Người thiền định có thể tạo ra cơ học lượng tử tinh thần vượt trội so với người thường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nghiên cứu gần đây cho thấy, thiền định có thể ảnh hưởng đến bản chất ánh sáng, phần nào mở ra bí ẩn thí nghiệm khe đôi lượng tử. 

Vật lý lượng tử giúp con người khám phá ra một trong những câu hỏi hóc búa nhất mà khoa học hiện đại phải đối mặt, điều mà nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman đã mô tả là “bí ẩn duy nhất”. Cái tên thường được gọi - thí nghiệm hai khe hẹp (Double slit experiment) - nghe có vẻ đơn giản hơn nhiều so với bí ẩn của nó.

Ngày nay, thí nghiệm khe đôi lượng tử lại càng bí ẩn hơn khi có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ kỳ lạ giữa tâm trí và vật chất. Việc thực hành thiền định thậm chí có thể ảnh hưởng đến các hiện tượng lượng tử.

Nhưng trước tiên chúng ta tìm hiểu lại thí nghiệm nền tảng đã đưa nhân loại vào mô hình mới, hậu Newton của thế giới lượng tử.

Thí nghiệm khe đôi lượng tử

Để giải thích câu hỏi hóc búa này, đầu tiên xem xét đối với khe đơn: Hãy thử tưởng tượng một chùm photon (hạt ánh sáng) được bắn vào một hộp cản quang qua một khe hở duy nhất, bên trong hộp đặt sẵn một mảnh giấy đón ánh sáng đi vào. Điều gì sẽ xuất hiện? Độ phơi sáng tạo thành một đường thẳng tương ứng nơi nguồn sáng đi qua khe hở và chạm vào giấy.

Đương nhiên, một số ánh sáng sẽ tán xạ một cách ngẫu nhiên sang hai bên, càng ra xa càng mờ và thưa hơn, vì các hạt photon có xu hướng bắn thẳng chứ không bắn sang một bên. Tuy nhiên, những ngoại lệ như vậy có thể dự đoán được. Mô hình này chỉ là những gì bạn mong đợi từ một chùm ánh sáng chiếu qua một khe đơn - các photon bắn ra như các hạt. Không có gì lạ ở đây.

Epoch Times Photo
Hình minh họa về thí nghiệm khe đơn. (Hình minh họa - greyjay / Shutterstock)

Sự kỳ lạ xuất hiện khi có khe thứ hai. Ánh sáng chiếu qua hai khe tạo ra một hiện tượng hoàn toàn khác, bất ngờ và phá vỡ mô hình khoa học cũ. Khi có một khe hở sẽ tạo ra một dải phơi sáng, bây giờ có hai khe hở sẽ tạo ra hai dải phơi sáng? Kỳ lạ thay, đó không phải là điều xảy ra. Thay vào đó, nhiều dải, có cường độ khác nhau với các khoảng trống ở giữa, xuất hiện, kéo dài theo chiều rộng của tờ giấy - không theo các đường thẳng như trước, mà chụp ở mọi góc độ khác nhau. Điều mà khoa học công nhận là một “mẫu giao thoa”, nhưng nó không phải là thứ mà các hạt có thể tạo ra.

Sự giao thoa này được tạo ra bởi các dạng sóng, không phải là các hạt; và khi nhiều sóng đi qua khe, hoặc chúng nhân lên hoặc triệt tiêu lẫn nhau trong các khoảng thời gian khác nhau sẽ tạo ra các mẫu như vậy. Các photon luôn được coi là các hạt; bằng cách nào đó, thí nghiệm khe đôi khiến chúng hoạt động như các dạng sóng. Chứng kiến ​​điều này, các nhà khoa học đã bối rối. Các hạt không phải là sóng. Sóng không phải là hạt. Một cái gì đó đã bị thiếu trong mô hình Newton cũ.

Epoch Times Photo
Hình minh họa thí nghiệm khe đôi. (Hình minh họa - greyjay / Shutterstock)

Vì vậy, các nhà khoa học bắt đầu kiểm tra kỹ hơn những gì đang xảy ra giữa nguồn sáng và tờ giấy. Họ đã thử bắn từng photon đơn lẻ qua các khe mà không biết nó sẽ đi vào khe nào, và điều đáng kinh ngạc là cuối cùng vẫn tạo ra một mẫu giao thoa. Điều đó thật đáng ngạc nhiên vì người ta sẽ mong đợi photon phải “chọn” một trong hai khe, khe này hoặc khe kia để đi qua và chạm vào tờ giấy. Làm thế nào nó có thể đi qua cả hai khe, giống như một làn sóng, sau đó nhân lên để tạo ra mô hình giao thao? Bằng cách nào đó, hạt photon đơn đã tránh được việc “lựa chọn” như điều dạng hạt sẽ làm. Các nhà khoa học đã bối rối, vì vậy họ thậm chí còn xem xét kỹ hơn nữa.

Khi phóng to từng photon để biết chắc chắn nó đã đi qua khe nào, một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra: Mô hình lại chuyển đổi, không có kiểu giao thoa, thay vào đó xuất hiện hai dải phơi sáng, sóng đã biến thành hạt. Phải chăng các hạt photon biết chúng ta muốn theo dõi chúng. Điều gì có thể khiến điều này xảy ra?

