Sữa đậu nành có khiến trẻ dậy thì sớm không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sữa đậu nành rất giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng có quan điểm cho rằng, trẻ em không nên uống nhiều vì có thể bị dậy thì sớm.

Sữa đậu nành có khiến trẻ dễ dậy thì sớm không?

Có tin đồn nói rằng uống nhiều sữa đậu nành có thể khiến trẻ em bị dậy thì sớm.

Isoflavone trong đậu nành, một hormone đóng vai trò giống như estrogen, được cho là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

Thực tế, isoflavone trong đậu nành không hề đáng sợ như chúng ta tưởng tượng. Chúng không chỉ khác với estrogen mà ngược lại, chúng còn giúp cơ thể điều chỉnh lượng estrogen.

Nếu cơ thể người tiết ra estrogen không đủ, isoflavone có thể giúp bổ sung lượng estrogen thiếu hụt. Nhưng nếu tiết quá nhiều, isoflavone có thể kết hợp với các thụ thể estrogen để làm giảm ở một mức độ nhất định.

Nếu lượng estrogen tiết ra không cao cũng không thấp, vừa phải, isoflavone đậu nành sẽ tự động "rút lui", sau đó chuyển hóa và đào thải ra ngoài.

Ngoài ra, isoflavone có trong sữa đậu nành cũng rất hạn chế. Chỉ cần bạn không biến sữa đậu nành thành như nước uống thì về cơ bản sẽ không gây ra biến động bất thường về hàm lượng estrogen trong cơ thể, nên không cần phải lo lắng về nguy cơ dậy thì sớm.

Sữa đậu nành có làm nở ngực không?

Ngoài tin đồn uống sữa đậu nành có thể làm trẻ dậy thì sớm, cũng có người nói chúng có thể khiến người uống nở ngực hơn. Điều này đúng không?

Câu trả lời là sai! Nếu sữa đậu nành thực sự có thể đóng vai trò này thì tại sao nhiều phụ nữ lại phải bỏ ra một số tiền lớn để phẫu thuật?

Như đã đề cập ở trên, tác dụng estrogen thực sự của isoflavone trong đậu nành yếu hơn nhiều và không làm tăng đáng kể lượng estrogen trong cơ thể.

Sữa đậu nành ăn với trứng được không?

Một quan điểm khác nói rằng, trong sữa đậu nành có chứa chất trypsin, nó sẽ ức chế quá trình tiêu hóa protein, do đó, ăn trứng kèm sữa đậu nành có thể ức chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong trứng. Điều này có đúng không?

Thực tế, sữa đậu nành chúng ta thường uống, chất trypsin đã bị bất hoạt từ rất sớm trong quá trình đun nấu. Vậy nên, nó không thể ức chế quá trình tiêu hóa protein.

Do đó, bạn có thể ăn trứng kèm sữa đậu nành, dù là trứng luộc hay trứng hầm...

Một loại sữa đậu nành mà bạn không nên uống

Một số người bị tiêu chảy và buồn nôn sau khi uống sữa đậu nành, phần lớn là do sữa đậu nành chưa được nấu chín hoàn toàn!

Nhiều người khi làm sữa đậu nành tại nhà, đầu tiên họ cho nước vào để làm nước đậu nành rồi đun, nhưng sữa đậu nành cần có đủ thời gian để đun sôi.

Nếu bạn chỉ đun sơ qua sữa đậu nành cho đến khi sủi bọt, thì đó không phải là do sữa đậu nành đã sôi. Thực ra thì, nó chưa chín hoàn toàn, nhưng nhiều người vì nhầm tưởng mà tắt bếp.

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa saponin, hemagglutinin và chất ức chế trypsin, dễ khiến con người bị ngộ độc.

Trong số đó, saponin sẽ kích thích mạnh đường tiêu hóa, còn chất ức chế trypsin sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng protein, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành rất nhiều.

Vậy nên, khi bạn làm sữa đậu nành tại nhà, hãy đảm bảo sữa đậu nành đã được nấu chín hoàn toàn.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn đun sữa đậu nành trên lửa lớn cho đến khi nổi bọt, sau đó chuyển sang lửa nhỏ và đun thêm 5 phút, cho đến khi bọt nhỏ dần và từ từ biến mất.

Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình hiện nay đều sử dụng máy làm sữa đậu nành, nhiệt độ nhìn chung có thể cài đặt được nên không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, sữa đậu nành không uống được thì bạn cần cho vào tủ lạnh để tránh bị hư hỏng.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Sữa đậu nành có khiến trẻ dậy thì sớm không?