Những sai lầm khi sử dụng sản phẩm nhà bếp sẽ giết dần sức khỏe của gia đình bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu sử dụng không đúng cách, thì các chất hóa dẻo, melamine, kim loại nặng sẽ từ các vật dụng chế biến hay nấu ăn đi ra, từ từ phá hủy sức khỏe gia đình bạn...

Chảo chống dính, nồi nhôm, nồi sứ, nồi hầm, miếng xốp bọt biển, bộ đồ ăn melamine - bộ đồ ăn làm từ nhựa cao cấp, và màng bọc thực phẩm là những vật dụng phổ biến trong nhà bếp. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, thì các chất hóa dẻo, melamine và kim loại nặng sẽ bị tiêu hao, ăn mòn, và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Chảo (Nồi) chống dính

Chảo chống dính được sử dụng để nấu chín thức ăn mà không lo nguyên liệu bị dính vào đáy chảo. Nó cũng giúp tiết kiệm dầu và dễ để làm sạch. Tuy nhiên, lớp chống dính luôn có những lo ngại về mức độ an toàn.

Dùng chảo chống dính để nấu ăn có thể hạn chế lượng dầu sử dụng, nhưng tránh nêm xì dầu và các gia vị khác vào chảo... (Shutterstock)

Hầu hết các chảo chống dính đều được phủ một lớp teflon chống dính . Teflon sẽ bị biến chất ở 260°C, thậm chí có thể bị phân hủy và tạo ra các chất độc hại. Vì vậy, không nên hỏng lớp chống dính ở nhiệt độ cao hoặc làm xước lớp chống dính.

Ngoài ra, tránh nấu các loại hải sản có vỏ như ngao, cua, cá nhiều gai và thịt gà nhiều xương trong chảo chống dính để tránh làm hỏng lớp chống dính. Nếu muốn chiên cá bằng chảo chống dính, tốt nhất bạn nên lọc bỏ phần xương trước khi chế biến.

Cũng nên dọn thức ăn chín ra đĩa rồi mới nêm nếm. Bởi vì giấm, nước tương, rượu, bơ và các gia vị có tính axit khác sẽ làm tăng tốc độ hòa tan của lớp chống dính teflon.

Cách sử dụng sai:
1. Dùng thìa kim loại hoặc kẹp kim loại để chạm vào chảo.
2. Xào nấu lâu trên chảo nóng và dầu nóng.
3. Nấu thực phẩm có nhiều gai, xương hoặc vỏ.
4. Nêm trực tiếp giấm, xì dầu và các gia vị khác khi nấu món ăn trên chảo chống dính.
5. Vẫn tiếp tục sử dụng chảo mặc dù dưới đáy đã xuất hiện vết xước.

Chảo nhôm (chảo tuyết)

Nồi nhôm dẫn nhiệt nhanh, dùng để nấu nhiều khẩu phần nhỏ rất tiện lợi. Vì vậy, nó phổ biến trong giới sinh viên, người độc thân và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, các ion nhôm sẽ được giải phóng, bám vào thức ăn và tích tụ trong cơ thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Trong quá trình nấu nướng, một lượng nhỏ nhôm sẽ bị hòa tan. Các ion nhôm dễ lắng đọng trong khớp xương và hệ thần kinh trung ương. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi mà còn làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Nói chung, những người có chức năng thận bình thường có thể bài tiết phần ion nhôm này, nhưng những bệnh nhân thận không thích hợp ăn thức ăn được nấu bằng chảo nhôm.

Ngoài ra, môi trường axit cũng sẽ khiến chất nhôm trong chảo dễ thoát ra ngoài và đẩy nhanh quá trình hấp thụ trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dùng nồi nhôm để đun nước và trần rau, nhưng không nên nấu các món chua như canh thuốc bắc, canh kim chi Hàn Quốc, canh chua và tránh dùng gia vị chua.

Hầu hết mì ăn liền ở Hàn Quốc và Đông Nam Á đều có gia vị chua. Nếu bạn chưa chắc chắn mì bạn ăn có các thành phần này hay không, bạn nên đun sôi nước trong nồi nhôm trước, cho gói gia vị và mì gói vào tô sứ, sau đó đổ nước sôi vào để ủ.

Cuối cùng, nên chọn chảo hợp kim nhôm-mangan có màu trắng bạc, có khả năng chịu nhiệt cao, chịu lực và chống ăn mòn.

