Rủi ro trong việc cấy ghép nội tạng động vật cho người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tin tức về cái chết của bệnh nhân được ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới đã phần nào dập tắt hy vọng về nguồn cung nội tạng dồi dào từ động vật. Tuy nhiên, phương pháp ghép tạng động vật cho người hiện vẫn đối mặt với rất nhiều rủi ro lâu dài và tranh cãi đạo đức.

Trên thế giới có rất nhiều người có nhu cầu cấy ghép nội tạng nhưng nguồn nội tạng luôn thiếu hụt. Trước tình hình đó, khái niệm “ghép tạng” đã xuất hiện và được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1980.

Vào tháng Giêng năm nay, hai trường y ở Mỹ đã thông báo thực hiện thành công ca ghép tim và thận lợn đầu tiên trên người.

Tuy nhiên, liệu vì để đáp ứng nhu cầu nội tạng của con người, sự xuất hiện của phương pháp ghép tạng động vật có mở ra một chiếc hộp Pandora (ám chỉ một hành động nhỏ bé nhưng có thể gây ra tác hại rất lớn)?

Lin Xiaoxu, một nhà virus học người Mỹ và là cựu giám đốc phòng thí nghiệm của Khoa virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, đã phân tích và giải thích các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh sau khi cấy ghép xenotransplantation (cấy ghép dị loại) và những tranh cãi về đạo đức y tế.

Hai trường y ở Hoa Kỳ cấy ghép thành công tim - thận lợn cho người

Xenotransplantation (cấy ghép dị loại) là gì? Nói một cách đơn giản, đó là phương pháp cấy ghép nội tạng động vật vào người.

Thực tế, giới y học từng thực hiện các thí nghiệm về cấy ghép nội tạng giữa các loài động vật khác nhau trước khi cấy ghép vào người; chẳng hạn như cấy ghép tim lợn vào khỉ. Đây là một nghiên cứu ban đầu cho việc cấy ghép dị loại ở người sau này.

Mới đây, hai trường y thuộc Đại học Maryland và Đại học Alabama ở Hoa Kỳ đã cấy ghép thành công nội tạng từ lợn sang người, trong đó bao gồm tim và thận.

Cụ thể, vào ngày 10 tháng 1 năm 2022, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Maryland đã công bố thực hiện thành công ca ghép tim lợn chuyển gen đầu tiên trên thế giới, ghép vào một bệnh nhân nam 57 tuổi mắc bệnh tim giai đoạn cuối.

Bệnh nhân tên là David Bennett, đã nhập viện trong tình trạng rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, và bắt đầu điều trị oxy màng ngoài cơ thể (một hệ thống hỗ trợ ngoại bào) để duy trì sự sống.

Ngoài việc không lọt vào danh sách chờ ghép, bệnh nhân còn bị cho là không đủ tiêu chuẩn để ghép tim nhân tạo, đồng nghĩa với việc ghép tim lợn là biện pháp cuối cùng của ông.

Tuy nhiên, việc lựa chọn tim lợn cũng không thể tùy tiện. Tim lợn phải được biến đổi gen thì mới có thể ghép thành công vào cơ thể người. Những quả tim lợn được lựa chọn cho ca cấy ghép này đã trải qua tổng cộng 10 lần chỉnh sửa:

  • 3 gen miễn dịch bị xóa: Những gen này có thể khiến cơ thể miễn dịch của con người từ chối tim lợn.
  • 1 gen sinh trưởng bị loại bỏ: Sau khi tạng lợn xâm nhập vào cơ thể người, nếu nó tiếp tục phát triển thì không gian nguyên thủy của tim sẽ không thể chịu đựng được nữa.
  • Thêm 6 gen người: Điều này có thể làm cho tim lợn dễ dàng được cơ thể người chấp nhận hơn sau khi cấy vào cơ thể.

Theo Trường Y thuộc Đại học Maryland, trái tim mới của ông Bennett đã có thể hoạt động bình thường 5 tuần sau ca phẫu thuật, và không có hiện tượng đào thải nội tạng nghiêm trọng, nhưng ông vẫn cần nằm trên giường để phục hồi chức năng.

Tuy nhiên, tin tức mới nhất cho biết ông Bennett đã qua đời.

Không lâu sau khi Đại học Maryland công bố ca ghép tim thành công, vào ngày 20 tháng 1, Trường Y khoa UAB Heersink (thuộc Đại học Alabama) đã thông báo về việc hoàn thành nghiên cứu được đánh giá ngang hàng.

Trong đó, họ đã cấy ghép thành công một quả thận lợn cho một bệnh nhân chết não tên là Jim Parsons. Đây là ca ghép được thực hiện với sự đồng ý của người thân của bệnh nhân.

Thận lợn được cấy ghép vào người thuộc loại điều trị lâm sàng, và được lấy từ những con lợn biến đổi gen để phù hợp hơn khi cấy vào người.

Trước khi ông Parsons được ghép thận lợn, nhóm nghiên cứu cũng từng thực hiện ghép nội tạng giữa người và lợn, giống như cách hiến tạng từ người sang người.

Không có biến chứng đe dọa tính mạng trong quá trình phẫu thuật, cũng không có sự đào thải nội tạng cấp tính nào xảy ra trong vòng vài phút sau khi phẫu thuật.

Cho đến khi kết quả nghiên cứu được công bố, không có tế bào lợn hoặc mầm bệnh nào được tìm thấy trong máu của bệnh nhân, và thận vẫn hoạt động bình thường.

Do đó, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tin rằng, việc cấy ghép thận lợn sang người có thể được thực hiện một cách an toàn trong các điều kiện thử nghiệm lâm sàng.

Trong ngắn hạn, việc cấy ghép dị loại đối với hai bệnh nhân Bennett và Parsons đã thành công.

