Rủi ro của phương pháp chữa cận thị bằng laser (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều nghiên cứu và trường hợp thực tế đã chỉ ra rằng, chữa cận thị bằng phương pháp laser có thể khiến thị lực suy giảm thay vì cải thiện, thậm chí còn mang lại những tác dụng phụ nghiêm trọng.

>> Xem lại: Rủi ro của phương pháp chữa cận thị bằng laser: Những gì các chuyên gia đã không nói với bạn (Phần 1)

Công nghệ phẫu thuật cận thị mới nhất có an toàn không?

Tranh cãi và lo ngại về những biến chứng có một số quan điểm khác nhau.

Ví dụ, Tiến sĩ Roy Rubinfeld, một bác sĩ phẫu thuật khúc xạ ở Rockville (bang Maryland, Mỹ), nói với Today TV rằng ông tin tưởng phương pháp chữa cận thị đến nỗi ông, vợ và con gái đều đã thực hiện phẫu thuật.

Ông nói rằng, các biến chứng do phẫu thuật cận thị bằng laser thường gặp hơn trong những ngày đầu, nhưng thiết bị và công nghệ đã có một chặng đường dài phát triển, [vậy nên về cơ bản chúng đều an toàn].

Hiện nay, SMILE là phương pháp phẫu thuật cận thị bằng laser mới nhất được FDA chấp thuận vào năm 2016. Công nghệ này không cần tạo vạt giác mạc và chỉ gây vết thương từ 2 - 4mm, nhỏ hơn nhiều so với phương pháp femtosecond (20mm).

Bề mặt giác mạc là nơi phân bố nhiều dây thần kinh, tạo vạt giác mạc chắc chắn sẽ làm hỏng dây thần kinh, nhưng tỷ lệ gây tổn thương ở phương pháp SMILE được cho là ít hơn so với femtosecond.

Các bác sĩ nhãn khoa kỳ vọng phương pháp mới sẽ có lợi thế hơn femtosecond với kết quả chỉnh sửa tốt tương tự.

Nhưng một số người sau khi phẫu thuật mắt bằng phương pháp SMILE vẫn gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vào cuối năm 2018, Jessica Starr, một nhà khí tượng học tại một đài truyền hình Detroit, đã tự tử sau khi trải qua cuộc phẫu thuật khoảng hai tháng.

Một tháng trước khi tự tử, Jessica đã đăng một đoạn video lên Facebook cho biết cô bị khô và mờ mắt do phẫu thuật bằng phương pháp SMILE.

Chồng cô nhấn mạnh với công chúng rằng Jessica rất khỏe mạnh trước khi phẫu thuật, không bị trầm cảm, không có vấn đề gì tiềm ẩn.

Sau khi Jessica tự tử, tiến sĩ John Vukich, bác sĩ nhãn khoa và là chủ tịch Ủy ban lâm sàng về phẫu thuật khúc xạ và đục thủy tinh thể của Hiệp hội Đục thủy tinh thể Hoa Kỳ, nói với tờ Detroit Free Press rằng, phẫu thuật mắt bằng phương pháp SMILE "về cơ bản giống" như femtosecond, cả hai đều rất an toàn.

Ông nói thêm, chữa cận thị bằng laser đã cải thiện cuộc sống của nhiều người, nhưng giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào khác, chúng đều không có rủi ro.

Về rủi ro của phương pháp SMILE, cần có thời gian để xác minh. Một số nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả với công nghệ mới nhất, cũng không thể bỏ qua tình trạng tổn thương các dây thần kinh giác mạc và nguy cơ ectasia.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phẫu thuật Khúc xạ vào năm 2020 đã phát hiện ra những ảnh hưởng lâu dài đến dây thần kinh giác mạc sau khi phẫu thuật cận thị bằng laser.

Phương pháp SMILE có kết quả bảo tồn và tái tạo dây thần kinh tốt hơn so với femtosecond, nhưng cả hai thủ thuật đều không cho phép các dây thần kinh giác mạc trở lại mức bình thường, thậm chí sau khi phẫu thuật 5.5 năm.

Vào tháng 2 năm 2022, Khoa học Thị giác và Đo thị lực Hoa Kỳ ghi nhận một trường hợp là phụ nữ trẻ đã trải qua cuộc phẫu thuật bằng phương pháp SMILE.

Sau 11 tháng, cô bắt đầu mang thai, nhưng bị mờ mắt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cuối cùng, cô được chẩn đoán viêm giác mạc sau hai năm phẫu thuật.

Các học giả tin rằng, những thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự ổn định cơ sinh học của giác mạc.

Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm vào năm 2017 cho thấy, phương pháp SMILE không an toàn hơn so với femtosecond và thậm chí có thể kém an toàn hơn so với femtosecond trong điều chỉnh cận thị biên độ thấp.

Mỗi người chỉ có một đôi mắt, hãy suy nghĩ thêm trước khi phẫu thuật

Phẫu thuật cận thị bằng laser đã phát triển hơn 20 năm. Có lẽ hầu hết bệnh nhân đều là những người may mắn khi không có biến chứng nghiêm trọng và đau đớn.

Tuy nhiên, họ vẫn có nguy cơ phải đeo kính cận hoặc kính áp tròng sau này, đặc biệt là trong môi trường ánh sáng yếu hoặc khi họ già đi.

FDA Hoa Kỳ nhắc nhở những người đang cân nhắc phẫu thuật cận thị bằng laser cần lưu ý một vài điểm. Ví dụ:

  • Bạn có thể phải phẫu thuật nhiều lần để đạt được kết quả mong muốn;
  • Kết quả phẫu thuật có thể không lâu bền;
  • Có thể phải đeo kính đọc sách trong tương lai;
  • Kết quả phẫu thuật lâu dài không rõ;
  • Phẫu thuật đồng thời cả hai mắt có thể có thêm rủi ro.

Và quan trọng nhất, mọi người có thể chịu được rủi ro có thể xảy ra hay không? Suy cho cùng, mỗi người đều chỉ có một đôi mắt.

Do đó, trong phần câu hỏi liên quan đến phương pháp phẫu thuật cận thị bằng laser trên trang web của FDA, có câu: "Khi nào thì phương pháp phẫu thuật femtosecond không phù hợp với tôi?"

Theo đó, nếu bạn không phải là người dám chấp nhận rủi ro - trong một tỷ lệ phần trăm bệnh nhân nhất định, một số biến chứng là không thể tránh khỏi. Đối với phẫu thuật cận thị bằng laser hiện nay, dữ liệu rủi ro dài hạn vẫn chưa có sẵn.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Rủi ro của phương pháp chữa cận thị bằng laser (Phần 2)