Nhìn chân đoán bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bàn chân của chúng ta tuy xa tim nhất nhưng có thể gọi là “trái tim thứ hai” của con người. Trên bàn chân có rất nhiều kinh mạch dẫn đến các cơ quan nội tạng, do đó sức khỏe của bàn chân có thể phản ánh ở mức độ lớn.

Cơ thể của một người có khỏe mạnh hay không thì phần lớn đều phản ánh từ bàn chân. Nếu bàn chân của bạn không có những đặc điểm sau thì chứng tỏ cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh.

Chú ý những hiện tượng không tốt xuất hiện trên bàn chân

1. Chân bị chuột rút về đêm

Hiện tượng chuột rút thường xảy ra khi ngủ và dễ khiến người ta giật mình thức giấc. Nhiều người nghĩ rằng tình trạng thiếu canxi là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Thật vậy, cơ thể thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng chuột rút ở chân. Vì canxi là chất đảm bảo cho việc duy trì xương, nếu cơ thể thiếu canxi thì các cơ trong cơ thể rất dễ bị co giật.

2. Lòng bàn chân bị đau

Đau lòng bàn chân có thể xảy ra khi bạn đi bộ nhiều, nhưng nói chung chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm.

Nếu cơn đau tái phát và không biến mất trong một thời gian, tốt nhất bạn nên cảnh giác với lượng đường trong máu của mình.

Bởi nếu quá trình chuyển hóa đường huyết trong cơ thể diễn ra bất thường và có dấu hiệu tăng cao, nó sẽ khiến các dây thần kinh của cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là vùng chân, bàn chân dễ bị đau nhức.

3. Ngón chân cái đột nhiên to ra

Tuy rằng ngón chân cái lớn hơn các ngón chân khác một chút, nhưng nếu nó đột nhiên trở nên to ra bất thường thì bạn phải chú ý, đây có lẽ là một vấn đề liên quan đến xương khớp.

Đặc biệt là axit uric trong cơ thể, một khi axit uric quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, khi máu chảy sẽ dễ đọng lại ở các khớp khác nhau. Do bàn chân là nơi cuối của quá trình tuần hoàn nên dễ lắng đọng hơn, cuối cùng làm ngón chân cái to ra một cách đột ngột.

4. Móng chân dày và vàng, chân có mùi hôi

Bạn nên chú ý đến móng chân khi rửa, móng chân khỏe thực chất cũng giống như móng tay, chúng hồng hào và bóng.

Nhưng nếu bạn thấy móng chân dày, vàng và chân có mùi, phần lớn là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm.

Nếu bạn không có hiện tượng ở chân như trên thì đôi chân của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, và điều đó cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Ngược lại, nếu có một hoặc nhiều triệu chứng bất thường, bạn nên để ý và thăm khám thật sớm, đồng thời chú ý đến việc chăm sóc bàn chân.

Vậy, làm thế nào để bảo vệ đôi chân?

Ngâm chân khoảng 20 - 30 phút trước khi đi ngủ mỗi tối, thói quen này không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng cả ngày, xoa dịu cơ thể và tinh thần, mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất ở bàn chân, giữ ấm cho bàn chân và giúp ngủ ngon.

Đi giày cần chọn đúng kích cỡ, chọn giày thông thoáng, thoải mái, thay tất và rửa chân kịp thời hàng ngày để tránh tiết mồ hôi và sản sinh ra mùi hôi, từ đó tạo môi trường sinh sôi lý tưởng cho vi khuẩn.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Nhìn chân đoán bệnh