Người xưa làm gì khi bị sâu răng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người khi đến nha sĩ, họ thường phát hiện răng bị sâu. Nếu sâu răng nhẹ, thì chỉ cần trám lại, nhưng nếu sâu chạm vào tuỷ gây đau đớn, thì việc điều trị cũng rất phức tạp. Vậy khi không có các thiết bị Tây y hiện đại như ngày nay, thì người xưa đối phó với bệnh sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến của răng miệng. Thời xưa không có dụng cụ hiển vi hiện đại nào có thể quan sát vi khuẩn và virus như bây giờ, do đó, việc thảo luận về nguyên nhân gây ra các bệnh đều dựa trên một bộ logic hoàn toàn khác với khoa học và y học ngày nay.

Miệng có tính axit yếu và dễ sâu răng

Y học cổ truyền tin rằng “răng là phần dư ra của xương”, giống như xương, chúng là các mô sống sẽ liên tục “tái liên kết” và “liên kết hóa”.

Khi giá trị pH của bề mặt răng thấp hơn 5.5 (có tính axit yếu), quá trình khử khoáng trên bề mặt răng sẽ diễn ra nhanh, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, dẫn đến mất mật độ xương. Khi men răng bị bào mòn, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào răng, gây sâu và trở thành sâu răng.

Hầu hết trong khẩu phần ăn của người hiện đại đều chứa quá nhiều đường đã qua chế biến và carbohydrate tinh chế, những thực phẩm này có thể dễ dàng chuyển hóa thành đường nhờ các enzym tiêu hóa trong nước bọt, và trở thành điều kiện hoàn hảo để sản sinh ra vi khuẩn trong môi trường axit. Kết quả của quá nhiều axit trong miệng là dễ bị sâu răng.

Hầu hết các thói quen ăn uống truyền thống hoặc cổ xưa sẽ làm cho nước bọt chứa các ion bicarbonate, có khả năng chống lại sự sản xuất axit. Do đó, người xưa ít bị sâu răng hơn so với người hiện đại.

Dạ dày quá no và hơi ẩm tích tụ khiến vi khuẩn trên răng phát triển

Đối với sự xuất hiện của sâu răng, người xưa cho rằng đó là do sự ăn mòn của bề mặt răng. Như đã đề cập trong "Bách khoa toàn thư về bệnh loét, nướu và chăm sóc răng":

Ăn nhiều đồ dầu mỡ và ngọt sẽ làm tổn thương răng, sự tích tụ của vi khuẩn sâu răng sẽ làm răng bị đau nhức.

Vì răng là xương, tại sao chúng lại giấu vi khuẩn? Lý do chính là ăn quá nhiều đồ ăn béo và ngọt khiến dạ dày quá nóng. Hoả từ dạ dày bốc lên và phả vào, kết hợp với sự tích tụ của hơi ẩm trong răng miệng, điều kiện thích hợp để cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó dẫn đến sâu răng.

Thời gian đầu chỉ sinh ra một hoặc hai vi khuẩn, theo thời gian chúng sinh sôi và sinh sản quá nhiều nên có thể ăn mòn và làm hỏng răng, thậm chí gây rụng răng. Sau khi một chiếc răng bị gãy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công và ăn mòn những chiếc răng khác, có những người không may mắn phải chịu đựng đau đớn suốt đời.

Đơn thuốc trị sâu răng của người xưa

Theo Đông y, hội chứng này phải điều trị bên ngoài, nếu dùng thuốc bên trong có thể không diệt được sâu răng mà dễ làm tổn thương phủ tạng trước.

Bài thuốc 1

Nghiền thành bột mịn đối với các loại thảo dược sau: Bạch Vi, Ngũ Linh Chi (mỗi loại 15 gram); Tế Tân và Cốt Toái Bổ (2.5 gram mỗi loại).

Rửa sạch bằng nước sôi, dùng 2.5 gram hỗn hợp bột mịn pha vào nước sôi để tạo thành dung dịch loãng. Ngậm thuốc trong miệng, chờ đến khi nước bọt trong miệng đầy lên khiến bạn không thể kìm lại được thì mới nhổ. Lặp lại 3 lần, nó có thể giúp giảm đau và diệt khuẩn.

Răng bị đau do sâu răng ăn mòn, Bạch Vị và Ngũ Linh Chi có thể diệt các vi khuẩn vô hình, Tế Tân có thể phân tán hoả từ dạ dày, trong khi Cốt Toái Bổ có thể xâm nhập và đưa thuốc vào tận tuỷ răng. Bài thuốc này gần như không có chỗ cho vi khuẩn ẩn nấp và chúng sẽ chết, từ đó cơn đau chấm dứt.

Bài thuốc này chuyên điều trị các chứng đau do sâu răng, tuy nhiên, nếu tình trạng sâu răng nghiêm trọng và khiến nướu đỏ, viêm nhiễm hoặc thậm chí sưng tấy thì đơn thuốc này không phù hợp.

Bài thuốc 2

Lúc này, tốt hơn hết nên sử dụng các loại thuốc sau để điều trị bên ngoài, thậm chí có thể dùng các loại thuốc tiêu viêm để thanh nhiệt, chữa bệnh:

Kê đơn: Hoàng Liên, Hoàng Cầm, Hoàng Bá và Sơn Chi Nhân, mỗi loại 5 gram, Tế Tân và gừng khô mỗi loại 1.5 gram.

Cách dùng: Tán thành bột mịn, sau khi súc miệng bằng nước vo gạo, bôi thuốc vào chỗ bị đau.

Chức năng: Đơn thuốc này được chỉ định để điều trị sưng và đau họng, đau miệng và lưỡi, sưng và đau răng.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Người xưa làm gì khi bị sâu răng?