Cách sử dụng sai:
1. Đun súp chua cay, mì gói Hàn Quốc vị kim chi, súp thuốc bắc trong nồi nhôm.
2. Cho gia vị chua như giấm, sốt cà chua vào nồi nhôm.
3. Chuẩn bị thức ăn nấu trong chảo nhôm cho người bệnh thận.

Nồi gốm

Nồi đất và nồi hầm là những loại nồi rất an toàn và không có quá nhiều lo ngại về chất lượng. Chúng cũng không có hạn chế nào về việc nấu các nguyên liệu có tính axit. Nhưng với các sản phẩm "quá đẹp", chúng ta vẫn phải rất cẩn thận.

Nồi gốm được khuyến cáo phải sạch và gần với màu gốc của đất sét... (Shutterstock)

Ưu điểm vượt trội của nồi gốm là được nung ở nhiệt độ cao, nguyên liệu để sản xuất ít có hóa chất nhưng chúng ta vẫn nên chọn loại nồi có màu gần với màu của đất sét. Những chiếc nồi được sơn màu bắt mắt là vô cùng nguy hiểm. Trong quá trình nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ giải phóng các kim loại nặng. Vì vậy, nguồn gốc xuất xứ của nồi đất cũng là việc mà bạn nên quan tâm.

Ngoài ra, không nên xả nước lạnh vào nồi gốm ngay khi còn đang nóng để tránh nồi bị vỡ. Nếu bị hư thì không nên sử dụng lại để tránh vi khuẩn ẩn náu trong kẽ nứt.

Cách sử dụng sai:
1. Luộc thức ăn bằng nồi có hoa văn trên lòng nồi.
2. Nếu nồi bị hư vẫn tiếp tục sử dụng liên tục.

Bọt biển công nghệ

Miếng bọt biển công nghệ nhẹ và trắng sáng có thể chà sạch hiệu quả các vết dầu và vết bẩn trên đồ đạc. Ngoài ra, giá thành khá rẻ đã khiến nó trở thành sản phẩm thông dụng trong nhiều hộ gia đình. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, chất độc khủng khiếp từ nó có thể bị chúng ta hấp thụ.

Miếng bọt biển là được làm từ polyme của melamine formaldehyde. Formaldehyde là chất gây ung thư bậc một. Còn melamine là một chất phụ gia nổi tiếng trong vụ bùng phát sữa bột giả” năm 2008 ở Trung Quốc.

Miếng bọt biển thâm nhập vào khe hở thông qua những sợi nhỏ, kết hợp với tác động của nước ấm và ma sát để loại bỏ bụi bẩn một cách vật lý. Nhưng quá trình này cũng làm cho miếng bọt bẩn bị ăn mòn và các chất hóa học sẽ theo nước bám dính vào các vật dụng và thực phẩm.

Dùng nước ấm kết hợp với bọt biển công nghệ để rửa bát sẽ khiến melamine rất dễ bị hòa tan. Nếu không rửa kỹ, ăn nhiều vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, thậm chí là suy thận.

Vì vậy, bọt biển công nghệ không được khuyến khích sử dụng trên hộp đựng thực phẩm. Chúng chỉ có thể được sử dụng để làm sạch môi trường, chẳng hạn như sàn nhà, bồn rửa, vòi nước, kính và tường.

Ngoài ra, do khả năng tẩy rửa mạnh nên đã có trường hợp người ta dùng nó để tẩy vết bút vô tình vẽ lên da, kết quả là gây viêm da nặng. Mặc dù miếng bọt biển có vẻ mềm nhưng các sợi mảnh và sắc có thể làm xước da và thậm chí còn sót mắc lại trên da.

Miếng bọt biển công nghệ chỉ thích hợp để làm sạch môi trường và không được khuyến khích để rửa chén... (Shutterstock)

Cách sử dụng sai:
1. Sử dụng miếng bọt biển để rửa bát đĩa, xoong nồi, rau củ quả.
2. Chải bằng nước ấm.

Bộ đồ ăn melamine

Bộ đồ ăn Melamine bền, khó vỡ, giá thành rẻ. Nó thường được dùng ở tại nhà, quán ăn vặt, quán ăn nhưng nếu không cẩn thận chúng ta sẽ ăn phải những chất độc hại của nó.

