Phòng cúm không chỉ có vaccine loại tiêm mà còn có vaccine dạng xịt mũi - Nhưng 6 đối tượng sau không nên dùng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch cúm đang đến dần và nhiều bậc cha mẹ phải đưa con đi tiêm, nhưng lại rất sợ con bị đau. May mắn là hiện nay đã có vaccine dạng xịt mũi, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng...

Thu qua, Đông tới, dịch cúm cũng theo đó mà đến theo. Cảm lạnh và cúm không chỉ ám ảnh người lớn mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ, nhất là những trẻ có cơ địa dị ứng như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng, và những trẻ có sức đề kháng kém.

Để giúp con chống lại cúm, rất nhiều bố mẹ đã chọn tiêm phòng cúm, mặc dù đây có thể là nỗi khiếp hãi đối với trẻ nhỏ. May mắn thay, các nhà khoa học gần đây đã tìm ra một loạt vaccine ngừa cúm dạng xịt mũi rất thuận lợi cho các bé, nhưng bố mẹ cũng cần biết một số thông tin để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Vaccine dạng xịt mũi hiệu quả đến đâu?

Trong 2 mùa cúm trước, vaccine cúm dạng xịt mũi đã không được khuyến nghị sử dụng. Sản phẩm này mới chỉ được khuyến cáo sử dụng bắt đầu từ năm ngoái, sau khi giúp cải thiện tình hình dịch cúm do virus H1N1 gây ra. Mặc dù còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của chúng tương đương với vaccine dạng tiêm.

Giống dạng tiêm, vaccine cúm dạng xịt chỉ có thể giúp cơ thể miễn dịch với 2 loại virus cúm A và 2 loại virus cúm B. Loại vaccine cúm dạng xịt cũng là dạng vaccine sống giảm độc lực (LAIV) nên nó bị hạn chế ở trên 6 nhóm đối tượng sau:

    1. Trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 49 tuổi.
    2. Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi mắc các bệnh: hen suyễn, phổi hoặc viêm phế quản tắc nghẽn; hoặc trẻ từ 2 đến 17 tuổi đang dùng aspirin hay những thuốc tương tự.
    3. Những người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vaccine.
    4. Những đối tượng có hệ miễn dịch kém - như đang hóa trị, bệnh nhân AIDS, người đã cắt lách hoặc lách bị tổn thương, người bị chấn thương sọ não (do xịt trực tiếp vào mũi có nguy cơ làm chảy dịch não tủy vào mũi, miệng và tai), hoặc trên đối tượng có phẫu thuật tai để cấy ốc tai.
    5. Phụ nữ đang mang thai hay có khả năng mang thai.
    6. Những người đã uống thuốc chống virus cúm trong 2 tuần trước đó.

Ngoài ra, cũng cần thận trọng khi dùng vaccine cúm dạng xịt cho bệnh nhân trên 5 tuổi mắc các bệnh: hen suyễn, phổi, tim, thận, gan hay thần kinh. Nếu các con bị cảm nhẹ nhưng không có các điều kiện đề cập ở trên thì vẫn có thể dùng vaccine cúm dạng xịt mũi.

Tuy nhiên, triệu chứng cảm nhẹ như chảy nước mũi hay nghẹt mũi có thể làm giảm hiệu quả của vaccine dạng xịt. Lúc này, nếu vẫn mong muốn tiêm phòng cúm cho con thì bố mẹ nên đổi sang dạng tiêm.

Những tác dụng phụ của vaccine dạng xịt mũi

Là một vaccine sống giảm độc lực nên vaccine dạng xịt này đôi khi nó có thể gây ra những triệu chứng giống cúm, nhưng nhẹ. Ví dụ: chảy nước mũi, đau nhức cơ, thở khò khè, cảm nhẹ, đau đầu, nôn mửa, đau họng...

Hiện tại, tất cả trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi đều có thể được tiêm phòng cúm thông qua vaccine, nhưng chỉ có thể dùng dạng tiêm. Nếu trẻ em dưới 9 tuổi hoặc tiêm ít hơn 2 mũi vaccine cúm trước đó, thì chúng ta có thể cho trẻ tiêm nhắc lại trong đợt cúm để vaccine hoàn toàn hiệu quả.

Hà Thành
- Theo NTD tiếng Trung.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Phòng cúm không chỉ có vaccine loại tiêm mà còn có vaccine dạng xịt mũi - Nhưng 6 đối tượng sau không nên dùng