Nhu cầu sử dụng loại máu chưa tiêm vaccine tăng cao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những nguy cơ chưa biết về loại 'máu đã tiêm' đang được so sánh với nguy cơ khi nhiều bệnh nhân được truyền loại máu nhiễm HIV vào những năm 1980. Câu chuyện về một em bé 4 tháng tuổi đã gây ra một cơn bão truyền thông.

Tổng quan

    • Ngày càng có nhiều người cần truyền máu yêu cầu được sử dụng máu của những người chưa được tiêm phòng COVID-19.
    • Nhà nghiên cứu bệnh học, bác sĩ Ryan Cole đã so sánh những nguy cơ chưa biết về loại “máu đã có ” với những nguy cơ về loại máu nhiễm HIV được truyền cho nhiều người vào những năm 1980.
    • Hiến máu trực tiếp và hiến máu tự thân là những lựa chọn để có thể nhận loại máu không chứa mRNA của . Nhưng trong cả hai trường hợp, bạn phải được bác sĩ gửi đơn yêu cầu đến Hội Chữ thập đỏ.
    • Một chiến dịch hiến máu “an toàn” đã được thành lập để kết nối những người hiến máu và những người nhận máu chưa tiêm COVID-19.

Chúng ta vẫn chưa biết rõ rằng liệu máu của những người đã tiêm mRNA phòng COVID-19 có tạo ra nguy cơ cho những người nhận máu hay không. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người không muốn thử nghiệm việc này. Họ yêu cầu được sử dụng máu từ những người chưa tiêm . Một trường hợp điển hình xảy ra với một em bé 4 tháng tuổi tên là Will Savage-Reeves ở New Zealand cần phẫu thuật do bệnh van tim.

Bố mẹ của cậu bé, Samantha và Cole đã yêu cầu cậu bé chỉ nhận máu hiến tặng từ những người chưa tiêm phòng COVID-19. Mặc dù đã sẵn nguồn máu chưa tiêm nhưng bệnh viện và các bác sĩ đã từ chối yêu cầu này. Vụ việc đã được đưa ra xét xử tại tòa án New Zealand. Người thắng trong vụ kiện này là các bác sĩ. Họ đã nhận quyền giám hộ của đứa trẻ để tiến hành ca phẫu thuật trong đó sử dụng máu của những người đã tiêm .

Bệnh viện từ chối yêu cầu được sử dụng máu chưa tiêm của gia đình bệnh nhân

Kết quả trong trường hợp của bé Will có thể là một dấu hiệu về những điều sắp xảy ra. Bệnh viện cho rằng phải tiến hành phẫu thuật với loại máu của những người đã tiêm vì cần phải tìm được nhóm máu phù hợp. Nguồn máu hiến tặng càng lớn sẽ làm tăng khả năng tìm được nhóm máu phù hợp.

Ngoài ra, theo Steve Kirsch, giám đốc điều hành của Tổ chức Nghiên cứu An toàn vaccine, một lập luận khác của họ là: “Nếu có vấn đề về độ an toàn khi truyền loại máu đã tiêm vaccine, thì những nguy cơ này đã xuất hiện rồi”. Họ cũng muốn duy trì thực trạng hiện tại, việc cho phép một bệnh nhân sử dụng máu chưa tiêm có thể tạo ra những yêu cầu tương tự. Kirsch lưu ý rằng:

“Nếu họ đồng ý sử dụng máu chưa tiêm, điều đó có thể được xem là sự thừa nhận rằng máu đã tiêm là không an toàn và có thể dẫn đến việc những người khác sẽ yêu cầu được sử dụng máu chưa tiêm. Từ đó có thể gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.”

Ngoài ra, Dịch vụ Cung cấp Máu New Zealand (NZBS) là cơ quan quản lý việc hiến và lưu trữ máu ở New Zealand. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể chỉ định hiến máu trực tiếp để bé có thể nhận loại máu chưa tiêm .

Tuy nhiên, Kirsch lưu ý: “Các bác sĩ phụ trách ca phẫu thuật đã xác định rằng không có đủ bằng chứng để đưa ra một yêu cầu đặc biệt như vậy… Bệnh viện không thể buộc NZBS thực hiện yêu cầu này, ví dụ: ngay cả khi các bác sĩ đã đồng ý với cha mẹ của trẻ, NZBS vẫn có thể từ chối cung cấp máu nếu họ cho rằng yêu cầu này là không chính đáng.”

