Sữa đậu nành chứa nhiều estrogen, phụ nữ và đàn ông uống nhiều dễ bị ung thư không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong sữa đậu nành chứa nhiều estrogen, uống sữa đậu nành trong thời gian dài liệu có nguy cơ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và khiến nam giới bị nữ tính hóa hay không?

Đậu nành giàu chất dinh dưỡng, isoflavone, polysaccharides, oligosaccharides, chất xơ, protein chất lượng cao, vitamin B, vitamin E, lecithin, canxi, axit béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác.

Sữa đậu nành là một chế phẩm từ đậu nành và cũng bổ dưỡng không kém, là thức uống không thể bỏ qua trong bữa sáng của nhiều người.

Tuy nhiên, trong sữa đậu nành chứa nhiều estrogen, uống sữa đậu nành trong thời gian dài liệu có nguy cơ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và khiến nam giới bị nữ tính hóa hay không?

Sữa đậu nành chứa isoflavone

Sữa đậu nành có chứa isoflavone (Soy Isoflavones), là một loại phytoestrogen, có nguồn gốc chủ yếu từ các thực phẩm đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ…

Cấu trúc hóa học của isoflavone trong đậu nành tương tự với nội tiết tố nữ estrogen, và nó có chức năng điều hòa hai chiều.

Khi cơ thể thiếu estrogen, isoflavone có thể bổ sung kịp thời. Ngược lại, khi cơ thể tiết quá nhiều estrogen, isoflavone có thể ức chế quá trình tổng hợp estrogen của chính nó, giúp giảm hàm lượng estrogen và đạt được tác dụng điều hòa ngược.

Hàm lượng isoflavone đậu nành trong thực phẩm không quá cao, và nó cũng sẽ thay đổi rất nhiều theo phương pháp chiết xuất và hiệu quả.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 300ml sữa đậu nành chỉ chứa khoảng 30mg isoflavone. Ngoài ra, đậu snap, đậu que, khoai lang, cần tây, súp lơ, nấm… cũng chứa ít isoflavone đậu nành.

Sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành an toàn khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải

Có quan điểm: Nếu tế bào ung thư của bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể hormone, thì việc hấp thụ quá nhiều isoflavone có thể kích thích tế bào vú, làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú, do đó không nên sử dụng các sản phẩm từ đậu nành.

Tuy nhiên, isoflavone trong đậu nành có đặc tính chống ung thư, là một chất chống oxy hóa, giàu chất xơ đậu nành, cũng là nguồn dinh dưỡng tốt… có tác dụng tích cực đối với sức khỏe.

Dựa trên kết quả của một số nghiên cứu quy mô lớn, phụ nữ bị ung thư vú nên tiêu thụ 1-1.5 khẩu phần đậu nành và các sản phẩm của chúng mỗi ngày (khoảng 20g đậu nành mỗi khẩu phần, một cốc sữa đậu nành, nửa hộp đậu phụ đóng hộp, 2 miếng đậu phụ khô) là an toàn, và có thể có lợi cho sức khỏe.

Việc bổ sung isoflavone từ thực phẩm tự nhiên không chỉ an toàn mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác, rất tốt cho quá trình điều hòa chuyển hóa sinh lý.

Nói cách khác, tiêu thụ vừa phải đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là an toàn cho bệnh nhân ung thư vú, nhưng không nên dùng một lượng lớn.

Đối với thực phẩm bổ sung liều cao, do nguồn gốc khác với thực phẩm tự nhiên nên rất khó để xác định rõ các tác dụng phụ trong phòng ngừa và điều trị ung thư vú. Do đó, tốt nhất bạn không nên sử dụng.

Sữa đậu nành là thức uống tốt dành cho cả nam và nữ

Đối với phụ nữ, sự xuất hiện của ung thư vú đúng là có liên quan đến lượng estrogen quá mức, nhưng phytoestrogen không làm tăng lượng estrogen, ngược lại, chúng có thể giúp giảm lượng estrogen, từ đó giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Sữa đậu nành là thức uống chất lượng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, isoflavone trong đậu nành có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú và giảm tỷ lệ tái phát, cũng như tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư vú.

Đối với nam giới, tác dụng của phytoestrogen rất yếu, việc bổ sung sữa đậu nành một cách thích hợp sẽ không làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, đồng thời cũng không làm thay đổi các đặc tính sinh dục phụ của nam giới.

Tuy nhiên, nam giới cũng nên uống sữa đậu nành hoặc ăn các sản phẩm từ đậu nành một cách điều độ.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Sữa đậu nành chứa nhiều estrogen, phụ nữ và đàn ông uống nhiều dễ bị ung thư không?