường có thể uống các loại nước nào?