Sử dụng vắc-xin BCG ngừa lao, tỷ lệ tử vong do virus Vũ Hán giảm 6 lần?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo các chuyên gia mới phát hiện, tỷ lệ tử vong do viêm phổi Vũ Hán tại các quốc gia có tiêm chủng vắc-xin BCG thấp hơn tới gần sáu lần...

Mũi chích ngừa lao này đã có từ thế kỷ trước, nó từng được phát triển để bảo vệ chống lại bệnh lao, và với trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, tiêm phòng là bắt buộc; và các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tử vong do cúm Vũ Hán thấp hơn gần sáu lần ở các quốc gia có chích vắc-xin phòng lao BCG.

Vào năm 2005, khi tỷ lệ lao phổi giảm, việc tiêm vắc-xin BCG hàng loạt đã bị bãi bỏ ở Anh.

Nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế tin rằng, mũi thuốc đó có thể đóng một vai trò quan trọng trong đại dịch virus Vũ Hán - bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại vi sinh vật gây bệnh. Họ đang cân nhắc việc chích nhắc cho mọi người một mũi vắc-xin lao, hay với một số người là liều đầu tiên, xem liệu nó có thể bảo vệ họ chống lại virus cúm Vũ Hán hay không.

Đối với nghiên cứu mới phát hiện ra các quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp hơn gần sáu lần so với các quốc gia không sử dụng BCG, nhóm nghiên cứu từ Hoa Kỳ đã điều chỉnh các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu - ví dụ tình trạng kinh tế của một quốc gia và tỷ lệ người cao tuổi. Sau đó, họ xem xét tỷ lệ tử vong trên một triệu cư dân của mỗi quốc gia với đủ dữ liệu.

Theo Bloomberg, các chuyên gia của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins cho biết: "Khảo sát mối liên hệ giữa việc chích ngừa BCG và giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 cho thấy có bằng chứng quá rõ ràng".

Phát hiện trên của họ đã được công bố trên kho lưu trữ trực tuyến MedRix, mà không phải trên một tạp chí khoa học, vì nghiên cứu này vẫn chưa được các học giả khác phản biện.

Phân tích từ nghiên cứu

Để phân tích, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu có sẵn công khai và ước tính tỷ lệ tử vong từ 50 quốc gia có báo cáo số liệu cao nhất.

Để khử nhiễu và giúp cho dữ liệu các quốc gia có thể tương đồng, nhằm so sánh phân tích trên cùng trục thời gian dịch bệnh - khi mà mỗi quốc gia có thời gian phát dịch khác nhau, họ đã tính mốc thời gian từ ngày có trường hợp dương tính Covid-19 thứ 100; sau đó so sánh các số liệu nhiễm bệnh và tử vong lồng ghép với các chương trình tiêm chủng BCG ở từng quốc gia.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong trung bình thay đổi đáng kể theo phân loại kinh tế của mỗi quốc gia. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên một triệu người đối với các nước thu nhập trung bình thấp là 0,4; đối với nước thu nhập trung bình và thu nhập cao lần lượt là 0,65 và 5,5.

Nhóm nghiên cứu nói rằng, thực tế các quốc gia giàu có có tỷ lệ tử vong cao hơn là "phản logic" (không hợp lý) nhưng không thể giải thích được tại sao.

Họ dẫn một nghiên cứu trước đây, theo đó: "Tử vong do bệnh hô hấp cấp tính thường cao hơn ở những nơi có thu nhập thấp do nhiều yếu tố rủi ro kinh tế và nhân khẩu học xã hội".

Các học giả cho biết nghiên cứu của họ nên được thực hiện một cách thận trọng vì có một số vấn đề có thể làm sai lệch những phát hiện.

"Bất chấp tất cả những cảnh báo này, mối quan hệ nghịch đảo giữa tình trạng kinh tế của đất nước và tỷ lệ tử vong do Covid-19 và mối liên hệ sinh học mạnh mẽ với việc tiêm chủng BCG rất thú vị”.

"Những phát hiện này đảm bảo sự giám sát dịch tễ học sâu hơn và xuất hiện triển vọng tiến hành các thử nghiệm ngẫu nhiên riêng lẻ".

Thử nghiệm chích ngừa BCG

Nghiên cứu này được các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm xem liệu chích ngừa BCG có thể giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 hay không.

Một nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI) ở Melbourne đang theo dõi nhanh thử nghiệm trên người ở quy mô lớn, với khoảng 4.000 nhân viên bệnh viện Úc đang tình nguyện tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng, theo Bloomberg.

Một nhóm khác ở Hà Lan cũng đang thử nghiệm phương pháp đó trên 1.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Trưởng nhóm nghiên cứu Nigel Curtis, người đứng đầu nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại MCRI cho biết: “Nó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại toàn bộ các bệnh nhiễm trùng khác nhau, toàn bộ các loại virus và vi khuẩn khác nhau theo cách tổng quát hơn rất nhiều”; và “Chúng tôi sẽ không làm điều này nếu nghĩ rằng nó không hiệu quả”.

“Chúng tôi cần phải nghĩ ra mọi cách có thể để bảo vệ nhân viên y tế. Nếu những thử nghiệm này thành công, điều đó có nghĩa là vắc-xin giá rẻ có thể được triển khai để giúp bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu có nguy cơ cao”.

Peter Openshaw, giáo sư y học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn cũng hoan nghênh cách tiếp cận này. Ông nói rằng chích ngừa BCG có thể tăng cường khả năng miễn dịch thứ phát trong thời gian ngắn, khi đó cơ thể sẽ có cảnh giác cao hơn trong việc chống lại nhiễm trùng.

Ông nói: “Điều đó có nghĩa là bạn có thể ít bị nhiễm trùng hơn trong thời gian đó vì hệ thống miễn dịch có khả năng đáp ứng rất nhanh nếu phát hiện ra kẻ xâm lược ngoại lai”.

Các chuyên gia khác hoài nghi về cách phòng bệnh này, họ khuyến cáo cách tốt nhất là nên chờ đợi cho đến khi vắc-xin dành cho COVID-19 được sản xuất.

Giáo sư Hugh Pennington, từ Đại học Aberdeen nói: “Chúng tôi phải thử mọi thứ và BCG có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nó không nên được coi là Chén Thánh.”

Thanh Long
- Theo The Sun.



BÀI CHỌN LỌC

Sử dụng vắc-xin BCG ngừa lao, tỷ lệ tử vong do virus Vũ Hán giảm 6 lần?