Sự khác biệt giữa Đại dịch, Vùng dịch, và Ổ dịch?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch. Đây là một sự kiện gây chấn động cho toàn thế giới...

Là một nhà dịch tễ học, luôn lắng tai trước những cuộc trò chuyện đều đặn xung quanh virus Corona, tôi nghe phát thanh viên và cả hàng xóm cũng vậy, họ trộn lẫn 3 từ quan trọng mà tôi cùng các đồng nghiệp sử dụng hàng ngày: outbreak, epidemic, và pandemic.

Giải thích một cách đơn giản, 3 từ này mô tả quy mô lây lan khác nhau của dịch bệnh.

Outbreak - Ổ dịch

Nhỏ, nhưng bất thường.

Bằng cách theo dõi bệnh theo thời gian và địa lý, nhà dịch tễ học nghiên cứu để dự đoán xem có bao nhiêu trường hợp bệnh thường xảy ra trong một khoảng nhất định về thời gian, địa điểm, và dân số. Ổ dịch thường xuất hiện với số ca bệnh tăng đột biến, nhưng với quy mô nhỏ so với dự kiến.

Hãy tưởng tượng đến việc số ca tiêu chảy tăng đột biến giữa các bé trong nhà trẻ, 1-2 trẻ bị bệnh trong 1 tuần có thể coi là bình thường. Nhưng nếu 15 bé tại nhà trẻ bị tiêu chảy cùng lúc, thì đó là một ổ dịch.

Khi một dịch bệnh mới vừa xuất hiện, các ổ dịch sẽ gây nhiều chú ý hơn khi số ca bệnh dự đoán là “bằng 0”. Ví dụ cụ thể là cụm các trường hợp viêm phổi xuất hiện bất ngờ từ những người đi chợ tại Vũ Hán, Trung Quốc. Các quan chức y tế công cộng tới hiện nay mới biết được sự tăng đột biến trong dịch viêm phổi này là do một chủng virus Corona mới: SARS-CoV-2.

Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ hướng dẫn các tài xế nghi có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2, phía bắc Seoul, vào ngày 29 tháng 2 năm 2020... (Jung Yeonje-JE / AFP thông qua Những hình ảnh đẹp)

Ngay khi chính quyền y tế địa phương nhận diện được ổ dịch, họ bắt đầu điều tra để xác định người nhiễm bệnh và số ca nhiễm, và sử dụng thông tin đó để định hình phương án tốt nhất cho việc khoanh vùng dịch, và ngăn ngừa các bệnh cơ hội khác.

Epidemic - Vùng dịch

Lớn hơn và tràn lan.

Một vùng dịch là ổ dịch với quy mô địa lý lớn hơn. Khi bên ngoài Vũ Hán bắt đầu xuất hiện những ca dương tính với SARS-CoV-2 (chủng virus gây ra COVID-19), các nhà dịch tễ học biết rằng ổ dịch này đang lan rộng - một dấu hiệu cho thấy những nỗ lực phong tỏa là không đủ hoặc đã trở nên quá muộn. Đây là một điều không mong đợi, trong khi phương pháp điều trị hay vắc-xin đều chưa có. Còn đối với trường hợp dịch COVID-19 lan rộng khắp Trung Quốc, điều này có nghĩa là ổ dịch Vũ Hán đã trở thành một vùng dịch.

Pandemic - Đại dịch

Quy mô toàn cầu và mất kiểm soát.

Theo nghĩa cổ điển nhất, một khi dịch bệnh lan sang nhiều quốc gia hoặc khu vực trên thế giới, nó được coi là đại dịch. Tuy nhiên, theo phân loại của một số nhà dịch tễ học, một tình huống được coi là đại dịch chỉ khi bệnh được duy trì ở một vài khu vực mới sau khi bị lây nhiễm từ khu ổ dịch ban đầu.

Ví dụ, một du khách bị COVID-19 từ Trung Quốc trở về Hoa Kỳ sẽ không làm thành đại dịch, nhưng một khi họ lây bệnh cho gia đình hoặc bạn bè, thì một số tranh luận sẽ xảy ra. Nếu ổ dịch tại địa phương mới không thể khống chế được, các nhà dịch tễ học sẽ “gật đầu” và đồng ý rằng: nỗ lực kiểm soát sự lây lan toàn cầu đã thất bại và coi tình hình mới nổi là một đại dịch.

Không chỉ mang tính y khoa, các thuật ngữ còn có ý nghĩa chính trị

Các nhà dịch tễ học chủ yếu quan tâm đến vấn đề ngăn ngừa bệnh tật, điều này có thể khác về căn bản so với các mối quan tâm rộng lớn hơn của chính phủ hoặc các tổ chức y tế quốc tế.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ tuyên bố hai đại dịch trong lịch sử: cúm Tây Ban Nha 1918 và cúm H1N1 2009. Còn các nhà dịch tễ học như tôi thì nhắc đến virus Corona như một đại dịch đã hàng tuần. Theo khía cạnh dịch tễ học, tuyên bố của WHO trước dịch COVID-19 là quá muộn màng. Tính đến 11/3, con số chính thức cho biết đã có 120.000 ca bệnh xuất hiện ở ít nhất 114 quốc gia. Trong đó, 8 quốc gia có hơn 1000 ca nhiễm, và Hoa Kỳ là một trong số đó; và sự lan truyền trong cộng đồng đã được ghi nhận ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ.

Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã đổ lỗi một cách phóng đại rằng các chính phủ đã làm ngơ trước những yêu cầu liên tục của WHO rằng cần thiết phải hành động khẩn cấp và quyết liệt.
Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã đổ lỗi một cách phóng đại rằng các chính phủ đã làm ngơ trước những yêu cầu liên tục của WHO rằng cần thiết phải hành động khẩn cấp và quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). (Ảnh: Getty)

Đại dịch là mức độ khẩn cấp y tế toàn cầu cao nhất và biểu thị sự bùng phát dịch đã lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, các tuyên bố của WHO vẫn đem lại hy vọng về một đại dịch có thể được kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại, sau khi thực hiện ngay lập tức những nước đi tích cực.

Tuyên bố chính thức này về COVID-19, hay bất cứ bệnh truyền nhiễm nào, là đại dịch đều nói với các chính phủ, các cơ quan, và các tổ chức viện trợ trên toàn thế giới để chuyển các nỗ lực từ ngăn chặn sang giảm thiểu. Nó có tác động kinh tế, chính trị, và xã hội trên phạm vi toàn cầu; và WHO phải rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định này.

Tuyên bố chính thức này không cần kích động sự sợ hãi hoặc khiến bạn dự trữ khẩu trang y tế. Nó cũng không mang ý nghĩa là virus lây lan mạnh hơn hay trở nên chết người hơn, hay khiến nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn; và nó cũng không có nghĩa là nỗ lực chiến đấu với COVID-19 bị bỏ mặc. Nhưng nó là một sự kiện mang tính lịch sử.

Tác giả bài viết: Rebecca S.B. Fischer

Trọng Nguyên
- Theo The Epoch Times.

Rebecca S.B. Fischer là một giáo sư dịch tễ học tại Đại học Texas A & M. Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên The Conversation.


Sự khác biệt giữa Đại dịch, Vùng dịch, và Ổ dịch?