Bệnh viện đã đưa ra tuyên bố rằng mRNA “cho đến nay vẫn an toàn”. Theo Kirsch, “Tòa án, thiếu khả năng pháp lý và kỹ thuật để nghi ngờ các bác sĩ, do đó họ sẽ theo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ”.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đang xem yêu cầu tôn trọng nguyên tắc phòng ngừa là thuyết âm mưu và thông tin sai lệch do “những người chống” tưởng tượng ra. Đây là một trường hợp điển hình trên tờ New York Times:

Các chuyên gia cho biết: “Vụ việc này và những lập luận thiếu khoa học của gia đình bệnh nhân cho thấy sự nguy hiểm của thông tin sai lệch và thuyết âm mưu, các chuyên gia cho biết. Sanjana Hattotuwa, một nhà nghiên cứu tại Dự án thông tin sai lệch, một nhóm giám sát ở New Zealand, cho biết sự việc này đã ‘tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi theo cách độc hại nhất', khiến những lời nói thù hận tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội cùng nhiều thuyết âm mưu”.

Dịch vụ y tế của New Zealand không chỉ từ chối yêu cầu của gia đình bé Will mà Tòa án tối cao New Zealand còn trao quyền đưa ra các quyết định y tế liên quan đến bé Will cho hai bác sĩ . Những người ủng hộ cho rằng, không cần phải đẩy sự việc đi xa như vậy vì đã có sẵn máu được hiến tặng từ những người chưa tiêm.

Tuy nhiên, trong một trường hợp tương tự ở Ý, một thẩm phán cũng phán quyết không đồng ý với yêu cầu do bố mẹ trẻ đưa ra: đó là chỉ truyền máu từ những người chưa tiêm khi thực hiện ca phẫu thuật tim cho đứa con trai 2 tuổi của họ.

Những người xử lý thi thể phát hiện những cục máu đông bất thường trong tĩnh mạch

Richard Hirschman là một người xử lý thi thể và cung cấp dịch vụ tang lễ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm. Ông nói rằng trong thời gian kể từ khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, bắt đầu từ khoảng giữa năm 2021, ông đã phát hiện “những cục máu đông kỳ lạ” trong những thi thể do ông xử lý.

“Khi xử lý thi thể, tôi sẽ đưa kim vào tĩnh mạch. Và trong quá trình này, tôi phải để máu chảy ra. Nên tôi đã phát hiện được những cục máu đông to và dài khi làm việc” Hirschman nói.

“Phần đầu của cục máu đông giống như một con sâu mềm như cao su, có màu đỏ và giống như những cục máu đông bình thường. Nhưng phần còn lại thì khác: phần này có những chất dạng sợi và có màu trắng. Điều này không bình thường”, ông nói thêm:

“Thông thường, cục máu đông sẽ trơn nhẵn; đó chính là máu đã đông lại. Khi bạn chạm vào, bóp hoặc cố gắng cầm lên, cục máu đông thường sẽ vỡ ra… khi bạn dùng ngón tay để bóp có thể khiến chúng tan ra. Nhưng chất xơ màu trắng này thì khác. Nó không mềm như vậy. Bạn có thể tạo hình cho nó bởi vì nó rất dẻo. Không khó để tạo hình… Điều này không bình thường. Tôi không hiểu làm sao người ta có thể sống với thứ như thế bên trong cơ thể”.

Richard Hirschman phát hiện các cục máu đông trong cơ thể của những người tử vong (Được sự cho phép của Richard Hirschman)

Điều quan trọng cần lưu ý là những người xử lý thi thể không chỉ tìm thấy những cục máu đông bất thường ở những thi thể đã tiêm mà còn gặp ở những người được truyền máu. Vì vậy, mặc dù chúng ta không biết liệu có những nguy cơ khi nhận máu từ những người đã tiêm phòng COVID-19 hay không, nhưng “không phải là không có nguy cơ” Kirsch cho biết.

Một trường hợp khác là bé Alexander. Cậu bé được truyền loại máu đã tiêm và sau đó xuất hiện “một cục máu đông khổng lồ từ đầu gối trái kéo dài đến tim”. Cuối cùng cậu bé đã qua đời. Theo Kirsch, sau đó bệnh viện đã hủy tất cả các hồ sơ y tế liên quan.

“Bệnh viện Holy Heart ở Bang Washington đã xóa tất cả hồ sơ về trường hợp tử vong do cục máu đông sau khi được truyền máu ‘đã tiêm’ của bé Alex. Vì vậy, không còn bằng chứng về trường hợp này. Họ đã xóa những tài liệu này, giống như CDC đã xóa tất cả dữ liệu cho thấy mối liên quan giữa vaccine và bệnh tự kỷ. Đây chính là cách hoạt động của khoa học ngày nay.”

