Sức mạnh của đậu nành: Chống ung thư và hạ huyết áp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đậu nành rất giàu chất xơ, có thể làm sạch và thúc đẩy nhu động ruột. Trong khi đó, isoflavone chứa trong đậu nành có tác dụng chống ung thư.

Đậu nành làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư

Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố vào tháng 2 năm 2022, ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Năm 2020 có gần 10 triệu người chết vì các loại ung thư.

Trong một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2022 được công bố trên Frontiers in Nutrition, các nhà nghiên cứu đã tập hợp cơ sở dữ liệu từ PubMed, Embase, Web of Science và Thư viện Cochrane để đưa 81 nghiên cứu vào phân tích của họ.

Theo nghiên cứu, tăng 25g đậu nành và 10mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 4% nguy cơ ung thư, đồng thời, lượng isoflavone đậu nành hấp thụ càng cao thì nguy cơ ung thư càng thấp.

Trong số các loại đậu, hàm lượng isoflavone cao nhất được tìm thấy trong đậu đen, nhưng vì sản lượng đậu đen quá thấp nên tất cả isoflavone được bán trên thị trường đều có nguồn gốc từ đậu nành.

Các nghiên cứu đã khẳng định, chất isoflavone trong đậu nành có thể cân bằng nội tiết tố nữ, có tác dụng tốt trong phòng ngừa và điều trị hội chứng mãn kinh của phụ nữ, cũng như các bệnh ung thư phụ khoa.

Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ xác nhận rằng, tiêu thụ đậu nành thường xuyên có liên quan đến nguy cơ tái phát ung thư vú và tử vong thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của việc tiêu thụ đậu nành đối với khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú ở 5.042 phụ nữ (có độ tuổi 20-75) ở Trung Quốc.

Sau 5 năm theo dõi, nhóm ăn nhiều đậu nành (11g protein đậu nành mỗi ngày) có tỷ lệ tái phát ung thư vú và tử vong thấp hơn đáng kể so với nhóm ăn ít đậu nành.

Theo nghiên cứu, tăng 25g đậu nành và 10mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 4% nguy cơ ung thư, đồng thời, lượng isoflavone đậu nành hấp thụ càng cao thì nguy cơ ung thư càng thấp.
Theo nghiên cứu, tăng 25g đậu nành và 10mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 4% nguy cơ ung thư, đồng thời, lượng isoflavone đậu nành hấp thụ càng cao thì nguy cơ ung thư càng thấp. (Pexels)

Giảm huyết áp nhờ đậu nành

Đậu nành rất giàu kali, lên đến 150mg trên 10g đậu nành. Kali có thể thúc đẩy bài tiết muối natri. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, ăn đậu phụ, sữa đậu nành, súp miso và các thực phẩm từ đậu nành khác có thể giúp ổn định huyết áp.

Trong một chương trình sức khỏe của Đài Loan có tên “@ERA FOCUS2”, chuyên gia dinh dưỡng Li Wanpin cho biết, tăng gấp đôi sữa đậu nành trong chế độ ăn hàng ngày có tác dụng làm thông các mạch máu.

Chuyên gia Li đã mô tả các mạch máu là “con đường”, trong khi đậu nành là “người dọn đường”.

Lecithin tự nhiên trong đậu nành có thể loại bỏ cholesterol bám vào thành mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu và bệnh tim mạch, bảo vệ tim mạch.

Lecithin là một nguồn choline tốt, là chất dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động của não. Nó cũng liên kết với acetylcholine, máy truyền thông tin nội bộ của chúng ta. Việc thiếu choline có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, phản ứng và trí nhớ.

Uống đậu nành đúng cách tránh tác dụng phụ

Theo cuốn Bản Thảo Cương Mục, một cuốn sách y học cổ đại của Trung Quốc, đậu tương “ngọt, ấm, không độc… có lợi cho ruột già, [và có thể] loại bỏ chất độc gây sưng tấy”.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận không tiêu thụ quá nhiều nếu dùng trực tiếp, bởi vì “ăn quá nhiều [đậu nành] có thể cản trở khí, sinh đờm, gây ho, khiến cơ thể nặng nề, làm cho khuôn mặt vàng và phát triển bệnh ghẻ lở”.

Justin Lin, giám đốc Phòng khám cổ truyền Sing Praises ở Đài Loan, cảnh báo rằng đậu nành thô có chứa các thành phần có hại như chất ức chế trypsin, saponin và lectin hồng cầu. Ăn đậu nành khi chúng chưa được nấu chín dễ bị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Đậu nành cũng là thực phẩm chứa nhiều purin, người bệnh Gout không nên ăn bởi bệnh này chủ yếu do rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến tăng axit uric máu.

Theo Ellen Wan từ The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch

Ellen Wan đã làm việc cho phiên bản tiếng Nhật của The Epoch Times từ năm 2007.



BÀI CHỌN LỌC

Sức mạnh của đậu nành: Chống ung thư và hạ huyết áp