Những thực phẩm nhất thiết cần phải tránh đối với người bị vảy nến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu một người bị vảy nến, thì việc giảm các yếu tố kích thích là một phần quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh. Ngoài thời tiết là yếu tố bên ngoài, thì giảm căng thẳng và điều tiết chế độ ăn là những cách vô cùng hữu hiệu...

Bên cạnh một số loại thực phẩm hữu ích để kết hợp trong kế hoạch điều trị bệnh vảy nến, có một số thực phẩm nhất định cần phải tránh. Các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây đã được báo cáo là có thể kích thích các đợt tái xuất hiện vảy nến, dù không phải ảnh hưởng đến tất cả các trường hợp bị vảy nến.

1. Thực phẩm nên tránh

Với bệnh vảy nến, điều quan trọng là tránh các loại thực phẩm có thể gây viêm. Tình trạng viêm và phản ứng của hệ miễn dịch có thể dẫn đến sự bùng phát.

Thịt đỏ, trứng và các sản phẩm bơ sữa
Cả thịt đỏ, sữa, đặc biệt là trứng, đều chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các phụ phẩm của axit arachidonic có thể góp phần tạo ra các tổn thương trong bệnh vảy nến.

Thực phẩm cần tránh bao gồm:

    • Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò
    • Xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ đã qua chế biến khác
    • Trứng và các món liên quan đến trứng
    • Các sản phẩm bơ sữa toàn phần

Gluten
Bệnh Celiac là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi phản ứng tự miễn của cơ thể với gluten. Những người bị vảy nến đã được phát hiện là có tình trạng bệnh nặng lên do sự nhạy cảm với gluten. Nếu vừa bị bệnh vảy nến và nhạy cảm với gluten, điều quan trọng là phải cắt bỏ các loại thực phẩm có chứa gluten.

Thực phẩm cần tránh bao gồm:

    • Lúa mì và các dẫn xuất của lúa mì
    • Lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha
    • Mì ống, mì và bánh nướng có chứa lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha
    • Một số thực phẩm chế biến sẵn
    • Một số loại nước sốt và gia vị
    • Bia và đồ uống mạch nha

Thực phẩm chế biến sẵn
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng calo cao có thể dẫn đến béo phì, các hội chứng rối loạn chuyển hóa và một loạt các bệnh mãn tính. Các trình trạng này gây ra chứng viêm mãn tính trong cơ thể, đã được chứng minh có mối quan hệ với việc bùng phát bệnh vảy nến.

Thực phẩm cần tránh bao gồm:

    • Thịt chế biến sẵn
    • Sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn
    • Trái cây và rau đóng hộp
    • Bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo

Các loại thực phẩm thuộc họ ớt mả (Nightshades)
Một trong những tác nhân gây bùng phát bệnh vảy nến được báo cáo phổ biến nhất là việc tiêu thụ các loại thực vật họ Cà. Cây họ Cà có chứa solanin, được biết đến là có ảnh hưởng đến tiêu hóa ở người và có thể là nguyên nhân gây ra chứng viêm nhiễm.

Thực phẩm cần tránh bao gồm:

    • Cà chua
    • Khoai tây
    • Cà tím
    • Ớt, ớt chuông

Rượu
Các đợt bùng phát tự miễn dịch có liên quan đến sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Rượu được cho là tác nhân gây ra bệnh vảy nến, do tác động gây rối loạn hệ miễn dịch theo các đường khác nhau. Do vậy, người bị vảy nến tốt nhất không nên uống rượu.

2. Thực phẩm nên sử dụng

Với bệnh vảy nến, chế độ ăn nhiều thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát.

Hoa quả và rau củ
Hầu hết tất cả các chế độ ăn chống viêm đều chứa trái cây và rau củ. Trái cây và rau củ chứa nhiều chất chống oxy hóa, là những hợp chất làm giảm stress oxy hóa và chứng viêm. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ được khuyến khích đối với các tình trạng viêm nhiễm như bệnh vảy nến.

Thực phẩm nên ăn bao gồm:

    • Bông cải xanh, súp lơ trắng và cải Brussels
    • Rau xanh, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina và rau arugula
    • Quả mọng, bao gồm quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi
    • Anh đào, nho và các loại trái cây sẫm màu khác

Cá béo
Chế độ ăn nhiều cá béo cung cấp omega-3 cho cơ thể. Việc tiêu thụ omega-3 có liên quan đến việc giảm các chất gây viêm và tình trạng viêm tổng thể.

Các loại cá nên ăn bao gồm:

    • Cá hồi
    • Cá mòi
    • Cá hồi
    • Cá tuyết
    • Cá trích

Lưu ý: rằng vẫn còn nhiều nghiên cứu hơn nữa cần được thực hiện về mối liên hệ giữa omega-3 và bệnh vảy nến.

Các loại dầu tốt cho tim mạch
Giống như cá béo, một số loại dầu thực vật cũng chứa các axit béo chống viêm. Điều quan trọng là tập trung vào các loại dầu có tỷ lệ omega-3 và omega-6 cao hơn.