Nguồn cung cấp máu có an toàn không? Không ai biết

Ở Hoa Kỳ, cứ hai giây lại có một người cần truyền máu. Nếu bạn đang ở trong tình trạng cấp cứu, việc truyền máu có thể cứu sống bạn. Nhưng bệnh nhân có nên được lựa chọn loại máu chưa tiêm có mRNA COVID-19 hay không?

Hội Chữ thập đỏ cho biết họ đang tuân theo hướng dẫn về điều kiện hiến máu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, trong đó nêu rõ: “Trong hầu hết các trường hợp, không có cần trì hoãn đối với những người đã tiêm vaccine COVID-19 miễn là họ không có triệu chứng và cảm thấy khỏe vào thời điểm hiến tặng”.

“Mặc dù các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch được kích thích sau tiêm vaccine được tìm thấy trong máu, nhưng các thành phần có trong vaccine thì không thấy trong máu”, Jessa Merrill giám đốc truyền thông y sinh của Hội Chữ thập đỏ, nói với tờ The Daily Beast. Ngoài ra, sau khi trao đổi với Bác sĩ Peter McCullough, một bác sĩ tim mạch, bác sĩ nội khoa, đồng thời là một nhà dịch tễ học, Kirsch cho biết:

“Ông ấy nói rằng ông có thể sẽ dùng loại máu đã tiêm vì việc tìm được nhóm máu phù hợp rất quan trọng. Đối với nguồn máu được hiến tặng, khả năng tìm được nhóm máu phù hợp sẽ không cao nếu nguồn hiến máu ít hơn và trong quá trình này không chỉ cần phù hợp nhóm máu mà còn cần những yếu tố khác.

Không ai xác định được những nguy cơ khi sử dụng loại máu đã tiêm. Ông ấy nói nếu có nguy cơ cao, thì điều này đã được phát hiện rồi (tôi không chắc là mình đồng ý với điều này; có rất nhiều người cố tình mù quáng với bất kỳ thứ gì liên quan đến vaccine)”.

Nhiều người mắc bệnh AIDS khi bị truyền máu nhiễm bệnh

Nhà nghiên cứu bệnh học Ryan Cole đã so sánh những điều chưa biết hiện nay về loại máu “đã tiêm” với máu nhiễm HIV được sử dụng để truyền cho bệnh nhân vào những năm 1980:

“Chúng tôi không biết và không có ai biết. Chúng ta có những trường hợp không tiêm nhưng tử vong do cục máu đông sau khi truyền máu. Không có ngân hàng máu nào tiến hành kiểm tra. ‘Người ta không thể tìm được những điều mà họ không tìm kiếm’. Điều này cũng giống với bệnh máu khó đông và bệnh HIV vào những năm 1980. Có thể sẽ không có vấn đề gì.

Nhưng cũng có thể có rất nhiều vấn đề. Về mặt học thuật, có những xét nghiệm để kiểm tra protein gai lưu hành trong máu. Việc không đảm bảo độ an toàn của nguồn cung cấp máu dựa trên các tuyên bố chủ quan không có bằng chứng khoa học là điều sơ suất”.

Tương tự như vậy, vào tháng 1 năm 1983, sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đưa ra các bằng chứng cho thấy máu và các sản phẩm máu có thể lây truyền bệnh AIDS và căn bệnh này còn lây truyền qua đường tình dục, tổ chức này khuyến cáo các ngân hàng máu hỏi trực tiếp về hành vi tình dục của những người hiến máu và tiến hành test sàng lọc lượng máu được hiến.

Cộng đồng ngân hàng máu đã đưa ra một tuyên bố ngay sau đó, nêu rõ “các câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp về sở thích tình dục của người hiến tặng là không phù hợp” và không khuyến cáo sử dụng bất kỳ xét nghiệm sàng lọc nào trong phòng thí nghiệm. (Theo Encyclopedia.com):

“Trên thực tế, trong những năm đầu sau khi phát hiện căn bệnh này, nhiều người đã bị nhiễm AIDS do truyền máu. Bởi vì phải mất hơn 5 năm để tạo ra xét nghiệm kiểm tra HIV trong máu trước khi truyền cho bệnh nhân. Nhiều người đã bị nhiễm AIDS trong bệnh viện.

Đại dịch AIDS vẫn tiếp tục lây lan ở Châu Phi và Châu Á trong những năm 1990 và thậm chí vào đầu thế kỷ 21 vì nhiều quốc gia không chấp nhận việc xét nghiệm kiểm tra”.