Melamine cũng là một polyme của melamine formaldehyde. Mặc dù sản phẩm này được quảng cáo là có thể chịu được hơn 100°C, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Một nghiên cứu do Đại học Y Cao Hùng thực hiện năm 2011 cho thấy: bộ đồ ăn melamine kém chất lượng thì chỉ ở 40°C đã giải phóng giải phóng melamine, loại chất lượng tốt hơn thì bắt đầu giải phóng melamine ở mức 60-70℃. Một nghiên cứu khác (2015) được thực hiện ở 88 sinh viên đại học thậm chí còn cho thấy hàm lượng nước tiểu cao gấp đôi khi sử dụng bộ đồ ăn melamine để đựng thức ăn nóng.

Trung tâm Nghiên cứu Độc chất Môi trường Quốc gia Đài Loan đã chỉ ra rằng: bộ đồ ăn melamine sẽ giải phóng melamine khi tiếp xúc với nhiệt và axit. Vì vậy, bộ đồ ăn melamine không thích hợp với môi trường nhiệt độ cao như lò vi sóng, bếp điện và máy rửa bát. Nó cũng như không nên dùng cho thức ăn nóng, đồ lẩu hoặc thức ăn có tính axit.

Đối với trẻ em, tốt nhất nên dùng bát đĩa inox. Chuyên gia thận học và độc học nổi tiếng Lin Jieliang tin rằng trẻ em không nên sử dụng những bộ đồ ăn cầu kỳ, vì họa tiết sơn trên các vật dụng này chắc chắn phải có rất nhiều kim loại nặng. Thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và khó có thể bài tiết nhiều chất độc hại.

Bộ đồ ăn melamine không được khuyến khích đựng thức ăn nóng để tránh độc tố... (Shutterstock)

Cách sử dụng sai:
1. Đặt bộ đồ ăn melamine vào lò vi sóng hoặc nồi cơm điện và đun ở nhiệt độ cao.
2. Dùng bát melamine để đựng thức ăn nóng, hoặc dùng thìa và đũa melamine để lấy thức ăn trong súp nóng hoặc lẩu.
3. Sử dụng bộ đồ ăn melamine để đựng thực phẩm có tính axit.
4. Đặt nó vào máy rửa chén để làm sạch, hoặc nhận nó vào máy rửa chén để làm khô.

Màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm rất tiện lợi. Nó được dùng để bảo quản thực phẩm lạnh tại nhà, đóng gói rau củ quả tươi trong siêu thị hay đóng gói thực phẩm chín bên ngoài. Nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ khiến sức khỏe của bạn bị nguy hại.

Trong cuốn sách Chìa khóa cho 32 câu hỏi về dinh dưỡng của chuyên gia dinh dưỡng Cai Zhengliang đã chỉ ra rằng: nếu màng bám PVC và PVDC tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ, nó có hòa tan chlor và chất hóa dẻo. Ngoài ra, cũng nên để nó tránh tiếp xúc với thực phẩm có tính axit cao, chẳng hạn như cà chua, nước sốt có chứa axit axetic và gia vị có chứa axit citric.

Theo một số nghiên cứu, ngay cả trong môi trường lạnh thì chất hóa dẻo vẫn sẽ bị phân giải khi màng bọc nhựa tiếp xúc với dầu mỡ. Chất hóa dẻo là một loại hormone môi trường có thể can thiệp vào nội tiết. Tiếp xúc kéo dài sẽ có thể gây dậy thì sớm ở các bé gái, nữ hóa các bé trai và tăng nguy cơ ung thư ở người lớn.

Nếu mọi người muốn sử dụng màng bọc thực phẩm, bạn nên cho thức ăn vào bát sâu hoặc đĩa sâu lòng để giữ màng bọc nilon và thức ăn ở khoảng cách thích hợp, tránh tiếp xúc trực tiếp. Khi bảo quản thức ăn thừa, không nên bọc trực tiếp bằng màng bọc thực phẩm để tránh nhiễm chất dẻo.

Màng bọc thực phẩm được bọc trực tiếp lên thực phẩm, đây là cách sử dụng sai thông thường, hãy cẩn thận khi ăn phải chất dẻo... (Shutterstock)

Cách sử dụng sai:
1. Cho thức ăn vào lò vi sóng hoặc nồi điện.
2. Tiếp xúc với thức ăn có tính axit và dầu mỡ.
3. Bọc thức ăn nóng hoặc cho vào tủ lạnh với thức ăn thừa.

Thùy Linh
- Theo NTDTV Hoa Ngữ.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Những sai lầm khi sử dụng sản phẩm nhà bếp sẽ giết dần sức khỏe của gia đình bạn