Epoch Times Photo
Hình minh họa của thử nghiệm khe kép với sóng xác suất thu gọn. (Hình minh họa - greyjay / Shutterstock)

Nhiều giả thuyết đã được đặt ra. Hành động quan sát có ý thức đã được chứng minh là công cụ gây ra “sự kiện lượng tử”. Một số giả thuyết cho rằng một số vật chất nhất định (ví dụ: các photon), đôi khi, không chỉ chiếm một vị trí trong không gian và thời gian mà còn chiếm nhiều vị trí tiềm năng. Sau đó, trong một số điều kiện nhất định, nó “chọn” một số điểm này hay điểm khác và đột nhập vào không gian, thời gian của chúng ta từ thế giới lượng tử. Điều đó xảy ra là khi các photon chọn trạng thái dạng sóng - không phải sóng vật chất mà là sóng xác suất: nơi hạt có nhiều khả năng xuất hiện nhất.

Điều tương tự xảy ra khi chúng ta muốn quan sát các photon - một sự kiện lượng tử - đã được kích hoạt, làm sự sụp đổ những xác suất trước đó, khiến cho sóng chuyển lại thành hạt, do đó hai dải phơi sáng xuất hiện. Cuối cùng, ý thức tham gia vào phương trình vật chất. Vũ trụ, nó đã được khám phá, bí ẩn hơn nhiều so với những gì Newton đã mơ ước!

Vật lý lượng tử không phù hợp với mô hình vật lý cổ điển đã thịnh hành trong nhiều thế kỷ: nơi vật chất và tâm trí vĩnh viễn tách rời nhau. Trong thế giới lượng tử, mọi quan sát khách quan hơn.

Để hiểu thêm về cách tâm trí có thể ảnh hưởng đến vật chất, một số nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra khả năng của tâm trí. Làm thế nào để xem xét những tương tác quan trọng này tốt hơn, và thoát khỏi hiện tượng thí nghiệm khe đôi cũ lần nữa?

Thử nghiệm: Sức mạnh tinh thần của người thiền định tăng đáng kể về mặt thống kê

Dean Radin và các đồng nghiệp đã tiến hành một loạt các thí nghiệm để khám phá xem tâm trí có thể ảnh hưởng như thế nào đến vật chất. Trong các thử nghiệm của mình, những người tham gia lần đầu được làm quen với thí nghiệm khe đôi bằng cách được xem một đoạn phim hoạt hình dài 5 phút. Sau đó, họ được đưa vào một căn phòng, ngồi cách một thiết bị khe đôi vài mét, và được hướng dẫn để cố gắng tác động chùm ánh sáng chỉ bằng trí óc.

Trong khoảng thời gian được chỉ định ngẫu nhiên, kéo dài từ 15 đến 30 giây, những người tham gia được yêu cầu ngồi yên hoặc cố gắng tác động đến thiết bị. Mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút. Họ phát hiện ra rằng, trong khoảng thời gian những người tham gia tập trung vào thiết bị, các mẫu nhiễu xuất hiện ít thường xuyên hơn đáng kể so với khi thiết bị hoạt động mà không có bất kỳ ai có mặt. Có vẻ như sự tập trung của con người đã tạo nên sự khác biệt.

(atiger / Shutterstock)

Trong phạm vi điều khiển, các nhà nghiên cứu kiểm soát các yếu tố như che chắn điện, nhiệt độ và độ rung - không có yếu tố nào trong số đó có thể giải thích kết quả. Radin và các đồng nghiệp cũng đã kiểm tra xem các dao động trong trường địa từ của Trái đất ảnh hưởng đến dữ liệu như thế nào, vì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra từ trường có liên quan đến hành vi nhất định của con người (ví dụ: hoạt động trên thị trường chứng khoán, các vụ tự tử, sức khỏe tim mạch, các thí nghiệm về nhận thức ngoại cảm, v.v. ). Họ nhận thấy các thử nghiệm không bị giảm giá trị bởi các biến thể như vậy, mặc dù chúng có ảnh hưởng vào kết quả.

Các nhà nghiên cứu xác định rằng để có được những kết quả như vậy một cách tình cờ phải làm cùng một thí nghiệm 150.000 lần. Trong khi hầu hết các nghiên cứu tâm lý học sẽ coi 1/20 là một kết quả hợp lệ.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng tập trung tinh thần là chìa khóa ảnh hưởng kết quả của các thí nghiệm. Sự tập trung chú ý ảnh hưởng đến bản chất của ánh sáng, xác định xem liệu các photon hoạt động như sóng hay hạt. Hơn nữa, những người thiền định cho thấy khả năng ảnh hưởng đến kết quả lớn hơn đáng kể; những người không thiền định thường không thể hiện được các tác động đáng kể về mặt thống kê. Bằng chứng thống kê đã tự nói lên: thiền định có thể đóng một vai trò trong việc xúc tác các sự kiện lượng tử.

Điều này đặt ra một loạt câu hỏi mới: Chính xác thì mối liên hệ giữa sự chú ý tập trung và các hiện tượng lượng tử là gì? Những người thiền định khác với những người không ngồi thiền như thế nào? Thời gian thiền ảnh hưởng đến kết quả ra sao? Mức độ thành thạo có quan trọng không? Các phương pháp hoặc kỹ thuật thiền định nhất định có thể ảnh hưởng đến kết quả như thế nào? Con đường đang được mở ra, rất có thể, hướng tới một thế giới khoa học mới, nơi tâm trí và vật chất là một.

Theo The Epoch Times

Thiện Tâm biên dịch

Bạn thử trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.



BÀI CHỌN LỌC

Người thiền định có thể tạo ra cơ học lượng tử tinh thần vượt trội so với người thường