Tuy nhiên, cả hai trường hợp này đều thiếu các quan sát lâm sàng dài hạn. Vậy nên, chúng ta rất khó đánh giá chính xác sự thành công của phương pháp mới.

Bệnh nhân cần ghép tạng phải chờ quá lâu liệu có hy vọng được cứu sống?

Tại sao nhiều người nghĩ rằng cấy ghép dị loại là cần thiết? Nói một cách đơn giản, nguồn cung nội tạng đang thiếu hụt.

Theo trang web hiến tạng của Cơ quan Quản lý Tài nguyên & Dịch vụ Y tế, hiện có khoảng 110.000 người Mỹ đang chờ được ghép tạng và hơn 6.000 bệnh nhân chết mỗi năm trước khi có tạng để ghép.

Lấy thận làm ví dụ, theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường - Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), thận là căn bệnh giết chết nhiều người hơn mỗi năm so với ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, mỗi năm ở Hoa Kỳ có ít hơn 25.000 ca ghép thận được thực hiện, và thời gian chờ đợi một quả thận hiến tặng kéo dài từ 5 đến 10 năm.

Do đó, con số tử vong đối với các bệnh nhân chờ ghép thận cũng khá lớn, lên gần 5.000 người mỗi năm.

Ngoài ra, ở Mỹ có 83% người cần ghép thận, 10% yêu cầu ghép gan và 3% yêu cầu ghép tim.

Với nhu cầu lớn như vậy, nguồn cung nội tạng rất khó theo kịp. Do đó, người ta sẽ tính đến chuyện bắt đầu từ nội tạng động vật, vì cho rằng đây là cơ hội để cứu một mạng người.

Tranh cãi và rủi ro của việc cấy ghép dị loại - Tác hại lâu dài vẫn chưa được biết

Mặc dù cấy ghép dị loại có vẻ cứu được nhiều mạng sống hơn, nhưng nó cũng gây tranh cãi đáng kể về những rủi ro sức khỏe lâu dài và các vấn đề về đạo đức y tế.

1. Giá trị truyền thống

Trong đạo đức truyền thống, người ta tin rằng bộ phận cơ thể người nên đến từ người, không phải động vật. Đối với một người được cấy ghép, điều này có thể là một thách thức tâm lý rất lớn.

2. Cấy ghép nội tạng có thể ảnh hưởng đến mức độ tâm lý

Sau khi cấy ghép nội tạng, các vấn đề liên quan đến trí nhớ tế bào có thể phát sinh.

Năm 2000, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Integrative Medicine chỉ ra rằng, một số bệnh nhân được cấy ghép tim mang theo những ký ức về chủ nhân ban đầu của trái tim; bao gồm sở thích, đời sống tình dục và sở thích ăn uống.

Đây là một hiện tượng đáng được quan tâm, bởi vì chức năng của cơ quan nội tạng không phải ai cũng biết, ví dụ chức năng của tim là cung cấp máu, còn chức năng của thận là loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Có lẽ bản chất và đặc điểm của con người ở một dạng nào đó cũng được lưu giữ trong các cơ quan.

Ngoài ra, theo quan điểm sinh học, một cơ quan nội tạng hoàn chỉnh chứa nhiều tế bào và nhiễm sắc thể của vật chủ ban đầu. Khi chúng xâm nhập vào người nhận, có thể ảnh hưởng đến người nhận ở mức độ di truyền và tế bào.

Vì vậy, sau khi bệnh nhân được cấy ghép dị loại, nó sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong tính khí của họ, hoặc nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ tâm lý của người đó? Nếu vậy, bệnh nhân có còn giống anh ta trước đó không?

Từ góc độ đạo đức, điều này phải được xem xét rất kỹ lưỡng.

3. Virus động vật có thể lây sang người

Lợn có virus nội sinh, trình tự gen của chúng ẩn trong bộ gen của lợn và không bị ngoại cảnh xâm nhiễm. Do đó, lợn sống sẽ không ngừng sản sinh ra những virus này.

Sau khi bệnh nhân được cấy ghép nội tạng lợn, khả năng miễn dịch của anh ta không thể tiêu diệt được virus nội sinh bên trong, nên chúng sẽ có cơ hội gây nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Mặt khác, cấy ghép dị loại cũng có thể tạo cơ hội cho virus đột biến, cho phép virus ban đầu vốn truyền giữa các loài động vật có thể lây lan sang người.

4. Từ chối miễn dịch dài hạn

Mặc dù người ta đã sửa đổi các gen có liên quan đến sự đào thải trước khi nội tạng lợn được cấy ghép vào người, nhưng sự đào thải nội tạng cấp tính sẽ không xảy ra trong thời gian ngắn sau khi ca phẫu thuật hoàn thành.

Về lâu dài, chắc chắn sẽ có những khía cạnh khác của việc đào thải miễn dịch. Người ta cũng không biết cần bao nhiêu loại thuốc để giúp bệnh nhân ức chế sự đào thải miễn dịch lâu dài sau khi cấy ghép.

Ngoài ra, khi các cơ quan nội tạng động vật bị hỏng, càng có nhiều tế bào động vật xâm nhập vào cơ thể người và chúng ta không biết mức độ thiệt hại sẽ gây ra trong quá trình này.

Nhìn chung, cấy ghép dị loại liên quan nhiều đến y đức và khuynh hướng phát triển của xã hội loài người.

Xét trên góc độ lợi ích trước mắt thì có vẻ như nó giải quyết được vấn đề cung cầu nội tạng, nhưng về lâu dài vẫn chưa biết nó sẽ mang đến cho cơ thể con người bao nhiêu tác hại.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Rủi ro trong việc cấy ghép nội tạng động vật cho người