Vào những năm 1980, nỗi sợ hãi về việc truyền máu bị nhiễm bệnh ngày càng tăng khiến nhiều người nói rằng họ sẽ từ chối truyền máu. Năm 1985, một người đàn ông có vợ chết vì AIDS do truyền máu đã nói với AP: “Bạn muốn chơi cò quay Nga à? Ngay cả khi trong trường hợp khẩn cấp - tôi cũng sẽ không truyền máu”.

Đến nay, khi nhiều thập kỷ đã trôi qua, các bác sĩ lại bắt đầu nhận được những lo ngại tương tự về loại máu “đã tiêm”. Tiến sĩ Davinder Sidhu, trưởng bộ phận truyền máu và y học cấy ghép ở miền nam Alberta, Canada, nói với CTV News rằng ông nhận được yêu cầu sử dụng loại máu chưa tiêm “ít nhất một hoặc hai lần mỗi tháng trong vài tháng qua”.

Bạn có quyền nhận loại máu 'chưa tiêm ' không?

Như hiện tại, các trung tâm hiến máu có thể hỏi về loại máu mà người hiến của họ đã được tiêm, nhưng không đảm bảo rằng thông tin này sẽ được chuyển đến người nhận. Hội Chữ thập đỏ cũng tuyên bố, “Nếu bạn đã tiêm vaccine COVID-19, bạn sẽ cần cung cấp tên nhà sản xuất khi hiến máu”.

Tuy nhiên, dường như hầu hết các bệnh viện sẽ không tiết lộ thông tin này khi truyền máu. Vì vậy, bạn có thể làm gì nếu muốn sử dụng loại máu chưa tiêm COVID-19? Hiến máu trực tiếp sẽ là một lựa chọn của bạn. Đây là hình thức hiến máu trong đó người hiến máu sẽ tặng máu cho một người nhận cụ thể. Nhưng hình thức này thường chỉ được sử dụng trong trường hợp không có sẵn nhóm máu phù hợp đối với những nhóm máu cực kỳ hiếm.

Hiến máu tự thân, là một lựa chọn khác. Đó là khi bạn hiến máu để sử dụng cho chính mình, chẳng hạn như trước khi thực hiện một thủ thuật y tế như phẫu thuật. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần bác sĩ gửi biểu mẫu yêu cầu đặc biệt của Hội Chữ thập đỏ để tiến hành hiến máu tự thân.

Chiến dịch hiến máu “Máu an toàn” được tạo ra để kết nối những người hiến máu và những người nhận máu chưa tiêm COVID-19. Hiện tại, chương trình này là nguồn lực chính giúp kết nối những người hiến tặng với những người có nhu cầu sử dụng loại máu này, nhưng hy vọng rằng một ngân hàng dành cho loại máu không có mRNA sẽ được thành lập:

“Chưa có ngân hàng máu nào chứa loại máu không có mRNA, kể cả chúng tôi. Mặc dù chúng tôi đã hỏi hàng trăm phòng khám, nhưng hiện tại - ít nhất là ở Châu Âu - tất cả phòng khám vẫn từ chối quyền tự do lựa chọn loại máu chưa tiêm - hoặc ít nhất là họ không muốn nhắc đến vấn đề này, vì sợ bị trả thù. Tuy nhiên, chúng tôi hứa với các bạn rằng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi chúng tôi có thể cung cấp một mạng lưới phòng khám thực hiện dịch vụ này trên toàn thế giới”.

Đối với bé Will, hy vọng của cha mẹ bé về việc truyền máu không có mRNA đã không còn, Kirsch nói:

“Điều gì đã xảy ra với nguyên tắc phòng ngừa trong y học? Theo tôi, không phải là chúng ta đã thoát được mối nguy hiểm này. Đến hôm nay chúng ta vẫn không thể biết liệu nguồn cung cấp máu kia có an toàn hay không bởi vì thậm chí không ai muốn đặt câu hỏi và tiến hành các thử nghiệm cần thiết để trả lời câu hỏi này. Vì lý do đó, yêu cầu sử dụng máu chưa tiêm của cha mẹ bé Will nên được tôn trọng.”

(Được xuất bản lần đầu vào ngày 17 tháng 12 năm 2022, trên Mercola.com

Tác giả: Joseph Mercola - Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Ông là một bác sĩ chỉnh hình, là tác giả có sách bán chạy nhất và nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình).

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên môn và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo những hướng dẫn này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Đức Nhân biên dịch

video: 5 Loại trà làm sạch động mạch, ổn định huyết áp và ngăn ngừa đau tim



BÀI CHỌN LỌC

Nhu cầu sử dụng loại máu chưa tiêm vaccine tăng cao