Sức mạnh tự chữa bệnh mạnh hơn khả năng miễn dịch, có thể cải thiện 60% bệnh tật?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có người nói: "Cảm lạnh thì đừng uống thuốc, càng uống nhiều thì sức khỏe càng kém!" Nhưng chúng ta thường lo lắng rằng, nếu không uống thuốc thì làm sao cơ thể đủ khả năng chống lại virus, bệnh tật? Thực tế, con người có sức mạnh tự chữa lành vượt ra khỏi những gì chúng ta vốn biết.

Khả năng tự phục hồi của cơ thể kỳ diệu như thế nào?

Khả năng tự phục hồi tương đương với việc thiết lập một "người bảo vệ sức khỏe" mạnh mẽ bên trong cơ thể, bao gồm hệ thống thần kinh, hệ thống miễn dịch và hệ thống nội tiết.

Khi con người bị cảm hay ốm đau, hệ thần kinh lập tức đóng vai trò giám sát để nắm bắt những tín hiệu bất thường của cơ thể.

Lúc này, hệ thần kinh sẽ chỉ huy hệ miễn dịch và nội tiết huy động “đội quân tiên phong” chiến đấu, sử dụng các loại hormone và vũ khí kháng thể để kiểm soát bệnh tật.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sức khỏe của Đức cho thấy, cơ thể con người có thể cải thiện 60-70% bệnh tật nhờ khả năng tự phục hồi của chính nó.

Nội tiết tố trong cơ thể là những “dược liệu” cực kỳ tốt, thông qua sự sắp xếp và kết hợp tự do, có thể bào chế hơn 30 “đơn thuốc” để “điều trị” các loại bệnh khác nhau.

5 căn bệnh thông thường có thể cải thiện bằng cách dựa vào sức mạnh tự chữa lành

“Bệnh nhẹ thì đến hiệu thuốc, bệnh nặng thì đến bệnh viện lớn”.

Đây là quan niệm phổ biến ngày nay, nhưng thực tế, một số bệnh lý lại đang kích thích “năng lực tự chữa lành” của cơ thể. Ngay cả khi họ không dùng thuốc, bệnh vẫn có thể tự khỏi một cách tự nhiên.

Dưới đây là 5 bệnh có thể tự lành mà không nhất định phải dùng đến thuốc:

- Vết thương nhỏ: Khi bị thương về thể chất hoặc cơ học, bạn chỉ cần xử lý đúng cách, máu sẽ tự nhiên ngừng chảy sau một thời gian, bởi vì trong cơ thể có một loại thuốc cầm máu tự nhiên, gọi là tiểu cầu.

Một khi bị thương, cơ thể sẽ lập tức tái tạo và biệt hóa tế bào mới, để tế bào bị thương đóng vảy và rụng đi, tế bào mới sẽ mọc ra để hoàn tất quá trình điều trị.

- Tiêu chảy: Ăn phải đồ sống, đồ lạnh, hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn, hệ thống tự phục hồi sẽ được kích hoạt để nhanh chóng đào thải các chất độc hại ra ngoài qua đường tiêu chảy.

Lúc này cơ thể sẽ bị mất nước và thừa muối, bạn chỉ cần bổ sung nước đúng cách và chú ý ăn nhạt thì tình trạng sẽ cải thiện nhanh chóng.

- Cảm lạnh: Chủ yếu do một loại virus gây ra, nếu triệu chứng nhẹ thì thường không cần dùng thuốc. Khi bị virus tấn công, cơ thể sẽ nhanh chóng tổ chức các tế bào miễn dịch để “bao vây và trấn áp” virus.

Uống thuốc cảm chỉ làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi chứ không thể rút ngắn diễn biến của bệnh.

- Sốt: Khi một người bị nhiễm bệnh, nhiệt độ toàn thân tăng lên thực chất là một phản ứng kích hoạt cơ chế bảo vệ của cơ thể.

Lúc này cơ thể đang chống lại vi trùng. Nếu nhiệt độ không cao hơn 38°C, thì bạn chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn, bệnh có thể tự thuyên giảm.

- Tăng huyết áp, tăng đường huyết và mỡ máu nhẹ: Tuy chúng đều là bệnh mạn tính nhưng giai đoạn đầu không cần dùng thuốc kiểm soát.

Đối với những bệnh này, khi ở tình trạng nhẹ có thể thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động hợp lý để cải thiện bài tiết hormone và quá trình trao đổi chất. Về cơ bản, chúng sẽ đóng vai trò phòng ngừa và cải thiện triệu chứng.