Các loại dầu nên sử dụng bao gồm:

    • Dầu ô liu
    • Dầu dừa
    • Dầu hạt lanh
    • Dầu cây rum

Bổ sung dinh dưỡng
Một đánh giá năm 2013 về các tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm ở bệnh vảy nến. Dầu cá, vitamin D, vitamin B12 và selen đều đã được nghiên cứu trên bệnh vảy nến. Lợi ích của việc bổ sung các chất dinh dưỡng này bao gồm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát.

Nhưng liệu có chế độ ăn cụ thể nào phù hợp cho người bị vảy nến hay không?

3. Các chế độ ăn cho người bệnh vảy nến

Không phải tất cả các chế độ ăn dưới đây đều phù hợp cho bệnh vảy nến. Bạn có thể xem xét khi chọn chế độ ăn tốt nhất cho tình trạng của mình.

Chế độ ăn của TS Pagano
Tiến sĩ Pagano nổi tiếng trong cộng đồng sức khỏe và sức khỏe vì phương pháp chữa bệnh vảy nến thông qua chế độ ăn. Trong cuốn sách Chữa bệnh vảy nến: Phương pháp thay thế tự nhiên, ông mô tả cách một chế độ ăn và lối sống lành mạnh có thể cải thiện bệnh vảy nến một cách tự nhiên.

Cách tiếp cận chế độ ăn của Tiến sĩ Pagano bao gồm:

    • Tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả
    • Hạn chế ngũ cốc, thịt, hải sản, các chế phẩm từ bơ sữa và trứng
    • Hoàn toàn tránh thịt đỏ, các loại thực phẩm thuộc họ ớt mả (Nightshades), trái cây họ cam quýt, thực phẩm chế biến sẵn, v.v.

Một cuộc khảo sát năm 2017 trên hơn 1.200 người bệnh vảy nến cho thấy chế độ ăn Pagano là một trong những chế độ ăn thành công nhất để cải thiện kết quả bệnh vảy nến.

Chế độ ăn không chứa gluten
Ở những người bị cả bệnh vảy nến và nhạy cảm với gluten, một chế độ ăn không có gluten có thể đưa đến sự cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy rằng ngay cả những người nhạy cảm nhẹ với gluten nhẹ cũng có thể hưởng lợi từ việc tuân theo chế độ ăn không có gluten.

Trong số 13 người áp dụng chế độ ăn không có gluten, tất cả đều có sự cải thiện tổn thương vảy nến của họ. Những người có độ nhạy cảm cao nhất là người có được cải thiện nhiều nhất.

Chế độ ăn thuần chay
Chế độ ăn thuần chay cũng có thể có lợi cho những người bị bệnh vảy nến. Chế độ ăn này chứa ít thực phẩm gây viêm và chứa nhiều thực phẩm chống viêm như trái cây, rau và các loại dầu lành mạnh.

Giống như chế độ ăn của Tiến sĩ Pagano, chế độ ăn thuần chay cũng cho thấy kết quả tích cực trên những người tham gia nghiên cứu bị bệnh vảy nến.

Hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng của bạn về việc tuân theo một chế độ ăn thuần chay, vì bạn cần phải có đầy đủ thông tin để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Chế độ ăn này tập trung vào các loại thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh. Nó hạn chế các loại thực phẩm được coi là dễ gây viêm.

Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những người tuân thủ các yếu tố của chế độ ăn Địa Trung Hải có mức độ bệnh thấp hơn.

Paleo
Chế độ ăn Palo tập trung vào việc ăn thực phẩm toàn phần và tránh thực phẩm chế biến sẵn. Vì nhiều loại thực phẩm toàn phần có chứa các hợp chất chống viêm nên chế độ ăn này có thể có lợi cho những người bị bệnh vảy nến.

Không giống như chế độ ăn của Tiến sĩ Pagano, chế độ ăn này liên quan đến việc ăn nhiều thịt và cá. Tuy nhiên, nghiên cứu năm gợi ý rằng chế độ ăn Paleo là chế độ ăn hiệu quả thứ ba ở những người bị bệnh vảy nến.

4. Thay đổi lối sống

Hoạt động thể chất cũng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng vảy nến. Kết quả được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh cho thấy chương trình can thiệp chế độ ăn uống kéo dài 20 tuần, cũng như tăng cường tập thể dục đã dẫn đến sự cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến. Lợi ích này có thể là do tập thể dục vừa có tác dụng giảm cân, vừa có tác dụng giảm thiểu tình trạng viêm.

Căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh vảy nến bùng phát. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm mức độ căng thẳng. Các hoạt động như yoga, thiền và thực hành chánh niệm giúp làm giảm căng thẳng. Bạn cũng nên kiểm tra những yếu tố nào trong cuộc sống của bạn gây ra căng thẳng và tìm cách loại bỏ những yếu tố này.

Mai Trang
- Theo Healthline.



BÀI CHỌN LỌC

Những thực phẩm nhất thiết cần phải tránh đối với người bị vảy nến