儿童、发烧、感冒(Public Domain)
Thực tế, một số bệnh lý lại đang kích thích “năng lực tự chữa lành” của cơ thể. Ngay cả khi họ không dùng thuốc, bệnh vẫn có thể tự khỏi một cách tự nhiên. (Ảnh: Miền công cộng)

Các thói quen xấu có thể làm giảm khả năng tự phục hồi của cơ thể

Khả năng tự phục hồi là vốn có, nhưng một số hành vi xấu lặp lại thường xuyên có thể gây ra vấn đề cho hệ thống tự phục hồi, dẫn đến khả năng tự phục hồi bị suy giảm.

1. Quá sạch sẽ

Mặc dù cần chú ý đến vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, nhưng một môi trường quá sạch lại không tốt cho sức khỏe.

Khả năng miễn dịch của cơ thể con người cần liên tục được tăng cường thông qua các kích thích bên ngoài lặp đi lặp lại.

Nếu bạn quá yêu thích sự sạch sẽ, hệ thống miễn dịch sẽ không được rèn luyện và nó dần bị “trơ” theo thời gian.

2. Ít vận động

Giữ một tư thế ngồi trong thời gian dài không có lợi cho tuần hoàn máu, sẽ làm tăng hàm lượng chất béo và chất béo trung tính trong máu, khiến máu đặc hơn, dễ hình thành huyết khối, từ đó ảnh hưởng đến độ nhạy cảm miễn dịch của toàn cơ thể.

3. Kén ăn

Nhiều người không thích ăn món này món kia, nhưng kén ăn lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu chất. Hệ miễn dịch thiếu “nguyên liệu” có thể gây ra tình trạng mệt mỏi khi gắng sức.

Ngoài ra, bữa tối ăn quá no hoặc quá nhiều dầu mỡ cũng sẽ kích thích insulin tiết ra với số lượng lớn, dẫn đến rối loạn nội tiết, khiến hệ miễn dịch bị trục trặc.

4. Thức khuya trong thời gian dài

Thiếu ngủ trong thời gian dài không chỉ khiến hiệu quả công việc giảm sút mà còn đe dọa đến sức khỏe.

Giấc ngủ của con người cần tuân theo quy luật tự nhiên, một khi đồng hồ sinh học bị rối loạn sẽ gây suy giảm khả năng miễn dịch và các loại bệnh tật.

Ba thứ nên làm để kích hoạt năng lực tự phục hồi của cơ thể

Khả năng tự phục hồi của cơ thể cần liên tục được củng cố và tăng cường thông qua “rèn luyện”. Vậy những hành vi nào có thể giúp chúng ta tăng cường khả năng tự phục hồi của mình?

1. Không lạm dụng thuốc

Thuốc tuy có thể chữa bệnh, nhưng bất kỳ loại thuốc nào cũng có độc tính nhất định, tác dụng của thuốc càng mạnh thì tác dụng phụ càng lớn. Do đó, để tránh tác dụng phụ, sử dụng thuốc hợp lý là chìa khóa.

Nếu không cần thiết phải dùng thuốc thì nên giảm lượng thuốc càng nhiều càng tốt, tránh dùng thuốc quá nhiều dẫn đến suy giảm khả năng tự chữa bệnh.

2. Cân bằng dinh dưỡng, tích cực vận động

Hoạt động bình thường của cơ thể cần năng lượng hỗ trợ, và năng lượng này được lấy từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Vì vậy một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng.

Ngoài việc chú ý đến sự phong phú và đa dạng của chế độ dinh dưỡng, chúng ta cũng nên chú ý đến việc tập thể dục hợp lý. Nhiều bệnh có thể được ngăn ngừa và tiêu diệt thông qua tập thể dục.

Đối với hầu hết mọi người, tập thể dục 3-5 lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút có thể mang lại tác động tích cực cho sức khỏe.

3. Ngủ đủ giấc, tinh thần minh mẫn

Chất lượng giấc ngủ tốt cũng liên quan mật thiết đến sức khỏe.

Một phần ba cuộc đời của con người là dành cho giấc ngủ. Điều này không hề lãng phí thời gian mà ngược lại, sự phát triển và tự sửa chữa của các mô khác nhau đang diễn ra trong khi nghỉ ngơi.

Chỉ bằng cách ngủ ngon giấc, cơ thể mới duy trì đủ năng lượng và cải thiện khả năng miễn dịch.

Tâm trạng tốt cũng là một liều thuốc hiệu quả. Người thường xuyên cười nói vui vẻ có thể kích thích tế bào T sản sinh và phân chia.

Tế bào T cũng là một bộ phận quan trọng tạo nên khả năng miễn dịch của con người.

Cuối cùng, xin hãy nhớ rằng thuốc tốt nhất không ở nhà thuốc mà ở trong cơ thể của mỗi chúng ta; bác sĩ giỏi nhất không ở bệnh viện mà ở trong cơ thể của chính mình!

Hoàng Tuấn
Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Sức mạnh tự chữa bệnh mạnh hơn khả năng miễn dịch, có thể cải thiện 60% bệnh tật?